Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Ngải Cứu – Ngỡ Ngàng Với Hiệu Quả

4.8/5 - (6 bình chọn)

Ngải cứu là loại thực phẩm tốt được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh xương khớp. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu giúp người bệnh cải thiện những cơn đau nhức khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn công dụng và các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm để mang lại hiệu quả cao nhất.

Những công dụng ít ai biết từ ngải cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris L hay tại Việt Nam còn được gọi với các tên khác như ngải diệp, nhả ngải, cây thuốc cứu, mỗi vùng miền sẽ có những tên gọi khác nhau. 

Đây là loại cây thuộc họ cúc Asteraceae, sống lâu năm. Thân cây có nhiều những rãnh dọc, không có cuống. Lá mọc so le nhau, mặt trên có màu xanh thẫm và nhẵn, còn mặt dưới có nhiều lông nhỏ màu trắng, dễ thích nghi với môi trường. 

Loại cây này được trồng khá phổ biến tại nước ta, vào tháng sáu hàng năm là thời gian cây ngải cứu phát triển. Trong thời gian này, người dân sẽ thu hái ngải cứu, chỉ lấy phần lá và ngọn có hoa để dùng làm thuốc chữa bệnh, sau đó đem đi phơi khô. 

Ngải cứu phơi khô để càng lâu càng tốt, lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp, khi cắt thành bột vụn lọ lấy lông trắng gọi là ngải nhung. Trong các tài liệu Y học cổ truyền từ xưa và khoa học công nghệ hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra được những công dụng bất ngờ từ việc sử dụng ngải cứu, đặc biệt đối với người mắc thoát vị đĩa đệm. 

Công dụng của ngải cứu khi chữa thoát vị đĩa đệm
Công dụng của ngải cứu khi chữa thoát vị đĩa đệm

Trong ngải cứu có một số thành phẩm như Flavonoid, Cineol, Tetradecatrili, Tricosanol,…. Đây đều là những thành phần hợp chất quý, công dụng chính giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, trừ phong thấp được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm.

Cây ngải cứu là dược liệu thích hợp được sử dụng rất phổ biến để điều trị các bệnh lý về xương khớp, viêm khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,…. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, cây ngải cứu giúp:

  • Giảm những cơn đau
  • Ức chế hoạt động của thần kinh trung ương, đẩy lùi bệnh hiệu quả
  • Cung cấp nhiều oxy, dưỡng chất phục vụ cho quá trình điều trị và hồi phục tổn thương

Ngoài những công dụng trên, ngải cứu thuộc nhóm dược liệu có tính ấm và cay nên rất hiệu quả trong việc cầm máu, loại bỏ khí hư, điều hòa kinh nguyệt, an thai, lưu thông khí huyết, trị các bệnh cảm cúm, đau họng, đau đầu và giảm mỡ bụng hiệu quả.

3 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu an toàn, hiệu quả

Trong dân gian từ xưa đã truyền tai nhau rất nhiều cách sử dụng ngải cứu để chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả như sử dụng ngải cứu khô ngâm rượu; ngải cứu tươi vắt lấy nước cốt uống, hay đắp chườm trực tiếp.

Tuy nhiên, mỗi cách đều cần sự chọn lọc kỹ lưỡng các nguyên liệu khi kết hợp cùng với cách tính toán cẩn thận đúng đủ thì mới phát huy hết công dụng từ ngải cứu, dưới đây là một số bài thuốc hiệu quả:

Đắp, chườm ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp cơ bản được sử dụng nhiều nhất khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là thực hiện chườm, đắp lên vùng bị thoát vị. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp này với 3 công thức đơn giản sau:

Kết hợp ngải cứu và rượu trắng

Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu tươi, 50ml rượu trắng

Ngải cứu và rượu trắng chữa thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu và rượu trắng chữa thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện: 

  • Ngải cứu rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng từ 10 – 15 phút sau đó cắt từng khúc, để ráo nước
  • Xay nhuyễn lá ngải cứu để ra bát sạch, đổ thêm rượu trắng và trộn đều
  • Sao hỗn hợp lá ngải cứu xay và rượu trắng vào chảo, chú ý nhiệt độ để tránh bị cháy.
  • Sao đến khi nóng lên thì tắt bếp, để nguội bớt.
  • Sử dụng khăn mỏng hoặc túi chườm chườm trực tiếp lên vị trí thoát vị đĩa đệm trong vòng 20 phút.
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần trong ngày và đều đặn hàng ngày để đạt được hiệu quả cải thiện tốt nhất.

Kết hợp ngải cứu và muối hạt

Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu tươi, 1 bát con muối hạt

Cách thực hiện: 

  • Sơ chế ngải cứu, chỉ lấy những phần lá tươi non rồi đem rửa với nước sạch.
  • Ngâm trong  nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất.
  • Cắt ngải cứu thành những khúc nhỏ hơn, để ráo nước. 
  • Đem sao ngải cứu cùng với muối hạt cho đến khi lá dần héo lại, tắt bếp, để nguội bớt.
  • Cho hỗn hợp vừa sao vào miếng vải mỏng sạch, chườm trực tiếp lên khu vực bị thoát vị đĩa đệm
  • Nên thực hiện bài thuốc này đều đặn mỗi ngày vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Sử dụng trong khoảng 1 tháng các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ dần dần thuyên giảm.

Kết hợp ngải cứu và giấm gạo

Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu tươi, 200ml giấm gạo

Kết hợp sử dụng giấm gạo chữa thoát vị đĩa đệm
Kết hợp sử dụng giấm gạo chữa thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện: 

  • Sau khi ngải cứu được cắt, lấy phần lá tươi mang rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút để loại bỏ các tạp chất gây hại 
  • Cho ngải cứu vào cối giã nát rồi cho cho một ít giấm gạo và trộn đều hỗn hợp 
  • Đem hỗn hợp vừa xong vào chảo sao đến khi đặc lại, để ngoài cho bớt nguội thì đổ ra một miếng vải mỏng sạch hoặc túi chuyên dụng rồi tiến hành chườm trong 15 phút
  • Trong quá trình chờm, người bệnh nên kết hợp massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả điều. Nếu hỗn hợp đã nguội có thể đem lên sao lại rồi tiếp tục tiến hành chờm.
  • Làm liên tục từ 2 – 3 lần và hàng ngày để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc uống từ ngải cứu

Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc uống từ ngải cứu được dân gian lưu truyền rộng rãi:

Ngải cứu, vỏ bưởi, vỏ chanh và rượu trắng

Chuẩn bị: 200gr ngải cứu khô, 2 trái bưởi, 1kg vỏ chanh khô , 2 lít rượu trắng, 1 bình thủy tinh kín.

Cách thực hiện:

  • Trải bưởi cắt ra lấy phần vỏ 
  • Mang ngải cứu, vỏ bưởi, vỏ chanh đem đi rửa sạch, để ráo nước
  • Cắt vỏ bưởi và vỏ chanh thành từng lát mỏng sau đó đem đi sao vàng 2 loại dược liệu trên và chú ý nhiệt độ khi sao.
  • Sau khi sơ chế đầy đủ các nguyên liệu, cho vỏ bưởi, vỏ chanh, ngải cứu vào bình thủy tinh và đổ đều rượu trắng lên để phần rượu ngập các nguyên liệu.
  • Khuấy đều hỗn hợp rồi đậy kín nắp.
  • Đem hỗn hợp ngâm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được. Chú ý trong quá trình đem ngâm cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ bên ngoài.
  • Khi sử dụng, người bệnh rót ra một chén nhỏ, uống 1 lần/ngày vào buổi tối sau khi ăn.
  • Uống đều đặn mỗi ngày bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ dần thuyên giảm

Sử dụng ngải cứu và mật ong

Chuẩn bị: 300 gram lá ngải cứu tươi, 2 thìa mật ong, ½ thìa muối ăn

Kết hợp mật ong và ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Kết hợp mật ong và ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu sơ chế rồi đem đi rửa sạch, ngâm với nước nước muối pha loãng, để ráo nước
  • Ngải cứu cho vào cối xay nhuyễn, cho một chút muối ăn vào hỗn hợp trộn đều rồi lọc lấy phần nước cốt.
  • Cho 2 thìa mật ong vào nước cốt ngải cứu, khuấy đề.
  • Chia hỗn hợp thành 2 phần, sử dụng trong ngày, người bệnh tốt nhất nên uống vào buổi sáng và buổi tối để phát huy hiệu quả.

Cải thiện cơn đau nhức với bài thuốc ngâm chân từ ngải cứu

Trong ngải cứu có tính ấm nên sử dụng hàng ngày rất tốt cho việc tuần hoàn máu, thư giãn và giảm đau nhức. 

Việc sử dụng ngải cứu ngâm chân được xem là phương pháp khá hiệu quả vì nhiệt độ của nước giúp cho các dưỡng chất được hấp thu tốt hơn, cải thiện tình trạng đau nhức, giúp thư giãn và ngủ ngon hơn. 

Người bệnh nên ngâm chân bằng nước ngải cứu vào buổi tối để giúp phát huy hiệu quả tốt nhất.

Chuẩn bị: 300 gram ngải cứu, 2 thìa muối hạt

Cách thực hiện: 

  • Ngải cứu đem đi sơ chế, chỉ lấy phần tươi non sau đó rửa sạch với nước
  • Ngân ngải cứu trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất
  • Chuẩn bị một nồi nước vừa, cho ngải cứu vào nồi đun sôi với 2 lít nước khoảng 15 phút thì tắt bếp, để nước nguội bớt
  • Cho 2 thìa muối hạt vào khuấy tan rồi đổ ra chậu ngâm
  • Ngâm chân trong nước từ 15 – 20 phút sau đó rửa sạch chân. Người bệnh nên đổ một lượng vừa đủ để ngập chân sau đó chế dần nước thêm để luôn giữ được nhiệt độ khi ngâm chân.
  • Áp dụng phương pháp này vào mỗi buổi tối giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

XEM NGAY: Tiết lộ 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng đơn giản mà hiệu quả

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Ngải cứu là loại cây có rất nhiều công dụng đặc biệt là hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về xương khớp hay thoát vị đĩa đệm. 

Cũng giống như các loại dược liệu khác, ngải cứu sẽ không phát huy được tác dụng thậm chí có thể gây nguy hiểm nếu như người bệnh sử dụng không đúng cách. 

Những lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Những lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý, mỗi người bệnh khi áp dụng các bài thuốc trên sẽ có hiệu quả khác nhau. Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu:

  • Cần sử dụng đúng liều lượng từng bài thuốc mới phát huy được công dụng. Nếu sử dụng không đúng hoặc quá liều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe,  gây ngộ độc cho gan, buồn nôn, rối loạn nhịp tim, rối loạn đường ruột cấp tính, thậm chí gây tổn hại thần kinh.
  • Sau khi sử dụng ngải cứu có những tác dụng phụ hoặc dị ứng, hãy ngưng sử dụng và tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Nếu bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý về gan, máu, thận; phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên áp dụng các bài thuốc từ ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm. Nếu sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu chỉ phù hợp với những người bệnh đang ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát sẽ có hiệu quả. Đối với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng hơn, ở giai đoạn nặng cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
  • Khi áp dụng bài thuốc trên trong thời gian dài không mang lại hiệu quả, người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị khác.
  • Các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh lý, không thay thế được các phương pháp điều trị y khoa khác.
  • Đối với người bệnh sử dụng uống thuốc từ ngải cứu, không nên uống liên tục nhiều lần trong ngày vì rất dễ gây ra phản ứng phụ.
  • Tăng cường luyện tập, năng cao sức khỏe, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để việc điều trị được tốt nhất. Tránh vận động mạnh hay mang vác những vật nặng.

Dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần sử dụng đúng theo hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về xương khớp. Mong rằng, những thông tin trên phần nào giúp ích được những người bệnh đang tìm đến phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu.

ĐÓN ĐỌC:

Cập nhật: 4:51 PM , 30/05/2023
Bi-jcare

Bi-jcare Có Tác Dụng Gì? Liều Lượng Và Thành Phần, Giá Bán Bao Nhiêu

Bi-jcare là thực phẩm chức năng có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý...
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Hiệu Quả Dễ Thực Hiện

Bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra...
Thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa đĩa đệm thường phát triển thầm lặng trong nhiều năm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc...
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Tê Chân Phải Làm Sao? Tư Vấn Chi Tiết

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là dấu hiệu bệnh lý nhiều người bệnh đang gặp phải. Bệnh gây...
Mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Thực Hiện Như Thế Nào? Tư Vấn Chi Tiết

Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng được với các phương pháp điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top