Tiết lộ 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng đơn giản mà hiệu quả

4.9/5 - (8 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh ngày càng phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Từ xưa, trong dân gian Việt Nam đã truyền tay nhau nhiều phương pháp để chữa căn bệnh này từ những nguyên liệu tự nhiên, trong đó có cây xương rồng. Vậy, chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng như thế nào, tác dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.

Cây xương rồng và tác dụng thần kỳ chữa thoát vị đĩa đệm

Xương rồng hay tên khoa học là Euphorbia antiquorum L. là loại cây mọc trên đất cát khô cằn, khí hậu khắc nghiệt. Chính điều này đã khiến cho những lá cây tiêu biến trở thành những gai nhọn mọc chi chít bao quanh cây, trong thân cây chứa nhiều nước để thích nghi với điều kiện môi trường.

Cây xương rồng phân bố chủ yếu tại những vùng nắng nóng chủ yếu tại các nước như Ai Cập, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và một số tỉnh thành Việt Nam.

Với chỉ một tên gọi đơn giản nhưng xương rồng lại được chia thành nhiều loài khác nhau tương ứng với hình dáng của chúng. Ước tính trên thế giới có khoảng 1500 – 1800 loài và Việt Nam có trên 100 loài.

Tuy có nhiều loại nhưng để sử dụng cây xương rồng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả người bệnh chỉ nên sử dụng được ba loại đó là xương rồng tai thỏ, xương rồng bẹ và xương rồng ba cạnh.

Cây xương rồng và tác dụng của xương rồng
Cây xương rồng và tác dụng của xương rồng

Xương rồng là loại cây có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thông tiện, tiêu thũng, giải độc. Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây xương rồng có chứa nhiều chất như Taraxerol, Acid Citric, Epifriedelanol, Friedelan-3a-ol, Tartric, Fumaric,… có tác dụng kháng viêm giải độc và giảm đau hiệu quả. 

Ngoài việc chữa thoát vị đĩa đệm, xương rồng có tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh như viêm khớp, gai cột sống, thoái hóa khớp, sâu răng, các bệnh lý về gan…

Tổng hợp 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng hiệu quả

Tuy xương rồng là một loài cây có công dụng rất tốt, nhưng để chữa thoát vị đĩa đệm cần phải sử dụng đúng cách mới phát huy tác dụng. Dưới đây là 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng được nhiều người bệnh áp dụng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng 3 cạnh và muối trắng

Chuẩn bị: Sử dụng 2 – 3 nhánh xương rồng 3 cạnh tươi và một nắm muối hạt

Cây xương rồng 3 cạnh và muối trắng
Cây xương rồng 3 cạnh và muối trắng

Cách sơ chế và thực hiện:

  • Xương rồng 3 cạnh rửa sạch, dùng dao cắt hết các gai nhọn trên thân.
  • Thái nhỏ hoặc đập dập lá xương rồng để phần nhựa chảy ra sau đó đem trộn cùng với muối hạt.
  • Cho hỗn hợp vừa xong đem sao trên chảo nóng sao cho chín vàng đều.
  • Lấy 1 chiếc khăn mỏng, sạch bọc lại hoặc túi chườm chuyên dụng, để nguội bớt.
  • Chườm trực tiếp vào vị trí bị thoát vị từ 15 – 20 phút.
  • Cần căn nhiệt độ phù hợp để áp lên da, tránh tình trạng nóng gây bỏng da. 
  • Thường xuyên sử dụng hàng ngày để việc điều trị hiệu quả nhất.

Xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm khi kết hợp cùng cúc tần, ngải cứu, tơ hồng

Chuẩn bị: Lấy từ 2 – 3 bẹ xương rồng, các loại cúc tần, ngải cứu, tơ hồng lấy mỗi thứ một nắm tay.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch xương rồng bằng nước sạch, cắt hết gai nhọn.
  • Đem ngâm với nước muối pha loãng cho bớt nhựa, khoảng 3 – 5 phút vớt ra để ráo. 
  • Các nguyên liệu tơ hồng, ngải cứu, cúc tần lấy phần lá tươi, non đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Sử dụng chảo lớn, cho tất cả nguyên liệu vào cùng lúc.
  • Sao nóng lên trên lửa vừa, tránh dùng lửa lớn khiến hỗn hợp dễ bị cháy. 
  • Để hỗn hợp nguội bớt cho vào khăn sạch mỏng hoặc túi chườm.
  • Đắp lên vùng đang bị thoát vị đĩa đệm trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. 
  • Thực hiện chườm liên tục trong nhiều ngày.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng bẹ

Trong mỗi lá xương rồng bẹ chứa rất nhiều hợp chất heterosid flavonic, có tác dụng trong giảm đau, tiêu viêm. Khác với các loại khác, xương rồng bẹ không có độc nên được sử dụng rộng rãi, rất thích hợp cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng bẹ
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng bẹ

Chuẩn bị: 1 – 3 lá xương rồng bẹ

Cách thực hiện: 

  • Lá xương rồng bẹ rửa sạch, dùng dao loại bỏ hết phần gai nhọn trên thân
  • Ngâm xương rồng trong nước muối pha loãng từ 3 – 5 phút cho bớt nhựa sau đó vớt ra để ráo
  • Đặt lá xương rồng trên than nóng nướng trong thời gian vừa đủ
  • Sử dụng 1 chiếc khăn khô, sạch bọc lá xương rồng và căn nhiệt độ phù hợp đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm từ 10 – 15 phút
  • Thực hiện lần lượt với các bẹ tiếp theo và liên tục trong vòng 15 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dùng cây xương rồng tai thỏ chữa thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị: 100 gram xương rồng tai thỏ, 1 quả chanh, 10 gram muối hạt, rượu trắng (45 – 50 độ), 50 gram gừng.

Cách thực hiện:

  • Xương rồng rửa sạch cắt  bỏ hết gai, thái lát mỏng 
  • Ngâm xương rồng trong hỗn hợp nước muối pha loãng và nước cốt chanh để xương rồng ra hết nhựa. 
  • Ngâm khoảng 15 -30 phút vớt ra để ráo nước rồi đem xương rồng đi xay nhuyễn.
  • Gừng đem xay nhuyễn cùng một chút rượu trắng, vắt lấy nước cốt. 
  • Trộn tất cả hỗn hợp xương rồng và gừng  với nhau rồi đem đi xào nóng trên lửa nhỏ, tránh lửa to vì dễ bị xém. 
  • Khi hỗn hợp sệt lại vừa đủ, cho tất cả vào tấm vải mỏng sạch hoặc túi chườm chuyên dụng đợi cho nguội bớt thì đắp vào vị trí đau.
  • Thực hiện chườm đắp xương rồng liên tục trong nhiều ngày.

Kết hợp xương rồng, giấm táo và cám gạo

Chuẩn bị: 2 – 3 nhánh xương rồng 3 cạnh, 1 bát con cám gạo, 3 thìa giấm táo.

Cách thực hiện:

  • Xương rồng 3 cạnh rửa sạch, cắt gai nhọn và đem đi giã nhuyễn.
  • Cho lá xương rồng sau khi sơ chế vào chảo nóng sao lửa to khoảng trong khoảng 3 phút.
  • Cho cám gạo vào cùng hỗn hợp, sao khoảng 15 phút rồi cho giấm táo vào.
  • Lưu ý sử dụng lửa nhỏ để tránh hỗn hợp bị cháy, đảo đều tay.
  • Sao đến khi hỗn hợp  xương rồng, giấm táo, cám gạo trở nên mềm nhuyễn, kết dính thì tắt bếp.
  • Để nguội bớt rồi cho vào khăn sạch gói lại đắp lên vùng đĩa đệm đau.
  • Sử dụng bài thuốc thường xuyên và liên tục.

Lưu ý: Ngoài những bài thuốc trên, người bệnh có thể tìm hiểu thêm bài thuốc sử dụng xương rồng gai chữa thoát vị đĩa đệm, bài thuốc sắc chữa thoát vị đĩa đệm từ xương rồng bà và bổ sung thêm các  món ăn từ xương rồng để hỗ trợ cho quá trình điều trị, phục hồi, nâng cao sức khỏe.

XEM NGAY: Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất? Hướng dẫn chi tiết

Một số điều cần lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Để việc chữa thoát vị bằng cây xương rồng hiệu quả, ngoài việc người bệnh phải thực hiện đúng, đủ theo từng bước và lưu ý khi sử dụng đã được liệt kê ở trên, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số điều dưới đây:

  • Trong khi chế biến cây xương rồng phải chú ý sơ chế thật cẩn thận: ngâm, rửa xương rồng với nước muối pha loãng và nước cốt chanh để nhựa xương rồng ra hết. Ngoài ra, phải loại bỏ hết gai nhọn để tránh làm tổn thương da và nguy hiểm khi ăn phải.
  • Nhựa xương rồng là thành phần có độc nên trong cách làm cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm cần hết sức chú ý không để nhựa tiếp xúc với mắt và da. Nhựa xương rồng nếu ăn phải có thể gây ngộ độc, buồn nôn, tiêu chảy, nguy hiểm hơn sẽ dẫn tới tình trạng co giật, hôn mê.
  • Mỗi bài thuốc sẽ cần một loại xương rồng khác nhau, phải sử dụng đúng loại xương rồng cho từng bài thuốc mới phát huy hiệu quả và an toàn cho người điều trị.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng
  • Không chườm hỗn hợp xương rồng khi quá nóng dẫn đến tình trạng bỏng da hoặc quá nguội.
  • Chống chỉ định với những người nhạy cảm với các thành phần trong cây xương rồng. Ngưng sử dụng nếu các triệu chứng mề đay, phát ban xuất hiện trên da kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ.
  • Các bài thuốc trên không thể thay thế các liệu pháp điều trị khác.
  • Chỉ nên áp dụng phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng ở giai đoạn nhẹ, mới khởi phát. Những trường hợp nặng hơn khi sử dụng phương pháp này sẽ ít đạt được hiệu quả như mong muốn.Tuy nhiên, người bệnh cần điều trị đúng, đủ và kết hợp với nhiều phương pháp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Muốn cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm phát huy hiệu quả cần kiên trì đều đặn sử dụng các bài thuốc trong thời gian dài.
  • Người bệnh cần có lối sống lành mạnh, khoa học, ăn uống hợp lý đủ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Tăng cường bổ sung cho cơ thể các chất như canxi, omega 3,…
  • Tăng cường luyện tập bài tập chữa thoát vị đĩa đệm để nâng cao sức khỏe, tránh vận động mạnh, hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn.
  • Không chờm, đắp lên da khi có vết thương hở, phồng rộp.

Những thông tin trên đây hy vọng phần nào giúp cho người bệnh đang cần chữa thoát vị đĩa đệm tìm được phương pháp hiệu quả nhất. Có thể nói rằng, chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng là một phương pháp điều trị hiệu quả, giảm đau nhức. 

Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh lạm dụng việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng thay thế cho phương pháp điều trị của bác sĩ. Nếu người bệnh đang ở giai đoạn nặng hơn, hãy đến tìm đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị, tránh trường hợp bệnh có những chuyển biến xấu và gây biến chứng.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 5:36 PM , 19/06/2023
Thoát vị đĩa đệm cần được phát hiện và chữa trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm

TOP 5 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nhất 2022

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khả...
Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất

Top Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đâu Tốt Nhất Hiện Nay?

Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất luôn là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thoát...
Đai đeo thoát vị đĩa đệm

Đai Đeo Thoát Vị Đĩa Đệm Và Những Lợi Ích Không Thể Bỏ Qua

Đai đeo thoát vị đĩa đệm là dụng cụ được nhiều bệnh nhân sử dụng thời gian gần đây. Tác...
Lồi đĩa đệm cột sống cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu, biện pháp điều trị

Lồi Đĩa Đệm Cột Sống Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Biện Pháp Điều Trị

Lồi đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý xương khớp thường gặp hiện nay, có dấu hiệu đặc trưng...
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? - Chuyên gia nói gì?

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Nhiều Không? – Chuyên Gia Nói Gì?

Rất nhiều người cho rằng, việc nằm nghỉ ngơi sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh xương khớp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top