Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C5 C6: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

5/5 - (5 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người bệnh. Bệnh gây ra hiện tượng tê bì, nhức mỏi tại vùng cổ, vùng vai gáy và cánh tay. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin về triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là bệnh gì?

Theo nghiên cứu, phần đốt sống cổ bao gồm 7 đốt sống. Các đốt sống sẽ được ký hiệu lần lượt từ C1 tới C7, giữa đốt sống chính là đĩa đệm. Đĩa đệm sẽ có tác dụng giúp cử động được linh hoạt, dẻo dai và nhanh nhạy hơn. Đây cũng là bộ phận giúp con người có thể quay bên phải, bên trái hoặc ngửa cổ ra phía sau không bị đau. 

Khi phần bao xơ bên ngoài bị rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài. Nhân nhầy di chuyển sẽ chèn ép tới hệ thống các rễ thần kinh. Hiện tượng gây đau nhức cho người bệnh và được gọi là tình trạng thoát vị đĩa đệm. Cũng giống như các vị trí khác, đốt sống cổ ở vị trí C5 C6 cũng có thể mắc phải tình trạng này.

C5 C6 là đốt sống có vai trai trò đặc biệt quan trọng
C5 C6 là đốt sống có vai trai trò đặc biệt quan trọng

Hơn nữa, đoạn cột sống C5 C6 C7 giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đốt sống cổ.  Vị trí này giúp các rễ thần kinh C6 tách khỏi tủy sống, đồng thời di chuyển xuống cánh tay và thực hiện các chức năng:

  • Giúp duỗi thẳng phần khuỷu tay, nâng ngón tay và cổ tay.
  • Giúp chuyển động cơ bắp đặc biệt là các cơ tại vùng phía sau cánh tay trên.
  • Tạo cảm giác từ cổ xuống vùng lòng bàn tay.

Do vậy, thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là chứng bệnh hết sức nguy hiểm. Xác định những nguyên nhân gây bệnh giúp đưa ra các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu như phần đĩa đệm giữa các đốt sống C5 và C6 bị thoái hóa, mất nước hoặc lão hóa thì chỉ cần một tác động lực do ngã hoặc tai nạn cũng có thể khiến phần bao xơ đĩa đệm bị rách, khiến nhân nhầy thoát ra ngoài và ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh. 

Ngồi sai tư thế là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6
Ngồi sai tư thế là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Do vậy có thể tổng hợp những nguyên nhân cơ bản gây ra căn bệnh này như sau:

  • Do việc ngồi sai tư thế: Ngồi sai tư thế trong một thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu của căn bệnh này. Nguyên nhân này giải thích tại sao bệnh có thể xuất hiện ở tuổi trung niên, thậm chí có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh do nguyên nhân này.
  • Nguyên nhân lão hóa: Đây là nguyên nhân chính gây bệnh tại người già hoặc một vài đối tượng ở tuổi trung niên. Quá trình lão hóa khiến các đốt sống và đĩa đệm bị khô. Vì thế bao xơ có thể dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài gây tình trạng thoát vị.
  • Mang vác vật nặng: Đặc biệt là mang vác các vật nặng tại vùng cổ và vai gáy. Ngoài ra việc vận động mạnh của vận động viên chơi thể thao cũng có thể gây bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6.
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Điều này dẫn đến thiếu chất, khiến cơ thể không đủ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sự chắc khỏe tại xương, cột sống.

Dù là nguyên nhân nào thì việc nhận biết các triệu chứng của bệnh cũng phải thực hiện ngay. Người bệnh nên tới cơ sở y tế để thăm khám và xác định chính xác mức độ mắc bệnh sau khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu.

THAM KHẢO:

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 có một số triệu chứng sau:

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 gây đau nhức dữ dội tại vùng cổ người bệnh
Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 gây đau nhức dữ dội tại vùng cổ người bệnh
  • Đau nhức: Hiện tượng này sẽ xảy ra tại vùng cổ gáy và hai bên bả vai. Vùng đau có thể lan xuống cánh tay, sau đó lan ra bàn tay và các vùng xung quanh. Các cơn đau có thể âm ỉ ở những giai đoạn đầu và dữ dội hơn ở những giai đoạn sau này. Đặc biệt khi người bệnh vận động mạnh cơn đau sẽ nhiều hơn.
  • Tê bì, cơ tay yếu: Gây ra do nguyên nhân rễ thần kinh bị chèn ép. Từ đó việc lưu thông máu đến cánh tay và khớp tay khó khăn hơn. Người bệnh có thể cảm thấy hiện tượng râm ran như kiến cắn ở tay. Đặc biệt tê bì xảy ra nhiều hơn tại ngón trỏ và ngón cái. Ngoài ra, phần cánh tay thường xuyên bị mỏi, khó mang vác hoặc nâng vật nặng.
  • Đau nửa đầu: Gây ra khi rễ thần kinh bị chèn ép và máu khó lưu thông tới não. Điều này khiến người bệnh cảm thấy bị đau nửa đầu, đau vùng thái dương. Ngoài ra một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo đó là buồn nôn, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.

Khi thấy xuất hiện các biểu hiện trên đây thì người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Tránh việc phát hiện bệnh muộn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.

Biến chứng do thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều này càng nguy hiểm khi nhiều người rất chủ quan với căn bệnh.

Chỉ khi bệnh đã đến giai đoạn nặng mới đi thăm khám và điều trị. Dưới đây là các biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân:

  • Thiếu máu lên não: Đĩa đệm bị thoát vị ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu lên não. Người bệnh thường xuyên thấy buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Suy giảm chức năng nghe nói: Bên cạnh dấu hiệu chóng mặt, đau nửa đầu, đau thái dương, người bệnh còn có thể bị suy giảm chức năng nghe nói hoặc rối loạn chức năng nghe nói.
  • Liệt tay, liệt nửa người: Nếu không được điều trị ngay, bệnh nhân có thể bị tê liệt cánh tay. Thậm chí không cử động cánh tay dẫn tới liệt nửa người.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 rất nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Do vậy người bệnh cần thăm khám sớm nhất để được tư vấn liệu pháp điều trị hiệu quả.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Thông qua các phương pháp chẩn đoán bằng dấu hiệu bệnh lý, chụp X Quang, CT, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định chính xác mức độ mắc bệnh của từng trường hợp.

Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp phổ biến bao gồm sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây được chỉ định cho các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Mục đích của việc dùng thuốc là giảm đau, giảm viêm. Các cơn đau cấp tính sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi dùng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân:

Thuốc Tây giúp làm giảm hiện tượng đau nhức gây ra do bệnh thoát vị đĩa đệm
Thuốc Tây giúp làm giảm hiện tượng đau nhức gây ra do bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Giúp giảm cơn đau cấp tính và ngăn ngừa viêm. Thông thường loại thuốc giảm đau được chỉ định bao gồm paracetamol, diclofenac, meloxicam…Tùy vào tình trạng cụ thể mà chỉ định dạng dùng phù hợp nhất, có thể dùng dạng viên uống hoặc tiêm ngoài màng cứng thuốc kháng viêm.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giúp giảm tình trạng co cứng tại cơ khớp. Các loại thuốc phổ biến như mydocalm, myonal….
  • Thuốc chống động kinh: Sử dụng cho các trường hợp mắc bệnh giai đoạn nặng, có thể biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, dùng thuốc Tây y kéo dài có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể. Đồng thời, bệnh nhân có thể mắc các biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Đông y trị bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung nhờ các dược liệu tự nhiên.Cơ chế tác động của thuốc chậm hơn so với thuốc Tây nhưng đảm bảo độ an toàn cao. Sử dụng bài thuốc cũng không hề bị bất cứ tác dụng phụ nào.

Người bệnh có thể tự sắc và uống thuốc tại nhà, tiết kiệm tối đa chi phí điều trị. Một số bài thuốc người bệnh có thể lựa chọn như sau:

  • Bài thuốc Đông y từ Ý dĩ và Rễ cỏ xước: Nguyên liệu chính của bài thuốc là ý dĩ, rễ cỏ xước. Ngoài ra còn bổ sung thêm một số dược liệu khác như hoàng bá, xương truật và tần giao. Bài thuốc có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau nhức gây ra bởi thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6. Bên cạnh đó, bài thuốc này cũng giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp cho bệnh nhân.
  • Bài thuốc từ Sơn thù, thục địa và tang sinh ký: Người bệnh có thể bổ sung các dược liệu khác vào bài thuốc này theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Bao gồm cỏ xước, cao ban long, đỗ trọng, cao quy bản. Thuốc sẽ có tác dụng với đối tượng mắc bệnh ở thể thận hư. Sử dụng đơn giản bằng cách sắc uống trong ngày.

Vật lý trị liệu

Người bệnh có thể áp dụng đồng thời các phương pháp vật lý trị liệu với việc dùng thuốc. Một số phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng hiện nay là.

Điều trị bằng vật lý trị liệu là phương pháp không dùng thuốc an toàn và hiệu quả
Điều trị bằng vật lý trị liệu là phương pháp không dùng thuốc an toàn và hiệu quả
  • Châm cứu: Sử dụng kim để tác động tới các huyệt đạo. Nhờ đó tác động và giúp cải thiện hiện tượng đau hoặc nhức. Phương pháp này xuất phát từ Đông y, cho thấy hiệu quả cao khi điều trị.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng lực của tay tác động vào các vị trí quan trọng trên cơ thể, đặc biệt là tại vùng lưng. Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc, không có tác dụng phụ. Chi phí điều trị thấp hơn so với các phương pháp Tây y.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 bằng phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi người bệnh phát hiện bệnh muộn, đã ở giai đoạn nguy hiểm và bắt buộc phải phẫu thuật. Phương pháp này cũng được sử dụng đối với các bệnh nhân dùng thuốc không hiệu quả.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là một kỹ thuật phức tạp, có thể để lại biến chứng. Vì thế người bệnh cần lựa chọn bệnh viện chuyên khoa có trang thiết bị hiện tại, đội ngũ y bác sĩ chất lượng để tiến hành.

Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 5% số lượng bệnh nhân được chỉ định sử dụng phương pháp này.  Hiện nay các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất bao gồm:

  • Mổ thoát vị đĩa đệm nội soi.
  • Mổ thoát vị đĩa đệm bằng lối trước.
  • Mổ thoát vị đĩa đệm bằng lối trước kết hợp hàn xương.
  • Mổ thay đĩa đệm nhân tạo.

Biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Để tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín. Bệnh nhân tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp phòng tránh căn bệnh này như sau.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 không nên mang vác đồ vật nặng
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 không nên mang vác đồ vật nặng
  • Không mang vác đồ vật có trọng lượng lớn. 
  • Lựa chọn môn thể thao phù hợp nhất với bản thân, chú ý khởi động kỹ trước khi chơi tránh chấn thương.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, chất xơ và omega 3 vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Quá trình điều trị nếu thấy biểu hiện đau tăng lên thì nên trở lại cơ sở điều trị để thăm khám.
  • Thăm khám thường xuyên và định kỳ tại bệnh viện để phát hiện bệnh sớm nhất.

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 rất nguy hiểm nếu để bệnh tiến triển nặng và gây biến chứng. Vì thế, ngay khi có những dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạn cần tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương hướng điều trị tốt nhất.

XEM NGAY:

Cập nhật: 5:43 PM , 19/06/2023
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Với tính...
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ Như Thế Nào? (Cập Nhật)

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào là vấn đề bất kỳ người bệnh nào...
Bài tập thoát vị đĩa đệm cổ

Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ Dễ Tập Và Hiệu Quả

Bài tập thoát vị đĩa đệm cổ giúp người bệnh giảm đau, mau chóng hồi phục sức khỏe. Các động...
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là bệnh gì? Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đang mắc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top