Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

5/5 - (6 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là bệnh gì? Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đang mắc căn bệnh này? Nếu như bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng tê bì tại cổ vai gáy hay cánh tay thì hãy tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Bài viết sẽ cung cấp nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp có số lượng bệnh nhân tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Căn bệnh xuất hiện khi phần bao xơ bên ngoài bị rách khiến nhân nhầy có cơ hội thoát ra ngoài, tác động đến ống sống cùng với các rễ thần kinh.  Hệ thống đốt sống cổ được tính từ C1 cho tới C7 đều có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Trong đó đốt sống C3 và C4 là có nguy cơ cao hơn cả. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần cổ của chúng ta có 7 đốt sống. Chúng được ký hiệu theo thứ tự lần lượt từ C1 cho tới C7. Phần đĩa đệm sẽ được nằm giữa các đốt sống. Nhiệm vụ của đĩa đệm là giúp vùng cổ cử động linh hoạt và dẻo dai. Chúng giúp bạn có thể nghiêng trái, phải, ngửa cổ mà không bị đau hay nhức.

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 khá phổ biến hiện nay
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 khá phổ biến hiện nay

Do vậy khi có hiện tượng thoát vị đĩa đệm tại đốt sống cổ C3 C4 nói riêng hoặc các vị trí khác nói chung người bệnh cử động sẽ có cảm giác đau nhức và khó chịu. Thậm chí cảm giác tê bì có thể lan tới vùng vai gáy.

Nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 xảy ra. Tuy nhiên nguyên nhân phổ biến và xảy ra nhiều nhất được tổng kết lại dưới đây.

Quá trình lão hóa là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4
Quá trình lão hóa là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4
  • Sai tư thế: Đây là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Việc ngồi làm việc, nằm ngủ hay ngồi gập cổ lâu có thể dẫn tới việc đĩa đệm bị lệch vị trí. Khi ấy đốt sống cổ sẽ bị tăng áp lực dẫn tới việc xuất hiện bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung hoặc thoát vị tại vị trí đốt sống C3 C4.
  • Quá trình lão hóa: Xảy ra ở tuổi trung niên hoặc người lớn tuổi. Trong giai đoạn lão hóa, các đĩa đệm sẽ mất nước, bị khô, không còn linh hoạt như trước. Chúng cũng không còn khả năng tái tạo. Người bệnh sẽ cảm thấy dấu hiệu đau nhức nhẹ tại vùng cột sống ở những giai đoạn đầu lão hóa.
  • Do công việc phải cúi nhiều: Một số công việc đặc thù phải cúi nhiều và cúi thường xuyên. Trong đó có thể kể tới bác sĩ nha khoa, thợ làm móng, thợ cắt tóc. Đây là những công việc thường xuyên phải cúi. Khi cúi sẽ tăng áp lực lên phần đĩa đệm.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn tới việc xuất hiện căn bệnh này bao gồm thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng tới độ chắc khỏe của xương. Những người lao động nặng thường xuyên hoặc chơi thể thao cũng có thể mắc bệnh này.

Tóm lại thoát vị đĩa đệm tại đốt sống cổ C3 C4 có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Việc rèn luyện tư thế tránh ảnh hưởng hoặc tránh gây áp lực lên đĩa đệm sẽ giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Để nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm tại đốt sống cổ C3 C4 người bệnh cần theo dõi những thay đổi trên cơ thể. Đặc biệt chú ý tới các vị trí bị đau nhức gần cột sống. Dưới đây là triệu chứng nhận biết căn bệnh theo các giai đoạn.

  • Dấu hiệu giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu tiên và mới xuất hiện của căn bệnh. Người bệnh sẽ nhận thấy những cơn đau bất chợt tại vùng cổ. Đôi khi việc quay sang hai bên khiến vùng cổ của bệnh nhân cảm thấy bị đau nhức và khó chịu.
  • Dấu hiệu giai đoạn 2: Bệnh nhân cảm thấy khó khăn hơn khi cử động phần vai gáy. Các cơn đau âm ỉ có phần tăng dần và dần lan ra phía sau đầu.
  • Dấu hiệu giai đoạn 3: Đây là giai đoạn bệnh đã trở nặng. Giai đoạn này phần nhân nhầy đã thoát hoàn toàn ra khỏi đĩa đệm. Từ đó gây ra những cơn đau dữ dội, kéo dài từ cổ cho tới vùng cánh tay, vai gáy. 

Căn cứ vào dấu hiệu của bệnh để phát hiện bệnh sớm và kịp thời. Phát hiện bệnh càng sớm thì quá trình điều trị càng nhanh chóng và hiệu quả. Những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sau có thể phải trải qua quá trình điều trị kéo dài, nguy hiểm tới sức khỏe và tốn kém chi phí.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 có nguy hiểm không?

Câu hỏi được nhiều người bệnh thắc mắc nhất là bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không? Căn bệnh không chỉ ảnh hưởng tới quá trình đi lại và vận động của người mắc. Nếu như không được chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả và triệt để bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới biến chứng liệt nửa người
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới biến chứng liệt nửa người
  • Thiếu máu não: Đây là biến chứng đầu tiên của căn bệnh này. Nguyên nhân là do việc đĩa đệm bị thoát vị tại đốt sống cổ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lưu thông máu từ tim lên não. Người bệnh sẽ cảm thấy hiện tượng chóng mặt hay buồn nôn xuất hiện thường xuyên hơn. Ngoài ra cảm giác mệt mỏi cũng có thể xuất hiện.
  • Rối loạn chức năng nghe nói: Hay còn được gọi là hội chứng giao cảm cổ sau. Người bệnh xuất hiện các biểu hiện chóng mặt, đau đầu kèm thèm chức năng nghe nói bị suy giảm, rối loạn.
  • Tê liệt: Liệt là một trong những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể mắc phải. Người mắc sẽ có tê bì chân tay, mất cảm giác, cuối cùng là liệt chi và liệt nửa người. Khi ấy người bệnh sẽ phải nằm thường xuyên và mất hoàn toàn khả năng vận động.

Các biến chứng là rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm. Do vậy ngay khi phát hiện các biểu hiện đầu tiên như tê bì chân tay thì bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán.

Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết việc chẩn đoán sớm sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn. Hiện nay các phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y, vật lý trị liệu hoặc can thiệp ngoại khoa.

Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị bằng thuốc Tây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này thường sử dụng với các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ. Thông thường, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc.

  • Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là paracetamol, meloxicam… Thuốc sẽ có tác dụng giảm đau tại chỗ cho người bệnh.
  • Thuốc giảm viêm: Chỉ định với mục đích phòng tránh và điều trị tình trạng viêm 
  • Thuốc giãn cơ: Phổ biến nhất là mydocalm, myonal… Tác dụng làm giãn cơ và giảm áp lực lên đĩa đệm.

Sử dụng thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp hiệu quả với các bệnh nhân mắc cơn đau cấp tính. Tuy nhiên cần lưu ý trong thuốc tây có chứa thành phần corticoid. Nếu sử dụng thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày và các biến chứng suy thận, phù nề.

Điều trị bệnh bằng Đông y

Bài thuốc từ Đông y có tác dụng hiệu quả với người mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Thuốc Đông y sử dụng các dược liệu tự nhiên an toàn và ít gây biến chứng. Tuy nhiên so với thuốc Tây, thuốc Đông y có tác dụng chậm hơn. Người bệnh cần kiên trì trong quá trình điều trị bằng phương pháp này. 

Bài thuốc Đông y phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoan đầu
Bài thuốc Đông y phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoan đầu

Bài thuốc với đỗ trọng và rễ ngưu tất

Tác dụng chính là giảm các cơn đau nhẹ tại lưng và vùng cổ. Triệu chứng đau nhức là biểu hiện phổ biến đối với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Do đó bài thuốc được nhiều người lựa chọn.

  • Dược liệu : Rễ ngưu tất và đỗ trọng. Ngoài ra còn bổ sung ý dĩ, lá lốt với liều lượng thích hợp.
  • Thực hiện: Sử dụng thuốc bằng cách sắc với một lượng nước vừa đủ thật kỹ. Sau đó uống trong ngày.

Bài thuốc từ quế chi và phòng phong

Đây là bài thuốc có tác dụng giảm áp lực lên đĩa đệm, tăng cường nuôi dưỡng sức khỏe sụn khớp. Ngoài ra bài thuốc này cũng có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức hiệu quả.

  • Dược liệu: Phòng phong và quế chi. Ngoài ra cần bổ sung địa hoàng, hoàng bá và ý dĩ nhân,
  • Thực hiện: Sắc thuốc với nước. Sau đó uống nước thuốc với nhiều bữa trong ngày.

Vật lý trị liệu

Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu có nguồn gốc từ Đông y để điều trị thoát vị đĩa đệm tại đốt sống cổ C3 C4 cho hiệu quả giảm đau tốt. Phương pháp này cũng hạn chế việc sử dụng thuốc và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. 

Ngoài ra các phương pháp còn giúp giãn cơ, tăng cường quá trình lưu thông máu tới đĩa đệm bị tổn thương. Nhờ đó giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh và hồi phục.

Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 bằng phẫu thuật

Mục đích của phương pháp này là loại bỏ khối thoát vị một cách nhanh chóng. Nhờ đó giúp người bệnh giảm đau và nhanh chóng quay trở lại hoạt động. Biện pháp được chỉ định với các bệnh nhân không đáp ứng khi sử dụng thuốc hoặc đã ở giai đoạn bệnh nặng. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay chỉ có khoảng 5% người bệnh được chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật. Dưới đây là 3 phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến:

  • Phẫu thuật nội soi.
  • Phẫu thuật lối trước.
  • Phẫu thuật lối trước kết hợp hàn xương hoặc thay đĩa đệm nhân tạo.

Phẫu thuật cũng là phương pháp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng và nghe tư vấn từ bác sĩ. Đặc biệt với bệnh nhân là người lớn tuổi, người mắc bệnh tim mạch thì càng khó khăn hơn.

THAM KHẢO NGAY:

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống phù hợp giúp bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm hồi phục nhanh chóng. Do đó bên cạnh việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ người bệnh cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau:

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi
  • Thực phẩm có chứa canxi: Canxi là thành phần quan trọng đảm bảo độ cứng chắc cho xương. Đây cũng là thành phần giúp duy trì mọi hoạt động cho cơ bắp. Người bệnh hãy chú ý bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như hạt chia, sữa chua, phô mai hoặc hạnh nhân.
  • Thực phẩm có chứa chất xơ: Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả. Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần bổ sung chất xơ bởi  đây là phương pháp chống tăng cân và giảm áp lực lên phần đĩa đệm vô cùng hiệu quả. Trong đó có thể kể tới một số loại rau như súp lơ, cà chua, cải bắp….
  • Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại bệnh tật. Các loại vitamin tốt cho người bệnh là vitamin D, vitamin E, vitamin C.
  • Thực phẩm có chứa omega 3: Thành phần có trong omega 3 giúp ngăn ngừa viêm và giảm đau với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Vì thế người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều thành phần này như cá trích, cá hồi, cá thu hay các loại hạt.

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng cần chú ý không sử dụng các sản phẩm gây kích ứng. Trong đó nên loại trừ các đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, nước uống có ga và chất kích thích. Đây đều là những sản phẩm có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị căn bệnh này. 

Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Bệnh thoát vị đĩa đệm tại vị trí đốt sống cổ C3 C4 rất nguy hiểm nếu như không được điều trị ngay. Người bệnh nên thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau.

  • Không được khuân vác và làm việc nặng khi đã từng mắc bệnh hoặc đang điều trị.
  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ định và thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Thực hiện các bài tập hỗ trợ nhẹ nhàng tại nhà.
  • Nên thực hiện việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya gây căng thẳng.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau nhức khó chịu. Người bệnh cần tới bệnh viện để thăm khám định kỳ thường xuyên nhằm có phác đồ điều trị phù hợp.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C5 C6: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người bệnh....
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Với tính...
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ Như Thế Nào? (Cập Nhật)

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào là vấn đề bất kỳ người bệnh nào...
Bài tập thoát vị đĩa đệm cổ

Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ Dễ Tập Và Hiệu Quả

Bài tập thoát vị đĩa đệm cổ giúp người bệnh giảm đau, mau chóng hồi phục sức khỏe. Các động...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top