Tiêm Ngoài Màng Cứng Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm – Thông Tin Chi Tiết

5/5 - (6 bình chọn)

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những cách điều trị được nhiều người áp dụng. Vậy phương pháp này là gì? Ưu nhược điểm ra sao? đối tượng nào được sử dụng. Những thông tin chi tiết về phương pháp này sẽ có trong bài viết sau.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp gì?

Thực tế phương pháp đã được áp dụng từ rất lâu trên thế giới. Tại nước ta, phương pháp này đã được đưa vào điều trị tại nhiều khoa thần kinh hoặc nội tổng hợp của các bệnh viện lớn. Đây được đánh giá là cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả cao.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh tủy sống. Nhờ đó hiện tượng viêm nhiễm sẽ được thuyên giảm. Thuốc chống viêm là loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp cho hiệu quả điều trị cao
Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp cho hiệu quả điều trị cao

Với khoảng 10 năm áp dụng tại Việt Nam, phương pháp này được đánh giá cao bởi hiệu quả trong quá trình điều trị. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện tiêm ngoài màng cứng. Để biết có thể sử dụng cách điều trị này hay không cần thực hiện thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng.

Đối tượng nào được chỉ định điều trị bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng?

Đối tượng nào có thể sử dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị. Thông thường các bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm lâu năm thường được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên một số trường hợp ở giai đoạn nhẹ cũng có thể sử dụng phương pháp. Chi tiết như sau.

  • Người bệnh mắc chứng thoát vị đĩa đệm trong thời gian kéo dài.
  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép tới các rễ thần kinh liên quan.
  • Bệnh nhân viêm xương cột sống, viêm rễ thần kinh.
  • Người mắc chứng teo nhỏ cột sống.
  • Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cột sống bị biến chứng.

Nói tóm lại đối tượng chính được áp dụng phương pháp này là những bệnh nhân mắc các chứng liên quan tới thoát vị đĩa đệm.

Đối tượng không nên áp dụng

Như đã nói ở trên không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện phương pháp này. Dưới đây là các trường hợp không nên áp dụng trong điều trị:

  • Bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Bệnh nhân phát hiện các khối u tại cột sống.
  • Người bị nhiễm trùng tại các vùng xung quanh cột sống.

Do vậy trước khi thực hiện điều trị người bệnh sẽ được thăm khám cụ thể xem có phải thuộc một trong các trường hợp trên hay không, nếu không mới có thể thực hiện.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm cần chuẩn bị những gì?

Trước khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm người bệnh cần chuẩn bị những hiểu biểu cần thiết về phương pháp này. Bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn chi tiết những điều cần thực hiện trước và sau tiêm. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ để tránh xảy ra những biến chứng không đáng có. Bệnh nhân thực hiện theo hướng dẫn sau.

Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa những biến chứng không đáng có
Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa những biến chứng không đáng có
  • Người bệnh không nên ăn trước khi tiêm 4-5 tiếng đồng hồ. Điều này  tránh tác dụng của phương pháp khiến bệnh nhân bị nôn hoặc đau bụng ngay sau đó.
  • Bệnh nhân sẽ được yêu cầu đi vệ sinh trước khi tiêm.
  • Sau khi tiêm người bệnh cần lưu ý không được về nhà khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. 
  • Người bệnh nên đi cùng người thân để được chăm sóc sau khi tiêm.

THAM KHẢO:

Quy trình tiêm ngoài màng cứng như thế nào?

Người bệnh sẽ được thăm khám và hướng dẫn tìm hiểu những thông tin cần thiết. Sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ chuẩn bị những dụng cụ và thiết bị cần thiết để thực hiện phương pháp này.

Trước khi tiêm

Người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe kỹ càng trước khi thực hiện phương pháp này. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện CT Scan để xác định chính xác nhất vị trí cần tiêm. Điều này nhằm hạn chế các trường hợp tiêm không đúng vị trí gây nguy hiểm.

Hướng dẫn tiêm ngoài màng cứng

Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng kim tiêm chuẩn để tiêm vào phần bị đau do thoát vị. Loại kim tiêm thường được sử dụng là G22. Bác sĩ sẽ tiêm vào vị trí màng cứng ở vùng cột sống thắt lưng. Vị trí này thường đã bao quanh cả rễ thắt lưng. Thuốc tiêm sẽ ngấm dần ở cơ thể người bệnh. Nhờ vậy các triệu chứng viêm sẽ thuyên giảm ngay sau đó. 

Lưu ý là trong quá trình tiêm nếu không xuất hiện dịch máu hay não tủy thì bác sĩ sẽ cân nhắc xem vị trí tiêm có đang nằm ngoài màng cứng hay không. Nếu đã đúng vị trí thì việc bơm thuốc có thể tiến hành. Sau khi rút kim tiêm hãy sử dụng băng y tế để cầm máu, sát trùng. 

Khi điều trị với phương pháp này, người bệnh có thể tiêm 3 lần trong 1 năm. Tuy nhiên nếu sau khi tiêm mũi thứ nhất các triệu chứng đau cải thiện hoàn toàn thì có thể ngừng tiêm mũi thứ 2.

Ưu nhược điểm của phương pháp tiêm ngoài màng cứng

Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể giảm đau được trong khoảng thời gian là 1 năm. Trong thời gian triệu chứng thuyên giảm, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu điều trị triệt để thoát vị. Một số ưu điểm của liệu pháp điều trị như sau.

Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có tính an toàn cao
Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có tính an toàn cao
  • Tính an toàn cao: Phương pháp này xác định được chính xác vị trí cần tiêm nên có tính an toàn cao.
  • Hạn chế các thủ thuật xâm lấn: Việc tiêm ngoài màng cứng sẽ giúp người bệnh hạn chế việc sử dụng các thủ thuật xâm lấn khác. Trong đó có thể kể tới phẫu thuật, một trong những phương pháp phức tạp và chi phí cao.
  • Hiệu quả giảm đau nhanh: Hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp cho tác dụng nhanh chóng.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Bệnh nhân có thể bị lo lắng và mất ngủ trong khoảng thời gian sau tiêm.
  • Biểu hiện sốt là một trong những tác dụng phụ của phương pháp này.
  • Hiện tượng nhức đầu có thể lặp lại nhiều lần sau mổ.
  • Tiêm ngoài màng cứng có thể khiến khả năng miễn dịch bị suy giảm.
  • Tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ như viêm loét dạ dày hoặc viêm khớp hông.

Biến chứng có thể gặp khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm?

Tiêm ngoài màng cứng được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên vẫn có một số rủi ro khi sử dụng phương pháp này.

  • Chảy máu: Có thể xảy ra với bệnh nhân mắc chứng rối loạn chảy máu tiềm ẩn. 
  • Nhiễm trùng: Có khoảng 0,01% đến 0,1% số lượng bệnh nhân mắc biến chứng này. Một số rất ít có thể bị nhiễm trùng cột sống. 
  • Thủng màng cứng: Khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu. Hiện tượng lặp lại liên tiếp trong khoảng vài ngày sau đó và hết sau khoảng 1 thời gian.
  • Đột quỵ: Nếu như thủ thuật tiêm thực hiện không đúng cách, người bệnh có thể gặp phải rủi ro nguy hiểm này. Tuy nhiên đây cũng là một tình huống hiếm khi xảy ra.

Những lưu ý trong quá trình thực hiện phương pháp

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được áp dụng nhiều. Tuy nhiên để đạt hiệu quả thì bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau.

  • Thực hiện điều trị bằng phương pháp tại các bệnh viện uy tín để tránh những biến chứng nguy hiểm.
  • Sau khi thực hiện tiêm thuốc, đợi thuốc tan hết người bệnh có thể về nhà. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất nên có người thân đi cùng.
  • Phương pháp chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn khoảng 1 năm. Người bệnh nên áp dụng thêm các biện pháp điều trị khác để nhanh chóng khỏi bệnh. Có thể sử dụng thuốc điều trị hoặc áp dụng các bài vật lý trị liệu.
  • Nếu sau khi tiêm xuất hiện các tác dụng phụ thì người bệnh nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này còn tồn tại một số rủi ro. Người bệnh hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện phương pháp này.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 3:03 PM , 14/03/2023
6 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Bật Mí 6 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Lá Lốt Đơn Giản Hiệu...

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là phương pháp hiệu quả, lành tính được nhiều người bệnh sử...
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Hiệu Quả Dễ Thực Hiện

Bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra...
Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Tập Gym Được Không? Tư Vấn Từ Bác Sĩ

Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Thực tế quá trình...
Rách vòng xơ đĩa đệm là gì?

Rách Vòng Xơ Đĩa Đệm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Rách vòng xơ đĩa đệm là biến chứng nguy hiểm, cảnh báo rằng bệnh lý thoát vị đĩa đệm đã...
An cốt nam có tốt không? - Thông tin chi tiết

An cốt nam có tốt không? – Thông tin chi tiết nhất

An Cốt Nam là bài thuốc khá phổ biến được dùng để chữa bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, vẫn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top