Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Trẻ Tuổi, Chớ Nên Xem Thường

5/5 - (7 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là một trong những chủ đề nóng đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Các thói quen sống thiếu khoa học cùng với đặc thù công việc bận rộn là yếu tố chính dẫn đến tình trạng này. Rốt cuộc đâu là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu với bài viết sau đây.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng những đĩa mềm nằm giữa các đốt xương cột sống bị lệch khỏi khu vực ban đầu, rách bao xơ và khiến phân nhân bên trong tràn ra ngoài gây chèn ép lên dây thần kinh. Bệnh lý này thường gặp nhất ở độ tuổi ngoài 50, thời điểm mà các đĩa đệm đã bắt đầu chịu sự bào mòn của sự lão hóa. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc liệu rằng thoát vị đĩa đệm có bị ở người trẻ tuổi hay không?

Những năm trở lại đây, bệnh lý thoát vị đang có xu hướng trẻ hóa, xảy ra ở những đối tượng nằm trong độ tuổi 20 – 30. Không giống như thoát vị ở người cao tuổi, tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thường do những nguyên nhân sau đây:

  • Sai tư thế: Sai tư thế khi nằm, đứng ngồi hay khi nâng vật nặng rất dễ dẫn đến tổn thương cột sống. Nguyên nhân là vì những tư thế này tạo ra sức căng quá mức lên đĩa đệm, dây chằng và các khớp, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng hoặc cổ gáy. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị yếu đĩa đệm và dẫn đến thoát vị.
Sai tư thế rất dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
Sai tư thế rất dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
  • Các chấn thương bên ngoài: Chấn thương bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ. Ví dụ: Tai nạn xe cộ, tai nạn lao động,…Các vấn đề này khiến cột sống chịu căng thẳng một cách đột ngột, có thể dẫn đến hiện tượng rách bao xơ đĩa đệm, khiến phần nhân bên trong trào ra ngoài đè nén lên dây thần kinh xung quanh.
  • Đặc thù công việc: Có rất nhiều loại hình công việc bắt buộc người trẻ phải chịu đựng áp lực ở vùng lưng, đặc biệt là cột sống trong một thời gian dài. Ví dụ như nhân viên văn phòng ngồi 5 – 6 tiếng một ngày, công nhân đứng máy, công nhân khuân vác, vận động viên,…Những áp lực này có thể khiến đĩa đệm mất dần khả năng đàn hồi, bao xơ ngày một suy yếu và cuối cùng là dẫn đến thoát vị.
  • Lối sống thiếu lành mạnh: Xã hội này càng phát triển hiện đại nhưng kéo theo đó lại là thói quen sống thiếu khoa học và lành mạnh của thanh thiếu niên như lười vận động hay ăn uống nhiều chất béo. Vấn đề này về lâu dài có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến sức khỏe. Một trong số đó là tình trạng đĩa đệm thiếu dinh dưỡng, trở nên xơ cứng và dễ tổn thương hơn.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có biểu hiện thế nào?

Tùy vào vị trí thoát vị mà các triệu chứng, biểu hiện bên ngoài sẽ có sự khác biệt. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị thoát vị vùng thắt lưng thường khó cảm nhận được dấu hiệu rõ rệt, nhất là khi bệnh mới phát triển ở mức độ nhẹ. Dưới đây là một số các triệu chứng hay gặp của tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi:

  • Cơn đau nhức thường xuyên: Một khi đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các dây thần kinh lân cận, người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng đau nhức thường xuyên. Cơn đau có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau, ví dụ như: Đau ở thắt lưng lan xuống mông, chân và bàn chân; đau vùng xương bả vai; đau cổ lan xuống hai vai, cánh tay và bàn tay. Cảm giác đau thường gia tăng nếu người bệnh thực hiện tư thế xoay hoặc cúi người.
  • Cảm giác ngứa ran hoặc tê rần: Bên cạnh triệu chứng đau nhức, tình trạng ngứa ran hoặc tê rần ở bắp chân hoặc bàn chân cũng là một biểu hiện phổ biến của bệnh. Nó thường là kết quả của việc dây thần kinh tọa bị đĩa đệm chèn ép, khiến lưu thông máu đến khu vực hai chi dưới bị ảnh hưởng. Cảm giác ngứa ran và tê rần càng trở nên khó chịu hơn nếu người bệnh hạn chế vận động trong thời gian dài.
  • Co thắt cơ bắp hoặc yếu sức: Triệu chứng này thường là kết quả liên đới của tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng. Người bệnh khi yếu sức ở chân và tay có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình vận động cũng như di chuyển. 
Thoát vị có thể dẫn đến co thắt cơ bắp
Thoát vị có thể dẫn đến co thắt cơ bắp
  • Các triệu chứng khác: Bên cạnh các biểu hiện thường thấy, người bệnh cũng có thể gặp phải một số các triệu chứng khác, ví dụ như mất kiểm soát khả năng đại tiểu tiện, đau đầu hoặc chóng mặt. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy đĩa đệm thoát vị đã gây ảnh hưởng đến cả ống sống, dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa. Trong trường hợp này, người bệnh nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu, người bệnh thường được các bác sĩ hỏi về những triệu chứng thường gặp, ví dụ đau lưng, đau cổ, tê rần hoặc yếu sức. Sau đó, để làm rõ các nghi ngờ liên quan đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường được chỉ định thực hiện một số biện pháp kiểm tra như sau:

  • Chụp cắt lớp vi tính CT: Đây là một thủ thuật không xâm lấn khá phổ biến trong việc chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Chụp cắt lớp vi tính CT sử dụng các tia X để tạo ra hình ảnh ba chiều về cột sống. Phương pháp này cho phép các bác sĩ nhận thấy rõ mức độ tổn thương của đĩa đệm và xác định xem phần nhân tràn ra có ảnh hưởng đến mô xốp ống sống hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giống như chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI cũng là một trong các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chính xác nhất. MRI sử dụng các tia sóng từ trường và sóng vô tuyến đế thiết lập hình ảnh chi tiết về cột sống và đĩa đệm, cụ thể đến cả phần nhân vào bao xơ bên ngoài. Biện pháp này cũng có thể giúp các bác sĩ nhìn thấy được các tổn thương từng có trên cột sống, điều mà chụp X-quang không thể đáp ứng được.
  • Các xét nghiệm khác: Để chắc chắn hơn về kết quả chẩn đoán, bên cạnh chụp cắt lớp CT hay chụp MRI, các bác sĩ có thể thực hiện thêm xét nghiệm myelogram và điện cơ đồ. Trong khi myelogram giúp xác định vị trí chính xác của đĩa đệm bị vỡ thì điện cơ đồ giúp xác định xem liệu có hiện tượng chèn ép dây thần kinh hay không.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi điều trị thế nào?

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi còn phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương của bệnh nhân. Thông thường, nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp bảo tồn như dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Tuy nhiên, nếu đĩa đệm đã mất đi khả năng hồi phục, phẫu thuật có thể là lựa chọn duy nhất của người bệnh.

Dưới đây là một số các phương pháp điều trị phổ biến mà bài viết tổng hợp được:

Điều trị thoát vị đĩa đệm tuổi trẻ bằng Tây y

Các loại thuốc Tây y được kê đơn có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa thoát vị phát triển nặng hơn. Danh sách gồm có:

Thuốc Tây y được dùng phổ biến trong điều trị chứng thoát vị đĩa đệm tuổi trẻ
Thuốc Tây y được dùng phổ biến trong điều trị chứng thoát vị đĩa đệm tuổi trẻ

Thuốc chống viêm không chứa steroids

Các loại thuốc chống viêm không chứa steroids được sử dụng rất phổ biến trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp, ví dụ như thoát vị đĩa đệm hay đau thần kinh tọa. Dạng thuốc này có khả năng ức chế cơ thể không sản sinh hoạt chất prostaglandins, từ đó giúp giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc chống viêm không chứa steroids không được khuyến khích với người bệnh có tiền sử đau dạ dày hoặc tổn thương thận. Một số loại NSAIDs có thể kể đến là paracetamol, ibuprofen, naproxen,…

Thuốc giảm đau gây nghiện

Nếu tình trạng đau nhức không được cải thiện nhờ thuốc chống viêm NSAIDs, các bác sĩ có thể sử dụng phác đồ với thuốc giảm đau gây nghiện. Đây là dạng dược phẩm chỉ được dùng dưới sự giám sát y tế chặt chẽ khi có đơn kê. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc khác nhau. Ví dụ: Morphin là thuốc liều mạnh trong khi tramadol thì có tác động yếu hơn.

Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần hết sức thận trọng để tránh tình trạng lạm dụng quá độ khiến cơ thể bị phụ thuộc vào thuốc.

Các loại thuốc khác

Bên cạnh các thuốc giảm đau chuyên dụng, người bệnh có thể được khuyến nghị sử dụng thêm một số các loại thuốc điều trị khác như thuốc giãn cơ hay thuốc chống co giật. Những loại dược phẩm này giúp thư giãn các cơ đang căng cứng, giảm cảm giác đau do dây thần kinh bị chèn ép. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý vì chúng có thể gây buồn ngủ và mệt mỏi.

THAM KHẢO:

Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Hiện nay, người trẻ tuổi cũng có xu hướng sử dụng các loại thảo dược Đông y trong điều trị các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp. Nguyên nhân là vì tác dụng của thuốc Bắc thường kéo dài hơn Tây y, bên cạnh đó lại ít gây ra các tác dụng không mong muốn.

Đông y được nhiều người trẻ tin dùng
Đông y được nhiều người trẻ tin dùng

Dưới đây là một số các bài thuốc Đông y điều trị chứng thoát vị đĩa đệm người trẻ thường gặp:

Bài thuốc trị thoát vị do khí huyết ứ trệ

Với bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị theo các bước sau:

  • Nguyên liệu: 9g (đào nhân, đương quy, hồng hoa, ngưu tất, khương hoạt, địa long, nhũ hương, xuyên khung, tần giao), 6g xương bồ, 3g cam thảo và 12g tục đoạn.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem sao khô, thêm vào nước lạnh và sắc trong 15 – 20 phút. Sau đó, chắt thuốc ra bát sứ, chờ nguội bớt rồi uống trực tiếp. Nếu người bệnh có triệu chứng tê buốt chi dưới thì thêm vào vị ô tiêu xà, thổ miết xà với liều lượng 6g, kèm theo đó là 3g ngô công.

Bài thuốc trị thoát vị do thận hư yếu

Bài thuốc này được thực hiện theo các bước sau:

  • Dược liệu: Dùng 9g các vị thuốc sơn thủ, tang ký sinh, kỷ tử, ngưu tất, thỏ ty tử, hòai sơn, 6g cao ban long và cao quy bản, 12g thục địa và đỗ trọng.
  • Cách chế biến: Các vị thuốc đem rửa qua với nước sạch rồi cho vào nồi sắc trong 15 – 20 phút. Người bệnh nên dùng thuốc khi còn nóng sau mỗi bữa ăn.

Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm người trẻ tuổi tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng thêm một số các biện pháp khắc phục thoát vị tại nhà như:

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Biện pháp sử dụng nhiệt độ luôn đem lại tác dụng giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Lý do nhờ vào nhiệt lượng từ túi chườm giúp các cơ co thắt được thư giãn tối đa, đồng thời kích thích lưu thông tuần hoàn máu. Mỗi một lần chườm nên kéo dài dưới 5 phút và chia làm nhiều đợt để tránh gây bỏng da.

Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm nhanh cơn đau
Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm nhanh cơn đau

Sử dụng các loại tinh dầu thực vật

Có một số loại tinh dầu thảo dược như tràm trà, quế, hoa cúc hay dừa quả sở hữu hàm lượng dồi dào các hoạt chất chống viêm, giảm đau. Người bệnh nên sử dụng tinh dầu đã được hâm nóng, kết hợp với massage hay xoa bóp nhẹ nhàng để gia tăng hiệu quả của phương pháp điều trị này.

Sử dụng bài thuốc từ lá ngải và muối trắng

Lá ngải cứu, hay còn gọi là thuốc cứu, từ lâu đã được dân gian sử dụng như một loại dược liệu điều trị các vấn đề xương khớp. Theo y học cổ truyền, lá ngải vị đắng, tính bình, có tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu trừ hàn thấp và giảm đau.

  • Nguyên liệu: Lá ngải cứu dùng 20g, muối trắng một thìa canh.
  • Cách thực hiện: Bắc một chiếc chảo lên bếp, cho lá ngải cùng muối trắng vào đảo đều tay đến khi các vị thuốc nóng lên. Bỏ thuốc vào khăn vải sạch rồi đem áp lên vùng bị đau trong vài phút. Thuốc hết nóng thì lại đổ vào rang, thực hiện liên tục đến khi cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Việc duy trì cân nặng hợp lý giúp bạn tránh được vấn đề cột sống và xương khớp chịu nhiều áp lực, căng thẳng. Không những vậy, điều này còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tiểu đường hay mỡ máu. Bạn có thể áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, tiêu thụ nhiều rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, đừng quên luyện tập thể thao mỗi ngày.
  • Tránh ngồi trong một khoảng thời gian dài: Việc ngồi quá lâu sẽ khiến cột sống của bạn căng cứng, các đĩa đệm cũng phải chịu nhiều áp lực hơn. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để cơ thể thư giãn và thả lỏng cơ xương khớp, tốt nhất là sau khi ngồi khoảng 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
  • Tránh mang vác vật nặng: Động tác khi mang vác vật nặng rất hay bị thực hiện sai cách, điều này có thể khiến cột sống bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu cảm thấy đau lưng sau khi bê vác vật nặng, bạn cần dành thời gian cho cơ thể hồi phục và dùng thêm các miếng dán, thuốc xịt giảm đau tại chỗ. Để tránh những trường hợp như vậy, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của nhiều người hoặc sử dụng thiết bị chuyên chở.

Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp phần nào những thắc mắc liên quan đến vấn đề thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Điều quan trọng nhất trong việc phòng tránh các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp là xây dựng thói quen sống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích và tăng cường luyện tập thể dục hàng ngày.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Hình ảnh bệnh lệch đĩa đệm

Lệch Đĩa Đệm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Được xem là giai đoạn khởi phát của thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên nếu không được điều trị dứt...
Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất từ Bộ Y tế 2021

Phác Đồ Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Mới Nhất Từ Bộ Y Tế 2022

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm theo phác đồ từ Bộ Y tế sẽ giúp bệnh được đẩy lùi...
Jex max

Jex Max Là Thuốc Gì? Giá Bán Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Jex max là sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ, có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý...
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C5 C6: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người bệnh....
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có thật sự hiệu quả không?

Châm Cứu Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Có Thật Sự Hiệu Quả Không?

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là biện pháp được khá nhiều người bệnh lựa chọn thực hiện. Vậy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top