Những Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Ở Trẻ Em

4.9/5 - (8 bình chọn)

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là một trong những bệnh lý thường gặp ở độ tuổi từ 13 – 16 và có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ. Bố mẹ nên tìm hiểu các thông tin liên quan như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển thành mãn tính.

Tìm hiểu viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là gì?

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là tình trạng các khớp bị đau nhức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể tự biến mất sau một thời gian hoặc phát triển nặng hơn và trở thành mãn tính.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em được phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em được phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh

Vị trí khớp bị viêm không cố định, có thể là cổ tay, ngón tay, ngón chân… Nhiều trường hợp trẻ bị viêm đa khớp cùng một lúc sẽ rất khó điều trị. Bệnh viêm đa khớp được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên triệu chứng và thời gian tác động. Cụ thể:

  • Oligoarticular: Tình trạng viêm khớp dạng thấp ở các khớp nhỏ, chủ yếu là khớp cổ tay, khuỷu tay và đầu gối. Có khoảng 50% số ca mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thuộc nhóm này.
  • Viêm khớp dạng thấp đa giác: Là tình trạng sưng viêm xảy ra ở 5 khớp và một số khớp nhỏ như bàn chân, bàn tay, hàm, cổ. Có khoảng 40% trường hợp bệnh nhân thuộc nhóm viêm khớp dạng thấp đa giác.
  • Viêm khớp dạng thấp toàn thân: Chỉ có khoảng 10% trẻ em gặp phải tình trạng viêm khớp toàn thân. Ngoài các khớp bị ảnh hưởng thì cơ quan nội tạng như tim, lá lách, gan cũng có nguy cơ cao bị tổn thương.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu do rối loạn miễn dịch từ đó làm mất cân bằng và hình thành ổ viêm tại các khớp. Dưới đây là một số yếu tố tác động làm gia tăng khả năng mắc bệnh ở trẻ nhỏ.

  • Chấn thương: Khi trẻ bị chấn thương cơ học sẽ tác động đến chức năng của cơ khớp, mô mềm bị tổn thương dễ gây nên tình trạng viêm khớp. Nếu không chữa trị kịp thời thì đây có thể là nguyên nhân chính khiến viêm khớp dạng thấp khởi phát.
  • Thừa cân: Những trẻ em bị béo phì hoặc thừa cân có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn. Khi trọng lượng cơ thể vượt ngưỡng thông thường sẽ tạo áp lực dồn ép lên các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối và chân. Lâu dần gây nên tình trạng viêm khớp dạng thấp hoặc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch…
  • Di truyền: Khi bố mẹ có tiền sử viêm khớp dạng thấp thì con sinh ra có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Nhiễm khuẩn: Một số trường hợp trẻ nhỏ được xác định bị viêm khớp dạng thấp do vi khuẩn và virus xâm nhập. Đặc biệt là khi trẻ có thể lực và sức đề kháng tự nhiên yếu, không chống lại được vi khuẩn xâm nhập và hình thành ổ viêm tại các khớp.
Trẻ em bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ bình thường
Trẻ em bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ bình thường

Việc xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Đây là tiền đề để bác sĩ lên phác đồ phù hợp và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Tùy theo giai đoạn phát triển viêm khớp dạng thấp ở trẻ em sẽ có những biểu hiện khác nhau. Về cơ bản, trẻ sẽ có một số triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Đau nhức ở các khớp, có thể là một vùng khớp hoặc đồng thời nhiều khớp như bàn tay, bàn chân, khớp gối…
  • Trẻ thường hay bị cứng khớp và đau nhức dữ dội hơn vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khi ngồi quá lâu. Sau khi vận động cảm giác căng cứng và mỏi sẽ suy giảm nên nhiều cha mẹ không nhận biết được.
  • Vị trí các khớp viêm bị sưng, có thể tấy đỏ, biến dạng kèm theo cảm giác nóng rát từ bên trong.
  • Sút cân đột ngột, cơ thể xanh xao, vàng vọt, trẻ biếng ăn hơn.
  • Một số trường hợp sẽ có các triệu chứng đi kèm như nổi nhọt, ngứa mắt, sốt nhẹ…

Tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp được đánh giá là một trong những bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ và gây ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt thường ngày của trẻ.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra viêm màng bồ đào ở mắt, rất nguy hiểm
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra viêm màng bồ đào ở mắt, rất nguy hiểm

Bên cạnh đó nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh lý liên quan đến thị giác: Theo con số thống kê tại nhiều bệnh viện, có rất nhiều trường hợp trẻ em bị viêm khớp dạng thấp sau một thời gian sẽ bị viêm mống mắt, mờ mắt, viêm màng bồ đào hoặc nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Bệnh lý liên quan đến vận động: Khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh bị giới hạn khả năng vận động. Viêm khớp có thể dẫn đến tình trạng tê bì tay chân, bị liệt, mất cảm giác tạm thời, đặc biệt là trường hợp trẻ em bị viêm đa khớp dạng thấp toàn thân.

Như vậy, cha mẹ không nên chủ quan trước những biểu hiện viêm khớp của trẻ nhỏ, cần theo dõi sát sao và cho con đi khám để có phương án điều trị kịp thời.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp ở trẻ em dựa trên các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Từ đó đưa ra kết luận về tình trạng bệnh lý và phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Một số tiêu chí chẩn đoán viêm khớp dạng thấp gồm có:

Chẩn đoán lâm sàng: 

  • Người bệnh có xuất hiện các triệu chứng cơ bản và có tính chất đối xứng ở các vùng khớp.
  • Vị trí các khớp bị viêm và sưng đau thường là cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu tay, khớp háng…
  • Tổn thương một số cơ quan chức năng khác như thị giác, phổi, tim mạch, nhiễm khuẩn kèm theo sốt nhẹ hoặc tổn thương thần kinh ngoại biên và trung ương.

Chẩn đoán cận lâm sàng: 

Người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm để có kết quả các chỉ số liên quan như:

  • Chỉ số máu: Người bị viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện tình trạng tăng tiểu cầu hoặc bạch cầu.
  • Tốc độ lắng máu CRP: Chỉ số này thường được xác định khi bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu.
  • Chỉ số dạng thấp RF và kháng thể kháng CCP: Giúp nhận biết mức độ viêm nhiễm, người có chỉ số RF và CCP cao hơn mức bình thường rất có khả năng đã bị viêm khớp dạng thấp.
  • Các xét nghiệm khác: Người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ… để chẩn đoán chính xác các giai đoạn phát triển của viêm khớp dạng thấp.

Cách điều trị bệnh hiệu quả nhất

Bệnh viêm đa khớp ở trẻ em nằm trong nhóm các bệnh mãn tính và phụ thuộc vào chức năng hệ miễn dịch nên khó điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị để loại bỏ các triệu chứng và kiểm soát tình trạng tốt nhất. Thông thường bệnh nhân sẽ được tư vấn một số  phương án chữa viêm khớp dạng thấp phổ biến sau:

Chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ bằng bài thuốc dân gian

Mẹo dân gian sử dụng các cây thuốc Nam có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau để loại bỏ các triệu chứng cơ bản của viêm đa khớp.

Uống nước ngải cứu hàng ngày giúp làm giảm 70% các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Uống nước ngải cứu hàng ngày giúp làm giảm 70% các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Lưu ý, phương án này được chỉ định cho các trường hợp viêm nhẹ và cần thực hiện kiên trì trong 7 – 10 ngày để có kết quả tốt nhất. Cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo từ cây thuốc Nam sau:

  • Ngải cứu: Chuẩn bị một nắm ngải cứu, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Pha nước thu được với 1 thìa mật ong, uống trực tiếp, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Lá lốt: Lấy một nắm lá lốt (chọn loại lá già hoặc bánh tẻ) rửa sạch cho vào ấm cùng một bát nước. Cho thêm vài hạt muối, đun sôi chừng 15 phút rồi chắt lấy nước, chia làm hai lần uống trong ngày.
  • Gừng: Cho gừng sao khô vào ngâm với rượu trắng khoảng 1 tuần, mỗi ngày dùng rượu gừng xoa bóp vùng khớp bị đau 1 – 2 lần.

Tây y chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Tùy vào tình trạng và mức độ viêm khớp bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây phù hợp. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bởi thuốc Tây có nhiều tác dụng phụ không tốt cho bé.

Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thường dùng là:

  • Thuốc kháng viêm không chứa chất gây nghiện: Ibuprofen, Naproxen… có tác dụng làm giảm đau, tiêu viêm, khắc phục nhanh chóng các triệu chứng trẻ em bị viêm khớp dạng thấp gặp phải.
  • Thuốc chống thấp khớp dạng thấp DMARDs: Tác dụng của các loại thuốc này là làm chậm quá trình viêm khớp, thường được dùng kết hợp với thuốc kháng viêm.
  • Thuốc kháng viêm có chứa chất gây nghiện corticosteroid: Chỉ định dùng đối với trường hợp bị viêm khớp nặng dưới dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, bác sĩ cũng có thể điều trị viêm khớp bằng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật ngoại khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em bằng thuốc Đông y

Theo quan điểm Đông y, viêm khớp dạng thấp khởi phát do trẻ em bị nhiễm phong hàn, khí huyết ứ tắc, không lưu thông. Các bài thuốc Đông y giúp đã thông kinh lạc, tiêu hàn, tán nhiệt từ đó loại bỏ các triệu chứng viêm khớp từ bên trong, hiệu quả lâu dài. Bên cạnh đó, thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn cho trẻ nhỏ.

Thuốc Đông y an toàn, giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tán hàn, khu trừ phong thấp
Thuốc Đông y an toàn, giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tán hàn, khu trừ phong thấp

Một số bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em tham khảo:

  • Bài thuốc với phòng phong, bạch linh, đương quy, cát căn, hạnh nhân… giúp tán hàn, bổ khí huyết. Mỗi ngày sắc cho trẻ 1 thang, uống liên tục trong 2 – 4 tuần sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.
  • Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh với các nguyên liệu như gối hạc, cây đau xương, tơ hồng xanh, vương cốt đằng… giúp tán hàn, giảm đau. Sắc mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liên tục trong 2 – 4 tuần.
  • Bài thuốc Đông y chữa viêm khớp dạng thấp bằng bạch thược, đẳng sâm, ngưu tất, đỗ trọng, độc hoạt… giúp làm giảm đau, tiêu viêm và lưu thông khí huyết. Cho 1 thang thuốc vào ấm sắc cùng với 1000ml nước đến khi còn lại 1 bát nhỏ, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc của Bệnh viện YHCT xương khớp 102 dùng các thảo dược như cẩu tích, đương quy, bạch truật, kỷ tử, ngưu tất để khu trù phong thấp và làm giảm triệu chứng bệnh. Liều lượng dùng cụ thể còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ.

Trẻ em bị viêm khớp dạng thấp bố mẹ nên làm gì?

Ngoài việc cho trẻ đi thăm khám và điều trị đúng phương pháp thì khi chăm sóc cho trẻ bố mẹ cần lưu ý:

  • Cho trẻ uống thuốc, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được bỏ thuốc ngang chừng.
  • Trong thời gian điều trị viêm khớp dạng thấp cho trẻ thì bố mẹ cần theo dõi xem có dấu hiệu gì bất thường không. Nếu có bất thường cần báo ngay cho bác sĩ chủ trị hoặc đưa bé đi khám lại để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp xử lý.
  • Khi chế biến món ăn cho bé cần lựa chọn thực phẩm tốt cho xương khớp, giàu canxi và omega 3. Đồng thời cần tránh xa đồ ăn nhiều gia vị cay nóng, đồ quá mặn…
  • Hướng dẫn trẻ tập luyện các bài tập bổ trợ chức năng xương khớp tùy theo khả năng vận động của trẻ.
  • Trông nom trẻ cẩn thận, tránh để trẻ vận động quá nhiều gây tổn thương cơ học và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị.

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Bố mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp cho trẻ nhỏ. Tránh để bệnh có cơ hội khởi phát và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và sự phát triển thể chất của trẻ.

Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho xương khớp
Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho xương khớp

Các chuyên gia dinh dưỡng có đưa ra lời khuyên như sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình 1,5 – 2l nước để đảm bảo độ ẩm dịch khớp và bảo vệ bao sụn và đầu xương.
  • Cơ thể trẻ dễ bị khí lạnh xâm nhập và đây là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp. Vì vậy cần cho trẻ mặc đủ ấm vào mùa đông, hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các món ăn chứa nhiều vitamin, canxi và khoáng chất tốt cho xương. Đồng thời cần tránh những thực phẩm gây hại cho xương khớp như đồ ăn quá mặn, đồ ngọt, nhiều dầu mỡ…
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, kiểm soát cân nặng, tránh để trẻ bị béo phì.

Chữa viêm khớp dạng thấp trẻ em ở đâu tốt nhất?

Rất nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng không biết khi con mình bị viêm khớp dạng thấp thì nên điều trị ở đâu nhanh khỏi và đảm bảo an toàn. Lời khuyên cho phụ huynh là tìm các bệnh viện lớn hoặc các trung tâm uy tín được nhiều người tin tưởng. Dưới đây là một số địa chỉ chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em tham khảo:

  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Địa chỉ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng bài thuốc Đông y gia truyền 150 năm của dòng họ Đỗ Minh. Bài thuốc đã có chứng nhận của Bộ Y tế giúp loại bỏ các triệu chứng, giảm đau và ngăn ngừa viêm khớp tái phát. Bố mẹ có thể đưa trẻ đến khám và bốc thuốc tại các cơ sở của Đỗ Minh Đường. Tại Hà Nội: 37A/97 Văn Cao,  thuộc phường Ba Đình – Hotline 024 6253 6649. Tại HCM: Số 100 Đường D1, P.25, thuộc quận Bình Thạnh – Hotline 0938 449 768.
  • Bệnh viện Nhân Dân 105: Nằm trên đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, HCM Bệnh viện Nhân Dân 105 là địa chỉ chữa bệnh xương khớp uy tín. Bố mẹ có thể đưa bé đến trực tiếp khoa Cơ xương khớp để chẩn đoán và tiếp nhận liệu trình điều trị hoặc liên hệ hotline 0283.865.4249 để được tư vấn.
  • Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân Dân 102: Điểm nổi bật của bệnh viện là áp dụng điều trị viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em bằng cả Đông y và Tây y mang lại hiệu quả cao. Hiện nay viện có 2 cơ sở tại hai thành phố lớn là Số 7/8/11 đường Lê Quang đạo, Nam Từ Liêm, HN – Điện thoại: 0888 598 102 và số 179, Nguyễn Văn Thương, thuộc quận Bình Thạnh, HCM – Điện thoại: 0888 698 102.
  • Bệnh viện Việt Đức: Là một bệnh viện tuyến đầu tại Hà Nội có thế mạnh về chuyên khoa xương khớp và chỉnh hình. Phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm đưa con đến viện để điều trị viêm khớp dạng thấp. Địa chỉ viện Việt Đức: Số 40 Tràng Thi, Hàng Bông, thuộc quận Hoàn Kiếm, HN Hotline trực tiếp: 0243.82.53.531.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể phát triển thành mãn tính và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé, vì vậy bố mẹ không nên chủ quan. Hãy đưa trẻ đi thăm khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường để sớm phát hiện và loại bỏ tận gốc khi bệnh mới khởi phát.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 6:50 PM , 31/05/2023
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc Sinh Học Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Có Tốt Không? Lưu Ý

Việc sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp hiện đang được nhiều người quan tâm. Đây...
[Tổng hợp] 3 cách điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y hiệu quả nhất

3 Cách Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Đông Y Tốt Nhất

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y đang là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa...
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp khoa học nhất

Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Khớp Dạng Thấp Khoa Học

Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp khoa học, chi tiết rất quan trọng. Bởi...
Viêm khớp dạng thấp

Viêm Khớp Dạng Thấp: Triệu Chứng, NguyênNhân Và Cách Điều Trị

Viêm khớp dạng thấp không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc...
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là một kỹ thuật giúp chẩn đoán chính xác bệnh

Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Mới Nhất

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp giúp bác sĩ chuyên khoa đưa ra những phân tích chính xác,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top