Thuốc Sinh Học Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Có Tốt Không? Lưu Ý

4.7/5 - (3 bình chọn)

Việc sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp hiện đang được nhiều người quan tâm. Đây là một loại thuốc mới, có sự ứng dụng của y học hiện đại. Không chỉ giúp giảm đau, giảm viêm, thuốc sinh học còn giải quyết được những hạn chế mà của các loại thuốc cơ bản thường dùng. Vậy thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp có tốt không? Nên dùng loại nào? Đón đọc ngay ở bài viết dưới.

Thuốc sinh học là gì? Cơ chế hoạt động của thuốc như thế nào?

Thuốc sinh học có bản chất là những kháng thể đơn dòng (protein) và được tạo ra bằng công nghệ sinh học. Nói cách khác là gây đáp ứng miễn dịch ở trên động vật và thu kháng thể bằng kỹ thuật sinh học phân tử, nhắm mục tiêu vào những protein gây viêm nhiễm trong hệ thống miễn dịch như TNF hay interleukin.

Đây là thuốc khá mới trong y học và được nghiên cứu với mục đích cải thiện những hạn chế của thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thông thường. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc sinh học đơn lẻ hoặc kết hợp dùng với methotrexate cũng như các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khác để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị.

Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm trực tiếp thuốc sinh học và tĩnh mạch hoặc truyền trực tiếp vào cơ thể của người bệnh. Khi thuốc đã đi và bên trong cơ thể sẽ tự động kích thích để ngăn quá trình truyền tín hiệu của tế bào ở hệ thống miễn dịch. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên quá trình phá hủy mô khớp.

Ngoài ra, một số thuốc khác cũng có cơ chế ức chế protein TNF. Đây là một yếu tố hoại tử khối u được sinh ra bởi hệ miễn dịch. Tác dụng của TNF là ngăn nhiễm trùng tế bào cũng như ung thư tấn công vào cơ thể. Nhưng nếu như hệ miễn dịch sản xuất quá nhiều TNF cần thiết sẽ khiến tình trạng viêm đau xảy ra ở những khớp xương.

Các loại thuốc sinh học trong điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay

Hiện nay, một số loại thuốc sinh học đang được ứng dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

Nhóm thuốc có khả năng ức chế protein TNF

Nhóm thuốc này giúp can thiệp trực tiếp vào quá trình hoạt động của các protein TNF bị dư thừa. Một số loại thuốc trong nhóm này có thể kể đến như: Golimumab, Infliximab, Adalimumab,….

Thuốc Golimumab

  • Thành phần: Mỗi 0.5 ml: Golimumab 50 mg.
  • Công dụng: Golimumab kết hợp với Methotrexate giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng trung và dạng nặng, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến. Ngoài ra, thuốc cũng giúp điều trị viêm loét đại tràng.
  • Liều dùng: 50 mg 1 lần/tháng.
  • Cách dùng: Dùng tiêm ở dưới da. Nếu cần tiêm nhiều lần thì nên tiêm ở những vị trí khác nhau.
  • Lưu ý khi sử dụng: Khi dùng Golimumab có thể sẽ gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới. Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng liên quan đến hen, rối loạn tiêu hóa, nóng trong,…
Golimumab kết hợp với Methotrexate giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng trung và dạng nặng
Golimumab kết hợp với Methotrexate giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng trung và dạng nặng

Thuốc Adalimumab

  • Công dụng: Thuốc giúp điều trị các bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp tự phát tuổi thiếu niên, bệnh crohn, bệnh viêm khớp vảy nến.
  • Liều dùng: 40 mg/lần mỗi tuần. Với những bệnh nhân không dùng được methotrexate có thể tăng tuần suất dùng thuốc đến 40mg mỗi tuần.
  • Cách dùng: Sử dụng tiêm ở dưới da.
  • Lưu ý khi sử dụng: Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Sốt, đổ mồ hôi ban đêm, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đay dạ dày, gặp các vấn đề về gan, chán ăn,….

Nhóm thuốc ức chế Interleukin 6

Interleukin 6 có tác dụng kháng viêm và phổ biến nhất với Tocilizumab.

  • Công dụng: Tocilizumab giúp giảm đau và sưng tấy do tình trạng viêm khớp dạng thấp gây nên. Thuốc này cũng có thể được dùng để điều trị phản do một số phương pháp trị ung thư gây ra.
  • Liều dùng: Đối với người trưởng thành, dùng 4mg mỗi 4 tuần trong 60 phút, sau đó tăng lên 8mg mỗi 4 tuần.
  • Cách dùng: Thuốc được tiêm vào tĩnh mạch bằng cơ chế truyền dịch.
  • Lưu ý khi sử dụng: Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự ý dùng thuốc.
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp Tocilizumab
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp Tocilizumab

Nhóm thuốc ức chế Interleukin 1

Nhóm thuốc này khá ít người biết đến vì nó không phổ biến tại thị trường Việt Nam. Công dụng của nhóm thuốc này là ngăn cản sự sinh sản prostaglandin và metalloproteinase, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm tế bào. Một loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm Anakinra.

  • Công dụng: Đây là thuốc sinh học giúp giảm tổn thương, giảm đau, sưng khớp ở người bị viêm khớp dạng thấp, giúp người bệnh dễ dàng di chuyển hơn.
  • Liều dùng: 100 mg một lần/ngày.
  • Cách dùng: Tiêm dưới da theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Lưu ý khi sử dụng: Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn, cơ thể sẽ suy nhược, xuất hiện tình trạng khó thở, đau họng, tiêu chảy, sụt cân,…

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp: Nhóm thuốc giúp ức chế tế bào lympho T

Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là sử dụng kháng thể để tiêu diệt tế bào lympho T. Abatacept là chế phẩm đã và đang được y học sử dụng rộng rãi.

  • Công dụng: Abatacept giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp từ thể trung bình đến nặng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và cải thiện thể chất ở người trưởng thành.
  • Liều dùng: 500 – 1000mg tùy đối tượng.
  • Cách dùng: Tiêm dưới da truyền tĩnh mạch 1 lần/tuần.
  • Lưu ý khi sử dụng: Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Sốt, ho, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm họng, viêm mũi,… trong quá trình tiêm thuốc.
Abatacept giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Abatacept giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Nhóm ức chế tế bào lympho B

Hoạt chất của thuốc sẽ giúp phá hủy các tế bào trung gian, tiêu diệt hoàn toàn tế bào B để đem lại hiệu quả kháng viêm. Thuốc được sử dụng có tên Rituximab.

  • Công dụng: Thuốc được dùng để giảm đau khớp, sưng khớp sau khi những thuốc khác không mang lại hiệu quả cho người bị viêm khớp dạng thấp.
  • Liều dùng: 100mg/30 phút tiêm.
  • Cách dùng: Tiêm dưới da theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Lưu ý khi sử dụng: Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể bị phát ban, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, khó thở hoặc viêm họng.

XEM THÊM:

Khi nào cần dùng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp? Nguyên tắc sử dụng

Tùy vào từng đối tượng cũng như dấu hiệu lâm sàng của mỗi ca bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc sinh học phù hợp nhất. Thuốc sinh học được chỉ định trong một số trường hợp như:

  • Người bệnh sử dụng thuốc thuộc nhóm DMARD (hydro cloroquin, methotrexate,…) từ 3 – 6 tháng nhưng không nhận thấy bệnh có sự tiến triển.
  • Những bệnh nhân được xác định chống chỉ định, không dung nạp cũng như dị ứng với các thành phần thuốc điều trị.
  • Sau khi thực hiện đo lường bởi các chỉ số như SDAI, BASDAI, CDAI,… người bệnh được xác định là có mức độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp ở mức cao.
  • Trong quá trình dùng thuốc điều trị cơ bản, bệnh nhân có xuất hiện các triệu chứng bệnh nặng như: Tổn thương ở nhiều vị trí khớp, tốc độ lắng máu cao, xương khớp có yếu tố bị phá hủy,…

Nguyên tắc dùng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp như sau:

  • Việc theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh theo từng giai đoạn cụ thể phải được phác thảo từ trước.
  • Khám và tầm soát kỹ các bệnh lý trước khi sử dụng thuốc và sau khi dùng thuốc từ 3 – 6 tháng.
  • Tuân thủ theo đúng liệu trình, quá trình bảo quản thuốc cũng như quy trình pha thuốc.
  • Mỗi bệnh nhân có phác đồ điều trị riêng và cần điều trị dựa trên phác đồ đó.

Có nên sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp không?

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp được đánh giá cao nhưng với nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ và không biết có nên sử dụng thuốc không.

Trên thực tế, khi dùng thuốc sinh học đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch bị ngừng hoạt động. Điều này có thể gia tăng khả năng mắc ung thư cũng như bị nhiễm trùng. Người đã từng bị nhiễm trùng sẽ rất dễ bị tái phát trở lại và người mắc khối u trong cơ thể sẽ có thể dễ dàng bị tấn công bởi tế bào ung thư.

Ngoài ra, tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người bệnh mà có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như: Sưng, đau tại vị trí tiêm, buồn nôn, có thể bị nhiễm trùng nặng, có những ảnh hưởng, tổn thương đến gan, sự sản sinh hồng cầu bị ngăn cản,…

Một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm khi sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp đó là chi phí điều trị. Tại Việt Nam, chi phí sử dụng thuốc sinh học có thể lên đến 70 triệu VNĐ mỗi năm. Điều này khiến nhiều người bệnh không thực sự sẵn sàng sử dụng phương pháp này để chữa viêm khớp dạng thấp. Nên mặc dù được đánh giá là một phương pháp tốt nhưng tính ứng dụng chưa thực sự cao khiến nhiều người còn e dè.

Có nhiều lưu ý trong quá trình dùng thuốc sinh học
Có nhiều lưu ý trong quá trình dùng thuốc sinh học

Lưu ý trong quá trình dùng thuốc sinh học

Để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng cách và lưu ý một số điểm sau:

  • Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa. Tránh việc tự ý dùng thuốc, tự ý thay đổi liều lượng vì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
  • Theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình sử dụng thuốc, các phản ứng của cơ thể, sự thay đổi của bệnh sau 3 tháng đầu tiên dùng thuốc. Đây là khoảng thời gian thuốc có tác dụng nên cần theo dõi chi tiết để đánh giá được hiệu quả.
  • Nếu đã dùng thuốc từ 3 – 6 tháng mà không thấy có chuyển biến tích cực thì cần thông báo với bác sĩ để có thể đưa ra được hướng điều trị khác phù hợp hơn.
  • Nên trao đổi và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để được tìm hiểu kỹ hơn về thuốc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc sinh học điều trị viêm khớp. Hy vọng với những thông tin này bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan nhất về thuốc. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, tốt hơn hết là nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn về việc dùng thuốc để nhanh chóng đẩy lùi viêm khớp dạng thấp.

ĐỪNG BỎ LỠ

Cập nhật: 11:10 AM , 11/12/2023
Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì để điều trị bệnh tốt hơn

Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì, nên ăn gì để điều trị bệnh...

Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì là câu hỏi của nhiều người bởi chế độ dinh dưỡng sẽ...
13+ mẹo chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam hiệu nghiệm nhất

13+ Mẹo Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Thuốc Nam 2022

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam là biện pháp được nhiều người lựa chọn bởi sự lành tính,...
[Tổng hợp] 3 cách điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y hiệu quả nhất

3 Cách Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Đông Y Tốt Nhất

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y đang là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa...
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính: Thông tin từ A-Z

Viêm Khớp Dạng Thấp Huyết Thanh Dương Tính: Thông Tin Từ A-Z

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có số ca nhiễm chiếm 60 - 80% tổng số ca mắc...
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp khoa học nhất

Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Khớp Dạng Thấp Khoa Học

Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp khoa học, chi tiết rất quan trọng. Bởi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top