Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Thực Hiện Như Thế Nào? Tư Vấn Chi Tiết

5/5 - (6 bình chọn)

Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác. Mặc dù vậy không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện phẫu thuật. Liệu pháp điều trị này cũng tồn tại một số rủi ro nhất định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết xung quanh vấn đề này.

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm ?

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm là câu hỏi chung của rất nhiều người bệnh. Thực tế đây là phương pháp không được chuyên gia y tế khuyến cáo. Nguyên nhân là do phương pháp này có thể gây ra biến chứng và rủi ro trong quá trình thực hiện. 

Ngoài ra sau khi thực hiện phẫu thuật bệnh nhân vẫn có nguy cơ thoát vị hoặc vỡ đĩa đệm. Vì thế biện pháp này chỉ được thực hiện khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Khi mắc bệnh, bác sĩ sẽ điều trị kiểm soát triệu chứng của bệnh bằng các liệu pháp như sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tiêm steroid.
  • Vật lý trị liệu.
  • Tập thể dục để cải thiện triệu chứng.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên và đúng cách.

Thực tế, bác sĩ chuyên khoa cũng chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm với các trường hợp khác:

Bệnh nhân mắc bệnh và mất cảm giác tại 2 chân sẽ được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân mắc bệnh và mất cảm giác tại 2 chân sẽ được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh nhân bị mất cảm giác ở hai chân hoặc bị bại liệt.
  • Người bệnh không tự chủ trong tiểu tiện do rối loạn chức năng bàng quang.
  • Một số trường hợp sau quá trình điều trị không hiệu quả, chân có dấu hiệu teo nhỏ.

Như vậy phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được đánh giá là phương pháp điều trị phức tạp. Người bệnh chỉ được chỉ định phẫu thuật khi không đáp ứng thuốc hoặc có tình trạng bệnh tiến triển nặng. Lời khuyên từ chuyên gia y tế là người bệnh nên tới cơ sở y tế uy tín để điều trị. Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ tư vấn chi tiết về phương pháp chữa trị phù hợp.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Người bệnh sau khi được thăm khám sẽ được chuyên gia y tế tư vấn chi tiết về phương pháp mổ nên thực hiện. Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong cùng 1 ca phẫu thuật. Điều này đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho ca phẫu thuật của bạn. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay bao gồm.

Phẫu thuật cắt bỏ là một trong những phương pháp được sử dụng
Phẫu thuật cắt bỏ là một trong những phương pháp được sử dụng
  • Mở lá đốt sống: Phương pháp này còn được gọi là phẫu thuật laminectomy, mở đốt sống hoặc mở ống sống. Kỹ thuật này bác sĩ chuyên khoa thoát vị đĩa đệm sẽ thực hiện một vết hở tại vòm đốt sống. Từ vị trí này, ca mổ sẽ được tiến hành cùng với dụng cụ hỗ trợ là kính hiển vi. Ngoài ra bác sĩ có thể cắt bỏ một phần của đốt sống thông qua phương pháp này.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Phương pháp được áp dụng phổ biến với các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở vùng lưng. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ phần đĩa đệm chèn ép và ảnh hưởng tới rễ thần kinh. Thậm chí có trường hợp bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ đĩa đệm nếu đĩa đệm tác động quá nhiều tới các rễ thần kinh. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh bác sĩ sẽ tiếp cận với vùng tổn thương thông qua vết mổ ở cổ hoặc lưng.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo: Thường thực hiện với các bệnh nhân bị thoát vị tại vùng lưng dưới. Người bệnh sẽ được gây mê và bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt bỏ đĩa đệm đã bị thoái hóa. Sau đó thay bằng một đĩa đệm nhân tạo. Phương pháp này không nên thực hiện với các bệnh nhân viêm khớp, người bị loãng xương.
  • Nối đốt sống: Thực hiện nhằm nối các đốt sống có đĩa đệm bị thoát vị lại với nhau. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng xương tại các bộ phận khác để cấy ghép. Ngoài ra, một số dụng cụ chuyên biệt để nối như nhựa hoặc kim loại có thể được sử dụng.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không ?

Thực tế trong số các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật là phương pháp chỉ được sử dụng nếu người bệnh đã ở giai đoạn nặng. Phương pháp này cũng được sử dụng khi việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả trong điều trị. Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 5% người mắc bệnh được chỉ định sử dụng phương pháp này. 

Quá trình phẫu thuật giúp loại bỏ đi khối thoát vị, giảm đau nhức cho người bệnh. Với sự phát triển của nền y học hiện nay, các phương pháp phẫu thuật hiện đại ra đời, tỷ lệ thành công của các cuộc phẫu thuật được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề có thể xảy ra với bệnh nhân như sau:

  • Khả năng vết mổ bị nhiễm trùng: Đây là một trong những tình huống khá nguy hiểm. Thông thường mổ hở là phương pháp có tỷ lệ nhiễm trùng cao. Khi ấy cột sống có thể bị viêm nhiễm, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.
  • Tổn thương các dây thần kinh: Nếu đĩa đệm sau mổ không hồi phục thì người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ các dây thần kinh bị tổn thương.
  • Tổn thương tại bề mặt và đĩa đệm: Sau khi mổ, đĩa đệm và bề mặt bị kích thích dễ tổn thương. Thậm chí có thể gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dai dẳng.

Không phải người bệnh nào cũng có thể thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm. Chỉ định phẫu thuật sẽ được thực hiện sau khi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chi tiết. Người bệnh nên thực hiện phương pháp này tại các bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Bất cứ phương pháp nào cũng có thể gây ra các biến chứng, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng vậy. Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như sau.

Thoái hóa cột sống là một trong những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa cột sống là một trong những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát: Tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra nếu như quá trình hậu phẫu bệnh nhân không thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Điều này cũng có thể xảy ra khi tình trạng của bệnh nhân trước đó quá nặng.
  • Nhiễm trùng: Đây là biến chứng xảy ra do trong lúc phẫu thuật các biện pháp vô khuẩn dụng cụ không đảm bảo. Nhiễm trùng sẽ nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm tăng lên.
  • Dễ thoái hóa cột sống: Sau mổ bệnh nhân có thể mắc phải biến chứng này nếu như người bệnh đã có tiền sử bị thoát vị từ trước đó. Ngoài ra, sau mổ, cột sống sẽ có thể suy yếu dần theo thời gian.

Để tránh những biến chứng không đáng có sau khi phẫu thuật người bệnh nên thực hiện chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. Bệnh nhân nên tránh vận động mạnh và theo dõi vết mổ thật cẩn thận.

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Bên cạnh việc thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ sau khi phẫu thuật. Người bệnh cần được chăm sóc với chế độ ăn uống và tập luyện hồi phục phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm mau chóng làm lành vết thương. Trong đó nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, chất xơ và vitamin. Rau củ quả là những món thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân sau mổ. Ngoài ra các đồ hải sản như tôm, cua và cá cũng rất tốt cho người bệnh thoát vị.
  • Hạn chế những món ăn có thể gây nguy hại tới vết mổ như trứng, rau muống, đồ nếp. Những đồ ăn này có thể gây sẹo tại vết mổ.
  • Thực hiện bài tập vật lý trị liệu do bác sĩ tư vấn. Những bài tập này sẽ giúp tăng sự linh hoạt, dẻo dai của cột sống. 
  • Người bệnh có thể thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng và đơn giản như đi bộ hoặc đi xe đạp. Phương pháp giúp hỗ trợ điều trị đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục. Tuy nhiên thực hiện bất cứ phương pháp nào người bệnh cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đến gặp bác sĩ ngay phòng ngừa biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm nguy hiểm.

Mổ thoát vị đĩa đệm được thực hiện với các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Để thực hiện phương pháp này người bệnh nên tới bệnh viện chuyên khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đồng thời chú ý việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để triệu chứng bệnh nhanh chóng cải thiện.

TÌM HIỂU THÊM:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm

Bài Tập Yoga Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm – Tổng Hợp 9 Động Tác Hiệu...

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Với các động tác đơn giản,...
Thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng. Nguy hại...
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một địa điểm uy tín bạn có thể tham khảo

10 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Hà Nội Uy Tín

Chữa thoát vị đĩa đệm ở Hà Nội địa chỉ nào uy tín là từ khóa được tìm kiếm nhiều...
Chữa thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Xương khớp Quân Dân 102 bao lâu thì khỏi?

Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bệnh Viện Xương Khớp Quân Dân 102 Bao Lâu Thì...

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Căn bệnh này...
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Tê Chân Phải Làm Sao? Tư Vấn Chi Tiết

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là dấu hiệu bệnh lý nhiều người bệnh đang gặp phải. Bệnh gây...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top