Chăm Sóc Bệnh Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm Như Thế Nào?
Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế quá trình hồi phục của người bệnh bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng chỉ định còn phụ thuộc vào việc chăm sóc của người nhà. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết quy trình chăm sóc và hỗ trợ người bệnh mau chóng hồi phục hoàn toàn.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tại viện
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Quá trình đi lại và di chuyển của bệnh nhân cũng trở nên khó khăn hơn khi mắc bệnh. Việc chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cơ thể hồi phục nhanh. Ngoài ra còn có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân nặng cần thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm nên việc chăm sóc tại viện là rất cần thiết.
Sau khi thực hiện phẫu thuật, cơ thể bệnh nhân sẽ rất yếu. Vì thế bên cạnh sự theo dõi của bác sĩ, việc chăm sóc của người thân là rất cần thiết. Kế hoạch chăm sóc có thể chia thành các giai đoạn như sau:
- Sau 1 ngày thực hiện phẫu thuật tại viện: Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi, không nên vận động. Người bệnh cũng không nên xoay hay vặn cơ thể. Hành động này sẽ gây ảnh hưởng tới vị trí đĩa đệm vừa thực hiện việc phẫu thuật, tiềm ẩn nguy cơ tái phát.
- Ngày thứ 2 sau phẫu thuật: Người thân cần hỗ trợ việc đại/tiểu tiện cho bệnh nhân.
- Ngày thứ 3 sau phẫu thuật: Người bệnh cần hỗ trợ để có thể di chuyển nhẹ nhàng, đi lại nhẹ nhàng sau khi thực hiện phẫu thuật.
- Sau ngày thứ 4 tại viện: Bệnh nhân cần hỗ trợ để có thể tiếp tục đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên người bệnh không nên đứng quá lâu hoặc di chuyển quá nhiều. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới vùng vết thương mới phẫu thuật.
Ngoài ra khi bệnh nhân đang điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng thuốc hỗ trợ. Việc dùng thuốc có thể dẫn tới những thay đổi đối với tình trạng sức khỏe người bệnh. Người nhà cần theo dõi chi tiết để có thể nhận biết những sự thay đổi bất thường. Sau đó kịp thời báo ngay cho bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp.
Việc thường xuyên trò chuyện với người bệnh cũng là vấn đề nên làm. Trò chuyện sẽ giúp người bệnh thư giãn, tinh thần thoải mái hơn. Đây chính là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất.
XEM THÊM:
Chăm sóc người bệnh nằm một chỗ như thế nào?
Việc chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đĩa đệm khi nằm một chỗ có tác dụng hỗ trợ và tạo điều kiện để các phương pháp điều trị diễn ra hiệu quả. Quá trình chăm sóc người bệnh phải nằm một chỗ thường được thực hiện sau khi bệnh nhân phẫu thuật. Bên cạnh việc hỗ trợ mọi hoạt động của bệnh nhân thì chế độ ăn giàu dưỡng chất cũng cần được bổ sung.
Trong đó chú ý bổ sung vào chế độ ăn của bệnh nhân các nhóm thực phẩm sau.
- Thực phẩm chứa nhiều canxi: Nhóm thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ quá trình tái tạo sụn khớp đã bị tổn thương. Các thực phẩm có chứa nhiều canxi bao gồm cải xoăn, đậu đỗ hoặc cải bó xôi. Ngoài ra, chúng còn có nhiều trong các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa. Nhóm thực phẩm này rất tốt và rất cần thiết cho sức khỏe xương khớp nói chung và bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng.
- Thực phẩm có chứa nhiều vitamin D: Vitamin D có tác dụng thực hiện chuyển hóa canxi. Từ đó, cơ thể con người sẽ bổ sung được lượng canxi cần thiết nhất. Thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như cá, trứng,…
- Thực phẩm giàu Chondroitin và Glucosamine: Những thực phẩm có chứa 2 thành phần này bao gồm xương sườn, xương ống của các loài động vật. Đây cũng là thành phần hỗ trợ tái tạo sụn và xương bị tổn thương hiệu quả. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ phải nằm một chỗ, người nhà nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm này thông qua các món cháo thơm ngon và bổ dưỡng.
Bên cạnh đó, người chăm sóc nên nhắc nhở bệnh nhân kiêng các chất kích thích không tốt cho sức khỏe. Các chất kích thích này có thể kể tới thuốc lá, cà phê hay rượu bia. Việc sử dụng các sản phẩm kể trên có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau mổ. Sau khi vết mổ đã lành dần thì bệnh nhân nên vận động đi lại nhẹ nhàng. Người bệnh không nên nằm một chỗ thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi ở nhà
Sau khi thực hiện việc điều trị tại viện, người bệnh sẽ được trở về nhà. Quá trình chăm sóc bệnh nhân tại nhà có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị. Người bệnh cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Trong quá trình chăm sóc người bệnh cần được hỗ trợ trong các bài tập di chuyển nhẹ nhàng. Ngoài ra nên hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu cần thiết. Việc đeo nẹp tại vùng cổ hoặc thắt lưng có thể được thực hiện trong khoảng 3 tháng. Người nhà nên hỗ trợ bệnh nhân thực hiện biện pháp này khi cần thiết.
Ngoài ra, khi điều trị và chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tại nhà người bệnh nên tuyệt đối tránh mang vác đồ vật nặng hoặc các đồ vật có kích thước lớn. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới vùng đĩa đệm đang được điều trị.
Các phương pháp phục hồi chức năng cần thực hiện khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Trong quá trình chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm, các biện pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân có thể thực hiện các động tác yoga đơn giản để mau chóng hồi phục.
Người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân thực hiện phương pháp kéo giãn cột sống hoặc nhiệt trị liệu. Chi tiết như sau:
- Kéo giãn cột sống: Sẽ được thực hiện thông qua dụng cụ hỗ trợ là máy kéo giãn tự động. Bệnh nhân có thể được thực hiện kéo giãn ngắt quãng hoặc kéo giãn liên tục. Liệu pháp điều trị giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sự cân bằng của cột sống và hệ thống dây chằng. Nhờ đó có thể mở rộng không gian đốt sống. Biện pháp giúp nhanh chóng hồi phục chức năng cho đĩa đệm. Quá trình thực hiện cũng giúp bệnh nhân giảm đau, hạn chế tối đa biến chứng của căn bệnh.
- Nhiệt trị liệu: Liệu pháp sử dụng nhiệt để tác động vào các vị trí bị đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây nên. Thông thường bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp chườm nóng bằng túi chườm để điều trị.
- Phương pháp Chiropractic: Liệu pháp điều trị sử dụng tay để nắn chỉnh cột sống. Phương pháp này có thể điều chỉnh sai lệch ở mức độ nhẹ trên cột sống. Ngoài ra Chiropractic cũng giúp giảm đau hiệu quả cho người bệnh.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài vật lý trị liệu, người nhà nên lưu ý các vấn đề sau khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
- Tuyệt đối không để người bệnh nằm võng. Việc nằm võng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới vùng cột sống và đĩa đệm đang bị tổn thương, khiến tình trạng rách bao xơ đĩa đệm tiến triển nặng hơn.
- Thay vì nằm võng, hãy để người bệnh sử dụng những loại ghế có lưng. Ghế có lưng giúp nâng đỡ phần cột sống lưng cho người bệnh. Khi mỏi người bệnh có thể sử dụng loại ghế này để nghỉ ngơi.
- Việc xoay người hoặc vặn mình của bệnh nhân cần được người chăm sóc hỗ trợ để tránh ảnh hưởng tới đĩa đệm.
- Người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng sau khi thực hiện phẫu thuật một thời gian để mau chóng hồi phục.
- Việc trò chuyện sẽ giúp người bệnh không bị áp lực căng thẳng. Tinh thần thoải mái sẽ có hiệu quả đặc biệt với bệnh nhân.
Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là quá trình hiệu quả giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Trang bị đầy đủ kiến thức giúp người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân một cách tốt nhất. Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, người nhà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có phương án tốt nhất.
THAM KHẢO:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!