Phác Đồ Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Mới Nhất Từ Bộ Y Tế 2022

5/5 - (4 bình chọn)

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm theo phác đồ từ Bộ Y tế sẽ giúp bệnh được đẩy lùi đúng cách, nhanh chóng và hiệu quả. Tùy vào mỗi tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc nội khoa điều trị ngoại khoa. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm ngay sau đây.

Để đánh giá chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất cùng một số kỹ thuật chụp chiếu có liên quan sau đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ áp chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ áp chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm Bộ Y tế mới nhất

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều trị sao cho phù hợp. Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm theo Bộ Y tế cụ thể như sau:

Điều trị nội khoa

Có khoảng 90% người bệnh bị thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng phương pháp nội khoa, hay còn gọi là dùng thuốc uống chữa bệnh. Các triệu chứng sẽ giảm sau 6 – 8 tuần điều trị tích cực và đúng cách. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tránh những hoạt động mạnh có thể gây áp lực lên đĩa đệm cột sống.

Thuốc giảm đau chung:

Gồm:

  • Thuốc ngoại biên: Acetaminophen.
  • Thuốc thần kinh trung ương: Dolargan, Tramadol,…

Thuốc kháng viêm không steroid:

  • Meloxicam.
  • Edotolac.
  • Diclophenac.
  • Celecoxib.
Thuốc kháng viêm và giảm đau được dùng chữa thoát vị đĩa đệm
Thuốc kháng viêm và giảm đau được dùng chữa thoát vị đĩa đệm

Thuốc kháng viêm chứa steroid:

  • Methylprednisolone.
  • Dexamethasone.

XEM THÊM

Thuốc giảm đau chống trầm trầm cảm:

  • Thuốc Sertraline.
  • Thuốc Gabapentin.
  • Thuốc Sulpirite.

Thuốc giãn cơ:

  • Mephenesin.
  • Thiocolchicoside.
  • Eperison hydrocloride.
  • Baclofen.

Thuốc điều trị hỗ trợ và tái tạo hệ thống thần kinh:

  • Vitamin B1, B6, B12.
  • Galantamin dạng uống hoặc tiêm.
  • Citidine + Uridine.

Thuốc giảm tiết axit ở dạ dày:

  • Omeprazol dạng uống hoặc tiêm.
  • Aluminium Phosphate.
  • Esomeprazole (uống hoặc tiêm).

Các loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định với từng đối tượng bệnh khác nhau và có liều lượng không giống nhau. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia và dùng đúng liều lượng. Không tự ý uống thuốc vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Điều trị ngoại khoa

10% những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cần can thiệp ngoại khoa để chữa bệnh. Kỹ thuật này chỉ được áp dụng với những trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng.

Chỉ định điều trị ngoại khoa

  • Thoát vị đĩa đệm độ I hoặc II, lệch một bên trên phim cộng hưởng từ và không vững cột sống khi chụp phim Xquang.
  • 6 tuần điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.
Điều trị ngoại khoa chỉ được áp dụng khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả
Điều trị ngoại khoa chỉ được áp dụng khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả

Chống chỉ định

  • Thoát vị đĩa đệm độ III trở lên cùng các triệu chứng như hẹp ống sống, hẹp khe đĩa,… trên phim chụp.
  • Người bị biến dạng cột sống.
  • Người không đủ sức khỏe phẫu thuật.

Chuẩn bị

  • Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật cột sống sẽ giải thích tình trạng, quy trình phẫu thuật cho người bệnh cũng như người chăm sóc.
  • Người bệnh: Nhịn ăn 6 giờ trước khi phẫu thuật, vệ sinh sạch sẽ khu vực phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật

  • Phẫu thuật mở: Kỹ thuật truyền thông này thực hiện bằng cách mổ vết mổ mở trên da để tiếp cận các đĩa đệm cũng như giải các dây thần kinh.
  • Phẫu thuật nội soi cột sống: Bác sĩ dùng ống dài và mỏng, hoặc ống nội soi để loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị. Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu và thời gian hồi phục cũng nhanh hơn phẫu thuật mở.
  • Phẫu thuật nhân đĩa đệm cột sống: Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên môn tiếp cận đến đĩa đệm cột sống và dùng máy hút nhân ra bên ngoài. Kỹ thuật này được áp dụng khi lớp ngoài của đĩa đệm không bị tổn thương.

Sau phẫu thuật

Sau 4 tuần, người bệnh có thể phục hồi được chức năng của xương khớp. Tuy nhiên, để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên hạn chế những hoạt động mạnh như:

  • Ngồi quá lâu.
  • Cúi xuống.
  • Nâng tạ, thể thao mạnh.
Sau phẫu thuật người bệnh nên hạn chế ngồi lâu hoặc hoạt động mạnh
Sau phẫu thuật người bệnh nên hạn chế ngồi lâu hoặc hoạt động mạnh

Theo dõi biến chứng

Khi áp dụng phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng can thiệp ngoại khoa, bạn cũng cần chú ý những biến chứng như:

  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng.
  • Rách màng bảo vệ cột sống.
  • Chấn thương thần kinh.
  • Bệnh tái phát.

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nên người bệnh cần cân nhắc thật kỹ và chỉ áp dụng phương pháp này khi không còn lựa chọn nào khác.

Điều trị bổ sung

Ngoài thuốc và phẫu thuật, người bệnh có áp dụng một số phương pháp bổ sung để điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng những bài tập kéo giãn để phục hồi các chức năng của cột sống. Ngoài ra vật lý trị liệu cũng hướng dẫn người bệnh những cách an toàn để thực hiện các hoạt động như nâng vật nặng hay đi bộ.
  • Nắn chỉnh cột sống: Phương pháp được áp dụng bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp giúp làm dịu cơn đau và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Bấm huyệt xoa bóp: Liệu pháp này giúp làm giảm đau bằng việc lưu thông máu, thư giãn các cơ cũng như giải phóng chất giảm đau tự nhiên của cơ thể, hay còn được gọi là endorphin.
Xoa bóp bấm huyệt cũng được dùng trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Xoa bóp bấm huyệt cũng được dùng trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi áp dụng phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm từ Bộ Y tế, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Tập thể dụng nhẹ nhàng bên cạnh việc điều trị bệnh sẽ giúp xương khớp dẻo dai hơn, tăng chức năng của cơ bắp cũng như ngăn nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể chạy bộ, tập yoga, thể dục nhịp điệu hay cầu lông,…
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung những thực phẩm cần thiết và ngăn ngừa ăn nhiều dầu mỡ có thể gây béo phì (vì béo phì có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm).
  • Người bệnh nên giữ thẳng lưng và không ngồi lâu ở một tư thế. Tránh mang vác đồ vật nặng vì có thể ảnh hưởng đến đĩa đệm.
  • Khi dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, phác đồ của bác sĩ và chuyên gia. Không tự ý dùng thuốc cũng như tự ý ngưng thuốc giữa chừng.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra xương khớp cũng như đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

Khi áp dụng đúng theo phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm từ Bộ Y tế, người bệnh sẽ ngăn ngừa được những biến chứng của bệnh cũng như giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. Bên cạnh đó bạn cũng nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp để đảm bảo sức khỏe cũng như cột sống, đĩa đệm luôn khỏe mạnh.

ĐỌC NHIỀU

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm

Bài Tập Yoga Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm – Tổng Hợp 9 Động Tác Hiệu...

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Với các động tác đơn giản,...
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát Vị Đĩa Đệm Chèn Dây Thần Kinh Là Bị Gì? Dấu Hiệu, Cách Chữa?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể gây ra cảm giác đau đớn tại nhiều khu vực...
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm

Chi Phí Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Là Bao Nhiêu? Thông Tin Chi Tiết

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm là vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu hiện nay. Thực...
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

TOP 10 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Đông Y Hiệu Quả

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Liệu pháp này...
Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất

Top Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đâu Tốt Nhất Hiện Nay?

Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất luôn là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thoát...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top