Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Cần Chăm Sóc Người Bệnh Như Thế Nào?

5/5 - (6 bình chọn)

Sau mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần được chăm sóc như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, việc chăm sóc và nghỉ ngơi sau mổ có ý nghĩa quan trọng trọng đối với quá trình hồi phục của người bệnh. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin cần thiết cho bạn đọc tham khảo.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của người bệnh. Những cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội xảy ra tại vùng lưng có thể lan dần sang vùng lân cận. Người bệnh thậm chí còn khó khăn trong đi lại. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu.

Trong các trường hợp cần thiết bệnh nhân có thể được chỉ định mổ. Điều này thường xảy ra với những bệnh nhân đã sử dụng các phương pháp khác nhưng không hiệu quả. Các biện pháp phẫu thuật thông dụng nhất hiện nay là mổ hở hoặc mổ nội soi. Tùy vào phương pháp mổ mà người bệnh cần có chế độ chăm sóc sau mổ khác nhau.

Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi bệnh nhân dùng thuốc không hiệu quả
Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi bệnh nhân dùng thuốc không hiệu quả

Nguyên tắc chăm sóc sau mổ là cần hỗ trợ người bệnh tập luyện vận động nhẹ nhàng khi hết đau. Bên cạnh đó, bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân những món ăn phù hợp. Đặc biệt những tuần sau mổ, sự hỗ trợ của người nhà là hết sức cần thiết.

Chăm sóc vết thương sau mổ thoát vị đĩa đệm

Việc chăm sóc vết mổ là vấn đề cần được quan tâm. Quá trình chăm sóc có thể kéo dài vài tuần hoặc cho đến khi vết thương lành hẳn. Người nhà bệnh nhân hoặc nhân viên y tế cần thực hiện vệ sinh vết mổ thường xuyên.

Việc thay băng cần thực hiện hàng ngày, thậm chí 2 lần trong ngày. Bệnh nhân sử dụng phương pháp mổ hở thường vết mổ sẽ lâu lành hơn so với bệnh nhân mổ nội soi. Nếu được chăm sóc tốt, thời gian lành bệnh sẽ nhanh chóng hơn. 

Ngoài ra người nhà cần theo dõi vết mổ hàng ngày. Khi thấy có biểu hiện thay đổi bất thường cần báo ngay cho nhân viên y tế. Một số trường hợp cần đặc biệt chú ý như sau:

  • Vị trí vết mổ của bệnh nhân có mủ hoặc bị chảy máu.
  • Bệnh nhân có hiện tượng khó thở, mạch đập nhanh.
  • Thân nhiệt tăng cao, người bệnh bị sốt.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm, việc chăm sóc người bệnh bị thoát vị là vô cùng quan trọng. Nếu như không cẩn thận, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm với bài tập vận động

Các bài tập vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên không phải thời điểm nào sau mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cũng có thể tập luyện. Cường độ bài tập và động tác cũng cần có sự thay đổi phù hợp với thời điểm áp dụng.

Vận động trong thời gian ở viện

Sau khi mổ 24 giờ tại viện, người bệnh cần hạn chế vận động, hạn chế các động tác vặn mình. Bệnh nhân sau mổ tuyệt đối không được xoắn hay vặn cơ thể.

Các động tác này có thể gây ảnh hưởng tới phần vết thương vừa phẫu thuật. Từ ngày thứ 3 sau mổ người bệnh có thể đi lại và vận động nhẹ nhàng. Bệnh nhân khi ấy cần có sự hỗ trợ của người nhà hoặc y tá.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm tại viện người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng
Sau mổ thoát vị đĩa đệm tại viện người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng

Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý:

  • Khi đứng lên: Bệnh nhân ở tư thế nằm có thể co 1 chân, sau đó nghiêng người sang 1 bên. Người bệnh chống 2 tay xuống giường sau đó từ từ ngồi dậy. Hai chân chống xuống giường và đứng thẳng từ từ.
  • Khi nằm xuống: Bệnh nhân từ từ ngồi xuống giường, nghiêng người sang một bên sau đó nằm xuống, duỗi thẳng chân.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm trong vòng 5 ngày đầu tiên tại viện, người bệnh không nên đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu.

Vận động tại nhà

Trong thời gian 1 tháng sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần được nghỉ ngơi tại nhà. Một số bệnh nhân có thể sử dụng thêm nẹp cổ hoặc lưng để hạn chế ảnh hưởng tới cột sống. Người bệnh cần chú ý thêm một số vấn đề vận động như sau:

Bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng
Bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng
  • Trong 3 tháng đầu sau mổ: Bệnh nhân không nên mang vật nặng hoặc cồng kềnh gây ảnh hưởng tới phần đĩa đệm. Đồng thời, không nên cúi hoặc xoắn vặn cột sống đột ngột. Bệnh nhân cũng không nên nằm võng hoặc ngồi trên ghế không có điểm tựa. Thay vào đó hãy sử dụng các loại ghế có điểm tựa để nâng đỡ cột sống và đĩa đệm.
  • Trong 3 tháng sau khi mổ: Bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng với các môn thể thao như đi bộ, yoga, bơi lội. Trong đó, đi bộ là môn thể thao đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất. Người bệnh nên đi bộ với bước ngắn, đi chậm rãi. Sau khi đã quen với bài tập này thì có thể tăng dần cường độ. Bệnh nhân cũng nên chọn lựa các địa điểm đi bộ có khung cảnh đẹp. Việc kết hợp đi bộ với vãn cảnh giúp tinh thần thư giãn và cơ thể nhanh chóng hồi phục. Yoga cũng là một trong những môn thể thao thích hợp với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật. Người bệnh nên thực hiện các động tác yoga nhẹ nhàng rồi tăng dần cường độ bài tập.

Chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm với chế độ dinh dưỡng

Nghiên cứu cho rằng chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới việc hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp người bệnh giảm triệu chứng đau nhức và tê bì.

Thực tế chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng tới 40% quá trình hồi phục của người bệnh. Do vậy, chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ người bệnh nhanh chóng phục hồi. Vậy sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là thành phần chiếm nhiều trong răng và xương. Vì thế bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm nên bổ sung nhóm thực phẩm này. Canxi có chứa nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Sữa chua
  • Các loại hạt đậu
  • Phô mai
  • Hạt chia

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển nhiều hoạt động của cơ bắp. Chúng cũng hỗ trợ quá trình lưu truyền thông tin của các tế bào thần kinh. Vì thế, bệnh nhân nên bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm có chứa nhiều vitamin

Vitamin có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Thành phần này rất tốt trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Tuy nhiên cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin mà phải tiếp nhận từ hoa quả có chứa thành phần này.

Chính vì thế, việc bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin cần thiết là hết sức quan trọng. Dưới đây là các nhóm vitamin cần cho bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân nên bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm giàu vitamin
Sau mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân nên bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm giàu vitamin
  • Vitamin C: Thành phần này sẽ giúp người bệnh tăng khả năng chống viêm. Ngoài ra cũng có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức. Các loại hoa quả giàu vitamin C bao gồm quýt, cam, kiwi, cà chua.
  • Vitamin E: Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin E cũng có tác dụng hỗ trợ giảm đau. Ngũ cốc, dầu oliu và các loại hạt khác là nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin E.
  • Vitamin D: Sẽ giúp cơ thể bệnh nhân tăng sự hấp thụ canxi. Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm trứng, dầu gan cá, nấm…

Thực phẩm nhiều chất xơ

Chất xơ có thể giúp làm sạch đường ruột hiệu quả. Ngoài ra thành phần này cũng giúp người bệnh hạn chế tăng cân. Nhờ đó có thể giảm áp lực lên đĩa đệm. Đồng thời, các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như: Rau củ quả, súp lơ, cà chua, trái cây, tôm hoặc cá…

Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên kiêng thực phẩm nào ?

Sau mổ thoát vị đĩa đệm bên cạnh việc hạn chế mang vác và vận động mạnh thì bệnh nhân nên tránh sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:

  • Thịt đỏ: Thịt đỏ là loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao. Người bệnh bổ sung quá nhiều thực phẩm này sẽ ảnh hưởng tới lượng canxi. Ngoài ra còn có thể khiến tăng tình trạng viêm. Vì thế người bệnh không nên sử dụng nhiều loại thực phẩm này.
  • Đồ ăn đã chế biến sẵn: Hàm lượng dầu hoặc mỡ quá nhiều trong đồ ăn đóng hộp có thể gây tăng cân. Điều này khiến bệnh nhân khó kiểm soát cân nặng. Cân nặng tăng nhanh sẽ gây áp lực lên đĩa đệm.
  • Đồ ăn cay: Sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng có thể khiến hiện tượng đau nhức tăng lên.
  • Chất kích thích: Không nên sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích, đồ uống có ga vì có thể gây ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể bạn.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm việc chăm sóc người bệnh có ý nghĩa quan trọng. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục, hạn chế việc phụ thuộc vào thuốc giảm đau. Trong quá trình chăm sóc người bệnh nếu thấy bất kỳ điều gì bất thường nên đến bệnh viện để được hỗ trợ bởi các nhân viên y tế.

THAM KHẢO:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Tập Gym Được Không? Tư Vấn Từ Bác Sĩ

Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Thực tế quá trình...
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không

Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ Không?-Lời Khuyên Chuyên Gia

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, di chuyển hay vận...
Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đâu Tốt Nhất? Thông Tin Chi Tiết

Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất là vấn đề được nhiều người bệnh mắc bệnh xương khớp...
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Hiệu Quả Dễ Thực Hiện

Bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra...
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là bệnh gì? Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đang mắc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top