Thoát Vị Đĩa Đệm L5 S1: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là căn bệnh xương khớp có số lượng bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Điều đáng lo ngại là người bệnh thường chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vấn đề này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay về căn bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh gì?
Theo nghiên cứu cột sống của chúng ta được cấu tạo bởi 33 đốt sống bao gồm:
- Phần đốt sống cổ bao gồm 7 đốt sống từ C1 tới C7.
- Phần đốt sống vùng lưng trên ngang với ngực tính từ D1 tới D12.
- Phần đốt sống của thắt lưng bao gồm 5 đốt sống tính từ L1 cho tới L5.
- Đốt cùng vùng chậu: Gồm 5 đốt tính từ S1 tới S5.
- 4 đốt xương cụt.
Như vậy có thể thấy L5 S1 là đĩa đệm nằm ở đoạn xương thấp nhất. Đĩa đệm này sẽ nằm giữa đốt sống thắt lưng L5 và đốt xương cùng S1. Vị trí này rất quan trọng trong việc chịu sức nặng cơ thể cùng nhiều chuyển động khác. Các chuyển động có thể đến từ nhiều phía như khom lưng, cúi hoặc các thao tác vặn người. Vì thế, vị trí đĩa đệm này rất dễ mắc thoát vị nếu như không được lưu ý.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Nguyên nhân là do bao xơ phía bên ngoài bị rách. Khi thoát ra ngoài, nhân nhầy sẽ chui vào ống sống. Đồng thời tác động vào rễ thần kinh gây đau nhức khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có các phương án điều trị thích hợp, hiệu quả. Ngoài ra hiểu biết về nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm còn giúp phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu, nguyên nhân chính của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là do quá trình thoái hóa. Thoái hóa có thể bắt đầu xảy ra từ tuổi 30 trở đi. Khi ấy cấu trúc của sụn khớp sẽ bắt đầu có dấu hiệu hư tổn. Phần nhân nhầy sẽ bị khô đo đĩa đệm mất nước khiến phần bao xơ bị rách. Từ đó các yếu tố tác động bên ngoài sẽ khiến nhân nhầy dịch chuyển và chèn ép lên dây thần kinh.
Hoạt động vận động mạnh trong cuộc sống như khuân vác nặng, chơi thể thao thường xuyên… cũng sẽ khiến đĩa đệm bị tổn thương và gây ra hiện tượng thoát vị.
Ngoài ra một số nguyên nhân dưới đây cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm L5 S1:
- Chấn thương hoặc va đập mạnh: Các chấn thương do tai nạn lao động ngã từ trên cao, do tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Bệnh lý bẩm sinh: Một số bệnh lý từ khi mới sinh ra như viêm xương khớp thắt lưng, gai đôi cột sống, gù vẹo…
- Thừa cân béo phì: Nếu tình trạng béo phì diễn ra trong thời gian dài, trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên cột sống. Từ đó khiến xuất hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể gây ra bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Phòng bệnh bằng cách hạn chế các nguyên nhân từ chủ quan giúp bạn tránh nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh này là hiện tượng đau nhức. Hiện tượng này có thể âm ỉ hoặc dữ dội và xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, trong đó đau nhức tập trung nhất ở vùng lưng.
- Đau vùng thắt lưng: Tình trạng đau xảy ra khi bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát ra khoài. Nhân nhầy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới rễ thần kinh, gây đau nhức. Cơn đau ban đầu có thể xuất hiện ở vùng thắt lưng sau đó lan nhanh xuống mông và đùi.
- Cơn đau xuất hiện ở bàn chân: Các cơn đau có thể chạy dọc theo các dây thần kinh sau đó lan xuống vùng đùi và bàn chân.
- Xuất hiện hiện tượng tê cứng chân: Theo đánh giá thì L5 là dây thần kinh có sự liên kết với hai chân. Tình trạng thoát vị đĩa đệm tại L5 S1 sẽ gây đau nhức tại mu bàn chân và chân. Tình trạng này cũng gây khó khăn cho việc vận động hoặc co duỗi bàn chân.
- Cơ bắp suy giảm: Là tình trạng cơ bắp bị suy giảm khả năng vận động. Người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển đặc biệt là khi đi qua các địa điểm cần vận động linh hoạt các cơ như cầu thang hoặc các khu vực gồ ghề.
- Khó khăn khi cúi gập người: Bệnh gây khó khăn cho việc vận động của người bệnh đặc biệt là khi cúi gập người hoặc vặn mình.
Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm hay không?
Câu hỏi chung của nhiều bệnh nhân là bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm hay không? Bác sĩ chuyên khoa cho biết nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm bệnh có thể gây ra các biến chứng sau.
- Thoái hóa đốt sống: Nếu không được điều trị dứt điểm, lực ma sát của các đốt sống tăng lên sẽ gây bào mòn và thoái hóa.
- Rối loạn bài tiết: Điều này xảy ra khi nhân nhầy chèn ép lên các cơ quan thần kinh khiến người bệnh khó tự chủ về bài tiết.
- Đau rễ thần kinh: Xảy ra khi đĩa đệm chèn ép quá lớn tới các rễ thần kinh. Nguy hiểm hơn khi người bệnh có thể bị hội chứng chùm đuôi ngựa.
- Bại liệt: Biến chứng đặc biệt nguy hiểm của bệnh. Nếu như tình trạng thoát vị đĩa đệm L5 S1 diễn ra quá lâu người bệnh sẽ có nguy cơ bị teo cơ hoặc tàn phế, bại liệt, mất khả năng vận động.
TÌM HIỂU NGAY:
Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Khi phát hiện thấy các biểu hiện đau tại vùng cột sống, vùng thắt lưng, người bệnh nên tới bệnh viện để được chẩn đoán về căn bệnh. Việc chẩn đoán sẽ diễn ra với 2 giai đoạn là khám lâm sàng và làm xét nghiệm.
Khám lâm sàng
- Khám vùng cột sống thắt lưng: Biểu hiện phổ biến của bệnh là gây ra các cơn đau vùng cột sống và thắt lưng. Vì thế bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và nhận biết xem khu vực này có bị đau, sưng đỏ hay không. Từ đó làm căn cứ để chẩn đoán bệnh.
- Kiểm tra dây thần kinh: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số bài kiểm tra nhỏ về việc di chuyển bằng mũi chân làm sao có thể giữ thăng bằng. Từ đó đưa ra những kết luận về việc dây thần kinh đã bị ảnh hưởng và tổn thương hay chưa.
- Đánh giá khả năng vận động: Bằng việc thực hiện các vận động ở chân, lưng và hông nhằm đánh giá mức độ tổn thương.
Chỉ định xét nghiệm
Các chỉ định này sẽ được thực hiện sau khi bác sĩ đã chẩn đoán lâm sàng. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau.
- X – quang: Thông qua hình ảnh từ X quang, bác sĩ sẽ phát hiện đồng thời khoanh vùng điểm bất thường tại cột sống. Thậm chí có thể phát hiện ra các bệnh như gai hoặc hẹp cột sống.
- Chụp CT: Là phương pháp hiện đại giúp phát hiện những điểm bất thường tại vùng xương cột sống.
- Chụp MRI: Hình ảnh MRI thoát vị đĩa đệm thu được sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của bệnh tới cột sống, các dây thần kinh. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 như thế nào?
Căn bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị với phác đồ thích hợp. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc Tây, phẫu thuật, vật lý trị liệu hoặc sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh.
Uống thuốc gì trị thoát vị đĩa đệm L5 S1?
Người bệnh giai đoạn đầu thường được chỉ định dùng thuốc uống. Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay khi điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Các loại thuốc người bệnh có thể phải sử dụng bao gồm.
- Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng giảm cơn đau xảy ra tại vùng lưng hoặc cột sống. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid.
- Thuốc giãn cơ: Chỉ định sử dụng khi bệnh gây ra tình trạng cứng cơ ở khu vực gần cột sống hoặc co thắt các cơ. Một số loại thuốc được dùng như Mydocalm, Baclofen, Dantrolene.
- Thuốc bổ: Bổ sung một số loại vitamin cần thiết hoặc thuốc bổ thần kinh. Các vitamin cần được bổ sung như vitamin B6, B12, B1…
- Thuốc steroid: Có thể kể tới các loại thuốc như Prednisolone, Dexamethasone. Thuốc này có tác dụng làm giảm tình trạng sưng và viêm do bệnh gây ra. Bệnh nhân cần lưu ý chỉ dùng thuốc này với chỉ định của bác sĩ vì các loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi nào?
Khi bệnh nhân không đáp ứng với việc sử dụng thuốc trong điều trị. Một số trường hợp bệnh nhân nặng bắt buộc sẽ phải can thiệp ngoại khoa. Việc chỉ định phẫu thuật sẽ được thực hiện khi bác sĩ chuyên khoa đã xác định và tiên lượng tình trạng của người bệnh. Mặc dù vậy, mổ thoát vị đĩa đệm cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì thế theo thống kê chỉ có khoảng 5% bệnh nhân mắc bệnh được thực hiện phương pháp này. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hiện nay bao gồm:
- Mổ hở: Là phương pháp phẫu thuật truyền thống cho đến nay vẫn khá phổ biến nhờ tính hiệu quả mà phương pháp mang lại. Tuy nhiên phương pháp này cũng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như đường rạch trên da dài, khả năng tàn phá mô mềm lớn.
- Phẫu thuật Mini – COD: Phương pháp lấy nhân thoát vị ra ngoài để hạn chế tình trạng chèn ép tới các dây thần kinh.
- Mổ nội soi: Là phương pháp lấy khối thoát vị thông qua dụng cụ có trang bị kính và đèn nội soi. Phương pháp này tương đối phức tạp nhưng hạn chế được nhiều tình trạng tổn thương mô mềm.
Bài tập vật lý trị liệu cho người bệnh xương khớp
Vật lý trị liệu được nhiều bệnh nhân thực hiện. Phương pháp này hạn chế sử dụng thuốc nhưng vẫn đem lại hiệu quả khi điều trị. Một số phương pháp vật lý trị liệu dành cho người bệnh xương khớp bao gồm:
- Kéo giãn cột sống: Kéo giãn cột sống sẽ giảm áp lực của địa đệm lên phần cột sống. Nhờ vậy đĩa đệm sẽ dần dần trở về vị trí ban đầu.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Phương pháp sử dụng nhiệt giúp giảm đau nhức tại vùng thắt lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Trong đó chườm nóng giúp giảm đau, kéo giãn và giảm áp lực lên cột sống. Đồng thời, chườm lạnh hạn chế tình trạng sưng và viêm.
- Điện trị liệu: Giúp giảm các cơn đau cấp tính đồng thời cản trở tín hiệu đau từ dây thần kinh lên não.
Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng tại nhà
Mẹo dân gian trị bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 sử dụng những dược liệu quen thuộc, dễ tìm kiếm. Phương pháp an toàn, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện liệu pháp điều trị này với người mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Hiệu quả điều trị chủ yế phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Đinh lăng, lá lốt, đu đủ xanh là những mẹo dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn.
Chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 nhờ cây đinh lăng
Y học hiện đại đã chỉ ra rằng trong thành phần của đinh lăng có chứa các axit amin. Các chất giúp giảm hiện tượng đau nhức do bệnh gây ra. Nhờ vậy đinh lăng là loài cây được dùng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bài thuốc uống hoặc bài thuốc đắp từ dược liệu này.
- Bài thuốc uống nước từ rễ đinh lăng: Người bệnh dùng rễ hoặc thân cây đinh lăng thái nhỏ sau đó phơi thật khô. Dùng rễ thuốc đã phơi khô sắc kỹ với nước. Sử dụng nước rễ đinh lăng để uống
- Bài thuốc đắp từ lá đinh lăng: Bài thuốc này sử dụng phần lá của cây đinh lăng. Người bệnh đem lá đinh lăng đi rửa thật sạch và giã nhỏ. Dùng phần lá giã nhỏ đi sao vàng. Khi sao cho thêm 1 nắm muối hạt. Sử dụng khăn mỏng bọc dược liệu còn ấm nóng và chườm lên vị trí bị đau do thoát vị đĩa đệm. Chườm cho tới khi nguội hẳn thì dừng lại.
Bài thuốc điều trị bệnh từ lá lốt
Nghiên cứu cho thấy trong thành phần của lá lốt có chứa kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm và giảm đau tương đối hiệu quả. Y học cổ truyền cho rằng lá lốt có tính ấm, có thể giúp lưu thông khí huyết. Nhờ vậy giúp giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá lốt trong bài thuốc đắp, uống hoặc ngâm chân.
- Bài thuốc đắp lá lốt: Lá lốt chọn loại lá bánh tẻ đem rửa sạch. Dùng dụng cụ giã lá sau đó đem đi sao. Khi sao cho thêm một nắm muối hạt. Sử dụng hỗn hợp đã sao khi còn ấm nóng để chườm vào vị trí bị đau nhức. Chườm tới khi dược liệu đã hết nóng thì dừng lại.
- Bài thuốc uống nước lá lốt: Lá lốt mua về đem nhặt bỏ những lá úa và hỏng rồi rửa sạch. Đem lá lốt đã rửa sạch đi xay nhỏ cùng với một phần nước vừa phải. Lọc lấy nước cốt và bỏ bã. Nước cốt hòa với sữa và đun nóng lên để uống. Nên uống lá lốt hàng ngày để nhanh chóng có hiệu quả.
- Bài thuốc ngâm chân: Đem lá lốt đun sôi kỹ với nước. Khi nước sôi nên cho thêm một chút muối hạt. Để nước nguội bớt sau đó đem ngâm chân. Nước ấm cùng tinh chất từ lá lốt sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả.
Phương pháp Đông y trị bệnh hiệu quả
Đông y là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn khi điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1. Người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc sắc uống từ Đông y hoặc phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt không cần dùng thuốc.
Bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả
Đông y sử dụng các dược liệu quen thuộc để trị bệnh. Trong đó có thể kể tới bài thuốc từ dược liệu phòng phong, địa hoàng, ý dĩ nhân, hoàng bá, quế chi, tần giao, rễ cỏ xước. Đây là bài thuốc giúp giảm áp lực đĩa đệm, cải thiện các triệu chứng đau nhức gây ra do hiện tượng thoát vị. Dược liệu cũng giúp cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp. Từ đó giúp tăng cường sự cứng chắc cho xương và khớp.
Người bệnh sử dụng bài thuốc này nhờ sắc với nước và uống trong ngày.
Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh các bài thuốc Đông y, châm cứu, bấm huyệt hay xoa bóp là cách điều trị căn bệnh hiệu quả. Người bệnh lựa chọn phương pháp này nhờ ưu điểm hạn chế sử dụng thuốc và giảm đau hiệu quả.
Châm cứu sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể nhờ đó giảm đau và tăng cường lưu thông khí huyết tới các khớp. Còn xoa bóp hoặc bấm huyệt là phương pháp dùng lực của tay tác động lên cơ thể thông qua vị trí huyệt đạo. Các phương pháp cần thực hiện sau một thời gian mới có hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 nên ăn gì, kiêng gì?
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 nên ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo thông tin từ bác sĩ chuyên khoa thì người bệnh thoát vị đĩa đệm nên sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu canxi: Canxi giúp tăng cường sự chắc khỏe cho xương. Các thực phẩm chứa nhiều canxi nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Trong đó phải kể tới nhóm các loại hạt, phô mai, hạnh nhân…
- Thực phẩm giàu Omega 3: Nhóm thực phẩm này bao gồm các loại cá như cá thu, cá trích…Ngoài ra, Omega 3 còn có nhiều trong dầu gan cá, trứng cá. .
- Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp phòng chống tăng cân, hạn chế ảnh hưởng đến cột sống. Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả có màu xanh.
- Thực phẩm bổ sung vitamin: Giúp cung cấp dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Các loại quả là thực phẩm giàu vitamin.
Ngoài ra bệnh nhân không nên sử dụng các loại thức ăn có đóng hộp, có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hoặc chất kích thích sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị căn bệnh.
Phương pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm L5 S1, bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp cần thực hiện một số biện pháp sau.
- Hạn chế việc ngồi quá lâu một chỗ. Người bệnh nên thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng để linh hoạt xương khớp.
- Không khuân vác đồ nặng ảnh hưởng tới cột sống và hệ xương khớp.
- Ngồi đúng tư thế, tránh hiện tượng gù vẹo.
- Kiểm soát cân nặng.
- Thăm khám điều trị bệnh thường xuyên và định kỳ.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là căn bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay. Để điều trị hiệu quả người bệnh nên tới bệnh viện để thăm khám ngay khi phát hiện những triệu chứng đau nhức đầu tiên. Đồng thời nên tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
THÔNG TIN THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!