Phồng Đĩa Đệm L4 – L5 Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

5/5 - (5 bình chọn)

Phồng đĩa đệm L4 – L5 là một thể bệnh nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Tình trạng sẽ phức tạp hơn nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các vấn đề trên.

Phồng đĩa đệm L4 – L5 là bệnh gì?

Đĩa đệm có cấu tạo hình tròn dẹt, thường có cấu tạo bởi 2 phần. Trong đó có phần nhân nhầy dạng lòng trắng trứng phía trong và lớp vỏ bao quanh phía ngoài của nhân nhầy. Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa 2 đốt sống, có nhiệm vụ tránh ma sát giữa các đốt sống. Ngoài ra chúng cũng giúp bảo vệ cột sống khỏi sự va chạm, tổn thương từ bên ngoài.

Phồng đĩa đệm L4 - L5 xảy ra khi đĩa đệm bị phồng hoặc lồi ra sau
Phồng đĩa đệm L4 – L5 xảy ra khi đĩa đệm bị phồng hoặc lồi ra sau

Thoát vị đĩa đệm sẽ xảy ra khi phần đĩa đệm bị phồng hoặc lồi ra sau. Như vậy phồng đĩa đệm có thể coi là giai đoạn khởi phát của thoát vị đĩa đệm. Theo nghiên cứu thì triệu chứng phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào. Tuy nhiên đa phần thường xảy ra tại vùng thắt lưng và phổ biến nhất là phồng đĩa đệm L4 – L5.

Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm L4 – L5

Phồng đĩa đệm có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phải kể tới các yếu tố tác động do tuổi tác, chấn thương hoặc do sai tư thế. Chi tiết như sau:

  • Yếu tố tuổi tác: Ở độ tuổi từ 35 trở đi, quá trình lão hóa khiến đĩa đệm có dấu hiệu khô cứng do mất nước. Đĩa đệm không còn linh hoạt như ban đầu. Khi chịu tác động dù nhẹ nhất cũng có thể khiến đĩa đệm bị phồng. Thông thường đối tượng người lớn tuổi hoặc trung niên thường là độ tuổi mắc bệnh nhiều hơn cả.
  • Do chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra những chấn thương tại vùng cột sống là nguyên nhân gây phồng đĩa đệm.
  • Sai tư thế: Các tư thế sai diễn ra trong thời gian dài như khom lưng, cúi đầu, ngồi nghiêng người, ngửa cổ có thể dẫn tới cột sống bị biến dạng.
  • Do di truyền: Trường hợp cha mẹ có phần đĩa đệm yếu hoặc gặp các vấn đề tại đĩa đệm thì rất có thể sẽ di truyền sang con cái.
  • Do thừa cân: Hiện tượng cân nặng tăng trong một thời gian dài sẽ gây tác động nên cột sống và đĩa đệm. Từ đó khiến đĩa đệm bị phồng.
  • Thuốc lá hoặc rượu bia: Những người thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc nghiện thuốc lá có khả năng cao bị phồng đĩa đệm. Nguyên nhân là do chất kích thích có trong các sản phẩm này sẽ làm giảm tiếp nhận oxi của đĩa đệm. Điều này sẽ dẫn tới thoái hóa cột sống và đĩa đệm.

Triệu chứng của bệnh phồng đĩa đệm L4 – L5

Theo bác sĩ chuyên khoa, phồng đĩa đệm thường không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên ở những giai đoạn sau, bệnh thường có một số biểu hiện như sau:

Bệnh phồng đĩa đệm L4 - L5 gây ra những cơn đau ở vùng thắt lưng
Bệnh phồng đĩa đệm L4 – L5 gây ra những cơn đau ở vùng thắt lưng
  • Đau thắt lưng: Ban đầu có thể chỉ là một số biểu hiện mỏi. Sau đó người bệnh cảm thấy đau và khó chịu ở vùng thắt lưng.
  • Tê bì và ngứa: Biểu hiện ngứa ran khắp vùng cổ, sau đó lan dần xuống vùng cánh tay và tay.
  • Ngứa: Vị trí ngứa thường ở bàn chân hoặc gót chân.

Tùy theo mức độ phình và lồi ở mỗi bệnh nhân mà biểu hiện bệnh thường khác nhau. Bệnh nhân có thể đau âm ỉ sau đó khỏi dần trong vài ngày. Điều này khiến người bệnh chủ quan và không đi thăm khám khiến bệnh chỉ được phát hiện khi tình trạng đã trở nên phức tạp.

Phồng đĩa đệm L4 – L5 có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh phồng đĩa đệm L4 – L5 không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán điều trị sớm bệnh sẽ dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với việc điều trị phồng đĩa đệm.

Khi chuyển đến giai đoạn đĩa đệm thoát vị, nhân nhầy sẽ thoát hẳn ra khỏi vị trí ban đầu. Chúng di chuyển và chèn ép tới các rễ thần kinh gây ra hiện tượng đau nhức. Khi ấy bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đi lại và di chuyển của người mắc. Thậm chí nếu không được can thiệp sẽ gây ra rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác, liệt tứ chi…

Cách điều trị phồng đĩa đệm L4-L5 hiệu quả?

Phồng đĩa đệm L4 – L5 hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như phát hiện bệnh sớm. Thông qua chẩn đoán bằng các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc các bài vật lý trị liệu.

Uống thuốc gì chữa bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 hiệu quả?

Thực tế thuốc Tây là phương pháp phổ biến để điều trị bệnh phồng đĩa đệm L4 – L5. Tuy nhiên, nếu điều trị trong thời gian kéo dài, thuốc Tây lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ, tương đối nguy hiểm. Do đó, cần đi thăm khám và tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn.

Điều trị bằng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh
Điều trị bằng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh

Một số loại thuốc thường sử dụng như sau:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Tác dụng của thuốc là giảm các cơn đau gây ra tại vùng lưng và cột sống. Ngoài ra, có một số loại thuốc giảm đau theo đường tiêm.
  • Thuốc mạch ngoại vi: Thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc bổ hoặc vitamin: Bổ sung các loại vitamin như B1, B6, B12

Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc với các liều lượng khác nhau. Để điều trị triệt để căn bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ triệt để hướng dẫn của bác sĩ.

THAM KHẢO THÊM:

Vật lý trị liệu

Chuyên gia đánh giá các bài vật lý trị liệu rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhân bị phồng đĩa đệm. Các phương pháp không sử dụng thuốc nên hạn chế ảnh hưởng và những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số liệu pháp người bệnh có thể sử dụng.

Châm cứu là phương pháp chữa phồng đĩa đệm L4 - L5 hiệu quả
Châm cứu là phương pháp chữa phồng đĩa đệm L4 – L5 hiệu quả
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Sử dụng có thể giảm đau nhanh tại vùng đĩa đệm bị phồng. Chườm lạnh còn giúp hạn chế sưng và viêm. Chườm nóng là biện pháp giảm đau tại chỗ hiệu quả.
  • Điện trị liệu: Là phương pháp giúp làm giảm các cơn đau vùng thắt lưng nhanh chóng.
  • Châm cứu: Châm cứu là phương pháp điều trị xuất phát từ đông y. Bác sĩ đông y sẽ sử dụng kim châm vào vùng huyệt đạo. Nhờ đó kích thích máu lưu thông tới các vị trí khớp, cải thiện tình trạng đau nhức .
  • Bấm huyệt: Cũng là một phương pháp hiệu quả giúp điều trị phồng đĩa đệm L4 – L5. Phương pháp này chủ yếu dùng sức bằng tay để tác động tới các huyệt đạo, giúp người bệnh giảm đau nhức.

Chữa phồng đĩa đệm L4 – L5 thông qua các bài tập thể dục

Tập thể dục là phương pháp chữa bệnh hiệu quả đã được các chuyên gia khuyến cáo. Bệnh nhân mắc chứng phồng đĩa đệm L4 – L5 có thể áp dụng các bài tập cải thiện thoát vị đốt sống L4-L5 nhẹ nhàng. Trong đó đi bộ, yoga và bơi lội là được nhiều người áp dụng nhất.

Đi bộ

Đi bộ là bài tập đơn giản, dễ thực hiện. Đi bộ nhẹ nhàng giúp các khớp xương được vận động một cách linh hoạt và dẻo dai. Phương pháp này giúp thư giãn và giảm đau nhức, tê bì gây ra do phồng đĩa đệm. Tuy nhiên người bệnh nên tập luyện với cường độ nhẹ để tránh ảnh hưởng mạnh tới vùng tổn thương.

Đi bộ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Đi bộ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Ngoài ra, bệnh nhân nên đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Các địa điểm có phong cảnh đẹp rất thích hợp cho việc vừa đi bộ vừa thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên. Thư giãn cũng là cách để quên cảm giác đau nhức do bệnh gây ra.

Yoga

Bài tập yoga cũng giúp giảm đau nhức vùng lưng và cột sống. Người bệnh nên lựa chọn các động tác đơn giản tác động đến tay và lưng. Nên thực hiện các bài tập này cố định vào một thời điểm trong ngày. Tốt nhất là vào buổi sáng sớm.

Bơi lội

Bơi lội là cách để rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Khi bơi cột sống sẽ được kéo giãn và giảm áp lực lên đĩa đệm. Nhờ vậy giúp người bệnh giảm đau nhức hiệu quả và nhanh chóng.

Phương pháp Đông y trị bệnh hiệu quả

Phương pháp Đông y giúp điều trị các bệnh lý về xương khớp nhanh chóng và hiệu quả. Dược liệu sử dụng đảm bảo an toàn, lành tính. Phương pháp chủ yếu là sắc uống, thực hiện ngay tại nhà tiết kiệm nhiều chi phí cho người bệnh. Một số bài thuốc giảm đau vùng thắt lưng thường được người mắc bệnh phồng đĩa đệm L4 – L5 sử dụng như sau.

  • Bài thuốc số 1: Nguyên liệu bao gồm đỗ trọng, ý dĩ, lá lốt, rễ ngưu tất. Sử dụng bằng cách sắc uống hàng ngày, mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc số 2: Nguyên liệu bao gồm quế chi, hoàng bá, ý dĩ nhân, phòng phong, đĩa hoàng, uy linh tiên. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc số 3: Nguyên liệu bao gồm thạch chi, xuyên khung, cỏ xước, đẳng sâm, độc hoạt, tế tân, cam thảo. Sắc lấy nước thuốc và uống trong ngày.

Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng tại nhà

Mẹo dân gian điều trị bệnh thoát vị nhờ các dược liệu quen thuộc, dễ tìm và dễ kiếm. Bài thuốc này đơn giản, dễ thực hiện lại rất tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, việc điều trị thường kéo dài nên người bệnh cần kiên trì và không bỏ dở giữa chừng.

Bài thuốc chữa bệnh từ xương rồng

Xương rồng là vị thuốc hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh phồng đĩa đệm L4 – L5. Cách sử dụng cũng rất đơn giản như sau.

Chữa bệnh nhờ bài thuốc dân gian từ cây xương rồng đem lại hiệu quả cao
Chữa bệnh nhờ bài thuốc dân gian từ cây xương rồng đem lại hiệu quả cao
  • Chuẩn bị 2 cây xương rồng, muối hạt và than đốt sẵn.
  • Xương rồng đem cắt bỏ gai và rửa thật sạch.
  • Cho phần xương rồng đã rửa vào một túi vải, thêm muối hạt và đập nhỏ.
  • Đem xương rồng cùng với muối đi hơ nóng.
  • Rải đều xương rồng ra một mặt phẳng.
  • Người bệnh có thể nằm lên trên phần xương rồng đang còn ấm.
  • Hơi ấm sẽ lan tỏa giúp cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả.

Bài thuốc từ ngải cứu, vỏ chanh và vỏ bưởi

Ngải cứu được biết đến là dược liệu của nhiều bài thuốc trị đau xương khớp. Kết hợp ngải cứu với vỏ chanh và vỏ bưởi mang đến một bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Bạn có thể thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Chuẩn bị dược liệu lá ngải cứu khô và vỏ chanh khô, vỏ bưởi khô, rượu trắng.
  • Đem toàn bộ nguyên liệu đi sao đến khi vàng thì dừng lại
  • Cho toàn bộ các dược liệu vào một chiếc bình nhỏ. Ngâm cùng với 2 lít rượu.
  • Sau khoảng 1 tháng thì lấy phần rượu này ra sử dụng. Mỗi ngày nên uống 1 ly nhỏ đều trong vòng 1 đến 2 tháng để có tác dụng.

Phòng ngừa phồng đĩa đệm L4 – L5 bằng cách nào?

Phồng đĩa đệm L4 – L5 có thể diễn tiến thành bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì thế bạn cần thực hiện các biện pháp để phòng bệnh như sau.

  • Thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Phòng tránh hiện tượng tăng cân nhanh và đột ngột dẫn tới béo phì.
  • Không nên khiêng vác vật nặng quá sức của mình.
  • Không ngồi quá lâu ở một tư thế, thường xuyên đi bộ và tập thể dục để rèn luyện sức khỏe.
  • Khi thấy các cơn đau bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám sức khỏe và tư vấn.

Phồng đĩa đệm L4 – L5 là giai đoạn nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có liệu pháp điều trị kịp thời. Vì vậy người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám khi có các biểu hiện mắc bệnh.

XEM THÊM:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Chữa thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Xương khớp Quân Dân 102 bao lâu thì khỏi?

Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bệnh Viện Xương Khớp Quân Dân 102 Bao Lâu Thì...

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Căn bệnh này...
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Hiệu Quả Dễ Thực Hiện

Bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra...
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một địa điểm uy tín bạn có thể tham khảo

10 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Hà Nội Uy Tín

Chữa thoát vị đĩa đệm ở Hà Nội địa chỉ nào uy tín là từ khóa được tìm kiếm nhiều...
Mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Thực Hiện Như Thế Nào? Tư Vấn Chi Tiết

Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng được với các phương pháp điều...
Tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm

Tập Xà Đơn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Có Tốt Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh được nhiều người lựa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top