Thoái hóa đĩa đệm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thoái hóa đĩa đệm thường phát triển thầm lặng trong nhiều năm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc cột sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy tình trạng này có triệu chứng đặc trưng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Bạn đọc hãy cùng dành vài phút tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Thoái hóa đĩa đệm là gì?
Thoái hóa đĩa đệm là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng đĩa đệm bị bào mòn theo thời gian, mất đi cấu trúc cùng chức năng hoạt động ban đầu. Bệnh lý này là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra triệu chứng đau nhức vùng cổ, vai gáy và thắt lưng. Nó cũng thường bị nhầm lẫn với một số vấn đề khác như thoát vị đĩa đệm hoặc phình đĩa đệm.
Đĩa đệm thoái hóa có khả năng tiến triển trong một khoảng thời gian dài. Người bệnh không thể điều trị dứt điểm tình trạng này mà chỉ có thể sử dụng thuốc uống hoặc vật lý trị liệu để ngăn chặn và cải thiện triệu chứng. Theo nhiều thống kê về y tế, thoái hóa đĩa đệm có tính chất và mức độ ảnh hưởng khá đa dạng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh.
Bệnh lý này nếu không được điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến một số các biến chứng khác như: Hẹp ống sống, viêm xương khớp, thoái hóa cột sống và chứng vẹo cột sống.
Nguyên nhân thoái hóa tại đĩa đệm
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa đĩa đệm là do lão hóa. Khi cơ thể già đi, đĩa đệm cũng chịu sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa, dẫn đến những thay đổi về cấu trúc cũng như hình dạng. Những thay đổi này cụ thể gồm có:
- Đĩa đệm khô cứng: Đĩa đệm cũng giống như cơ thể, được hình thành chủ yếu từ chất lỏng. Theo thời gian, lượng nước này dần mất đi, khiến đĩa đệm trở nên khô cứng, thậm chí là xẹp đi.
- Đĩa đệm có vết nứt: Hàng ngày, cột sống phải chịu rất nhiều áp lực và căng thẳng do các hoạt động hoặc chấn thương nhẹ bên ngoài gây ra. Theo thời gian, những áp lực này có thể hình thành nên các vết nứt ở bao xơ – bộ phận bảo vệ nhân đĩa đệm. Các vết nứt nếu tiếp tục chịu áp lực có thể bị rách và khiến phần nhân bên trong rò rỉ ra ngoài cột sống.
Bên cạnh yếu tố tuổi tác, có một số các vấn đề khác có thể khiến tình trạng thoái hóa xấu đi, gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Chúng bao gồm:
- Tình trạng viêm nhiễm: Khi đĩa đệm bị thoái hóa, các protein gây viêm có thể theo vết rách thoát ra bên ngoài. Điều này dẫn đến hậu quả là các cơ khớp và rễ thần kinh xung quanh bị viêm nhiễm hoặc sưng tấy.
- Vận động quá sức: Các động tác người bệnh thực hiện như mang vác, luyện tập thể thao,..nếu thực hiện quá sức có thể gây thêm áp lực cho cột sống. Các đĩa đệm vốn đang bị bào mòn dần dần sẽ tổn thương nhiều hơn, có thể dẫn đến nứt, rách, thậm chí là trượt khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên dây thần kinh xung quanh.
- Thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì cũng là một trong các yếu tố có thể khiến tình trạng đĩa đệm thoái hóa thêm tồi tệ. Nguyên nhân là do cột sống phải chịu đựng tải trọng quá lớn từ các khối mỡ, dẫn đến việc đĩa đệm bị đè nén trong suốt thời gian dài. Thêm vào đó, người béo phì thường ít vận động và khiến sự hao mòn cột sống và đĩa đệm xảy ra nhanh hơn.
Triệu chứng điển hình người bệnh nên biết
Tình trạng này thường xảy ra ở hai khu vực là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng chia bệnh thành hai dạng chính: Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoái hóa ở đĩa đệm vùng cổ. Đối với dạng đầu tiên, thoái hóa đĩa đệm tại vị trí L5-S1 được coi là phổ biến nhất.
Nhìn chung, các triệu chứng có nhiều nét tương đồng với dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm. Dù vị trí có thể khác nhau nhưng nhìn chung thì người bệnh có đĩa đệm bị bào mòn thường gặp phải các triệu chứng dưới đây:
- Cơn đau nhức khó chịu: Đây được xem là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh. Các cơn đau nhức ở cấp độ thấp nhưng đủ gây khó chịu cho người bệnh, tập trung xung quanh khu vực bị thoái hóa. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần mới thuyên giảm. Cơn đau cũng gia tăng nếu người bệnh thực hiện một số hành động không tốt ảnh hưởng đến cột sống, ví dụ như vặn xoắn, cúi đầu, nâng vật nặng,…
- Cử động gặp khó khăn: Khi đĩa đệm bị thoái hóa, chức năng giảm xóc và khả năng nâng đỡ của chúng cũng suy giảm theo. Điều này khiến cột sống mất đi tính linh hoạt vốn có, vì thế các cử động của người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình cử động, di chuyển.
- Co thắt hoặc căng cứng cơ: Triệu chứng này cũng là một trong các dấu hiệu tiêu biểu của tình trạng mất cân bằng ở cột sống và đĩa đệm. Trong một số trường hợp thoái hóa, người bệnh có thể không cảm thấy đau nhưng lại bị co thắt và căng cứng các cơ thường xuyên.
- Cảm giác tê ngứa, buốt nhói: Triệu chứng này thường xảy ra khi đĩa đệm thoái hóa gây thoát vị đè nén lên các dây thần kinh ở khu vực lân cận. Tùy vào vị trí mà người bệnh có thể cảm nhận được mức độ tê ngứa hoặc nóng ran, buốt nhói khác nhau. Ví dụ: Người bệnh đĩa đệm thoái hóa vùng cổ sẽ cảm thấy khó chịu ở vai, cánh tay, bàn tay trong khi thoái hóa thắt lưng khiến hông và hai chi dưới tê ngứa, nhói buốt.
Chẩn đoán tình trạng thoái hóa tại đĩa đệm như thế nào?
Quá trình chẩn đoán tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa thường bao gồm các bước thăm khám như sau:
- Thông tin bệnh sử: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thu thập các thông tin chi tiết liên quan đến triệu chứng cụ thể mà người bệnh gặp phải: Cơn đau vùng cổ hoặc thắt lưng bắt đầu từ khi nào? Tần suất cơn đau? Mức độ ảnh hưởng cũng như khả năng vận động có suy giảm hay không? Tiền sử bệnh cũng cần được thống kê, ví dụ như người bệnh có từng bị chấn thương cột sống hay không?Thói quen và lối sống sinh hoạt như thế nào?…
- Kiểm tra thể chất: Sau khi tìm hiểu về tình trạng hiện tại của người bệnh, các bác sĩ tiếp tục tiến hành kiểm tra thể chất. Họ có thể sẽ sờ nắn khu vực cột sống và những vị trí nghi ngờ bị thoái hóa, kiểm tra phản xạ cũng như yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số các chuyển động liên quan đến cột sống.
- Xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu: Cuối cùng, để có đánh giá chính xác về mức độ tổn thương cũng như loại bỏ các nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau lưng, đau cổ, bác sĩ sẽ thực hiện thêm xét nghiệm hình ảnh. Một số biện pháp như chụp MRI, chụp CT hoặc X-quang có thể được sử dụng.
Điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống
Mục tiêu của việc điều trị thoái hóa đĩa đệm không phải là khôi phục nguyên trạng như ban đầu mà là giảm đau và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Hầu hết các trường hợp đĩa đệm thoái hóa đều có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp dưới đây:
Điều trị thoái hóa đĩa đệm với Tây y
Tây y thường là lựa chọn hàng đầu của người bệnh bởi tác dụng đem lại nhanh chóng, không tốn thời gian và hiệu quả kéo dài. Các phương pháp trị liệu bằng Tây y thường có:
- Các loại thuốc giảm đau: Đối với các cơn đau nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroids như ibuprofen, naproxen, acetaminophen,…Còn trong các trường hợp bệnh nhân phải chịu đựng cơn đau dữ dội khó chịu, bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm đau gây nghiện như lisinopril, lipitor,…và thuốc giãn cơ như baclofen, metaxalone,..
- Kích thích thần kinh qua da: Phương pháp này được thực hiện thông qua thiết bị TENS, bằng cách đưa các xung điện cực nhỏ vào cơ thể để giảm đau. Thiết bị TENS bao gồm hai phần, một phần truyền xung điện trực tiếp qua da, phần còn lại nối với bộ điều khiển từ xa.
- Vật lý trị liệu: Các bác sĩ chỉnh hình hoặc các chuyên gia trị liệu sẽ thực hiện hàng loạt các thao tác xoa bóp, ấn nắn lên những khu vực bị đau mỏi của người bệnh. Thông quá đó có thể loại bỏ những áp lực đè nén lên cột sống và đĩa đệm cũng như giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ cong vẹo cột sống. Hiệu quả của vật lý trị liệu thường tương đương với việc sử dụng thuốc giảm đau.
- Tiêm steroid ngoài màng cứng: Thuốc steroid được tiêm vào lớp màng cứng bảo vệ cột sống, giúp cải thiện tình trạng viêm sưng, đau nhức khó chịu cũng như khả năng vận động của người bệnh. Thông thường, biện pháp này được chỉ định trước khi người bệnh bắt đầu tham gia vật lý trị liệu để làm tăng mức độ ảnh hưởng của bài tập đến cột sống và đĩa đệm.
Đông y điều trị thoái hóa xương khớp dứt điểm
Trong thời gian gần đây, Đông y dần trở thành xu hướng được người bệnh lựa chọn. Tuy rằng không có hiệu quả tức thời như Tây y nhưng Đông y lại lành tính và tác động thẩm thấu sâu bên trong từng huyết mạch. Một số bài thuốc dược liệu Đông y thường được sử dụng là:
- Bài thuốc thông kinh hoạt lạc, trừ ứ phong: Người bệnh cần chuẩn bị các vị thuốc sau táo tàu, xương truật, cát căn, quế chi, bạch thược, mộc qua, tam thất, sinh khương, cam thảo và quy đầu. Thuốc được sắc tối đa trong 20 phút, dùng khi còn nóng vào sau bữa ăn hàng ngày.
- Bài thuốc trừ phong thấp, lợi khí huyết: Các vị thuốc được sử dụng gồm có chỉ thực, hoàng cầm, cam thảo, tế tân, y truật, xuyên không, quế chi, trần bì, phòng phong, đẳng sâm, khương hoạt,…Người bệnh đem sắc thuốc trong nồi đất, thời gian từ 15 – 20 phút. Dùng thuốc khi còn ấm nóng, chia hai lần trong ngày.
THAM KHẢO THÊM:
Biện pháp tại nhà cải thiện tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa
Bên cạnh Đông và Tây y, người bệnh còn có thể áp dụng một số các biện pháp tại nhà khác dưới đây:
- Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh là một trong các biện pháp có tác dụng giảm đau nhanh chóng, ngăn ngừa viêm sưng khó chịu ở người bệnh thoái hóa. Tất cả những gì cần chuẩn bị chỉ đơn giản là một túi chườm lạnh, áp lên trên khu vực bị ảnh hưởng trong khoảng 2 – 3 phút. Thực hiện liên tục cho đến khi cơn đau thuyên giảm, tuy nhiên cần chia làm nhiều đợt nhỏ để tránh gây kích ứng da.
- Liệu pháp nhiệt nóng: Giống như chườm đá lạnh, liệu pháp này cũng sử dụng nhiệt độ làm nhân tố chính, ví dụ như dùng túi sưởi hoặc bồn nước ấm. Nhiệt nóng giúp lưu thông khí huyết, giảm viêm sưng và cải thiện tình trạng đau nhức, tê buốt hiệu quả. Người bệnh lưu ý không nên chườm hoặc ngâm nước ấm quá lâu vì có thể gây bỏng hoặc khô da do mất nước.
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Dụng cụ hỗ trợ điều trị như đai đeo thoát vị đĩa đệm là phương pháp có thể áp dụng ngay tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng bệnh.
Biện pháp phòng tránh bệnh xương khớp hiệu quả
Các biện pháp phòng tránh tình trạng đĩa đệm thoái hóa gồm có:
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày có thể tác động tích cực hơn đối với sức khỏe cũng như tình trạng bệnh lý mà chúng ta đang đối mặt. Ví dụ: Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, uống nhiều nước, tăng cường vận động, tránh ở một tư thế quá lâu, không dùng điện thoại quá lâu,…
- Bổ sung dinh dưỡng hàng ngày: Thực phẩm có khả năng ngăn chặn rất tốt quá trình lão hóa, giảm đau nhức và bổ sung các hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm cho cơ thể. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên bổ sung nhiều rau xanh đậm (cà rốt, ớt chuông, súp lơ xanh, cải xoăn), các loại cá biển, động vật giáp xác (cua, ghẹ, sò, tôm), sữa và thực phẩm chế biến từ sữa, các loại đậu và quả mọng (nho, dâu tây, mâm xôi,..).
Bài viết trên đây hy vọng đã mang đến nhiều kiến thức mới về chủ đề thoái hóa đĩa đệm cho bạn đọc. Để đảm bảo sức khỏe luôn dồi dào, bạn cần dành thời gian hoạt động thể chất ngoài trời, tăng cường tiêu thụ thực phẩm dinh dưỡng và đi khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần.
THÔNG TIN THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!