Tiêm nội khớp có nguy hiểm không? Khi nào nên thực hiện?

Đánh giá bài viết

Tiêm nội khớp là phương pháp có tác dụng giảm đau, chống viêm, cải thiện chức năng vận động của khớp gối. Phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mà rất nhiều người bệnh chưa biết đến.

1. Tiêm nội khớp gối có tác dụng gì? Gồm những loại nào?

Tiêm nội khớp là một hình thức đưa thuốc vào trực tiếp bên trong các tế bào hoặc các phần mềm cạnh khớp để điều trị một số bệnh lý liên quan đến khớp. Tiêm nội khớp là một trong các thủ thuật đơn giản, ít tốn kém, hiệu quả tốt. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi tuyệt đối vô trùng và cần được tiến hành ở các cơ sở y tế uy tín.

Tác dụng chính của kỹ thuật tiêm nội khớp:

  • Đưa thuốc trực tiếp vào ổ khớp cần điều trị, giúp thuốc phát huy tối đa tác dụng
  • Với chỉ định tiêm Corticoid, tác dụng chính là chống viêm, giảm đau, ngừa sưng, hiệu quả tốt với các bệnh viêm khớp không do nhiễm khuẩn.
  • Với chỉ định tiêm Acid hyaluronic, tác dụng chính là bổ sung chất nhầy, giảm tăng sinh màng hoạt dịch, hỗ trợ tốt trong các trường hợp thoái hóa khớp.
Tiêm nội khớp là một kỹ thuật điều trị nguy hiểm, dễ gây biến chứng
Tiêm nội khớp là một kỹ thuật điều trị nguy hiểm, dễ gây biến chứng

Có 2 loại tiêm nội khớp:

  • Tiêm nội khớp Corticoid
  • Tiêm nội khớp chất nhờn Acid hyaluronic

2. Tiêm nội khớp có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp

Tiêm nội khớp là một trong những liệu pháp điều trị các bệnh lý viêm khớp khá đơn giản, được thực hiện phổ biến ở nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các phòng mạch. Tuy nhiên, liệu pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, rủi ro khôn lường như:

  • Cụt chi, teo cơ do nhiễm trùng

Vô khuẩn là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất khi thực hiện kỹ thuật tiêm nội khớp. Trong trường hợp người bệnh gặp biến chứng nhiễm khuẩn ổ khớp do bất kỳ nguyên nhân nào cũng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị nhiễm trùng ổ khớp là khớp sưng to, nóng, đỏ, đau, sốt… Để điều trị nhiễm trùng, người bệnh có thể cần phải dẫn lưu, mổ nạo vét hoại tử… Sau điều trị, người bệnh có thể bị cứng khớp, hỏng khớp vĩnh viễn. Một số trường hợp nặng có thể dẫn tới hoại tử chi, cụt chi.

Bên cạnh nhiễm trùng, teo cơ cũng là một biến chứng phổ biến khi tiêm khớp không đúng kỹ thuật. Nếu kỹ thuật viên tiêm chệch vào cơ, mạch máu sẽ khiến vùng cơ đó bị tổn thương, teo nhỏ, ảnh hưởng tới chức năng vận động lâu dài.

  • Biến chứng do Corticoid

Lạm dụng corticoid tiêm nội khớp là tình trạng khá phổ biến. Điều này đặc biệt nguy hiểm bởi bản thân corticoid là thuốc có rất nhiều tác dụng phụ, khi sử dụng phải được đánh giá và kê đơn chặt chẽ.

Một số hậu quả do corticoid người bệnh có thể gặp phải như: biến dạng cơ thể (Hội chứng Cushing), teo cơ, phù do tích nước, yếu chi, dính khớp, loãng xương, thậm chí là liệt toàn thân.

Tiêm nội khớp sai chỉ định có thể dẫn tới liệt chi
Tiêm nội khớp sai chỉ định có thể dẫn tới liệt chi
  • Biến chứng khác

Có thể gặp: teo da, thay đổi sắc tố da vùng tiêm, chảy máu, sốc thuốc gây tê, …

3. Các trương hợp chỉ định và chống chỉ định tiêm

Tiêm nội khớp là một thủ thuật điều trị khá đơn giản và hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về khớp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện thủ thuật này.

Kỹ thuật tiêm nội khớp được chỉ định trong các trường hợp sau:

Tiêm Corticoid:

  • Các bệnh khớp có tổn thương viêm màng hoạt dịch không do nhiễm khuẩn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp mạn tính thiếu niên…
  • Viêm túi thanh dịch, kén màng hoạt dịch, điển hình là kén khoeo chân, còn gọi là kén Baker.
  • Các trường hợp thoái hóa khớp giai đoạn sớm

 Tiêm nội khớp Acid hyaluronic:

  • Các trường hợp thoái hóa khớp gối, khớp vai. Ngoài ra có thế tiêm khớp háng, khớp bàn ngón tay…

Các trường hợp không nên tiêm:

  • Các bệnh lý tổn thương khớp do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
  • Các trường hợp viêm khớp chưa loại trừ được nhiễm khuẩn
  • Có tổn thương nhiễm khuẩn trên da tại những vị trí tiêm và những khu vực gần vị trí tiêm
  • Các trường hợp có bệnh lý nền đái tháo đường, cao huyết áp…

Viêm khớp và thoái hóa khớp là 2 dạng tổn thương phổ biến nhất trong các bệnh lý về khớp. Theo thời gian, tổn thương dần từ bề mặt sụn tới tổ chức dưới sụn rồi phá hủy đến mô xương, gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Ngoài giải pháp tiêm nội khớp, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị dùng thuốc hoặc trị liệu vật lý như bấm huyệt, châm cứu, quang trị liệu… Hiện nay, tại bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 đang áp dụng các liệu pháp điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp không phẫu thuật.

Các phương pháp trị liệu bằng thuốc và vật lý trị liệu tại đây luôn hướng tới mục tiêu an toàn và hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh, giúp bệnh nhân hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng do các phương pháp khác mang lại. Tỷ lệ thành công và trở lại cuộc sống bình thường khi điều trị tại bệnh viện đều khá cao nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Email: lienhe@benhvienxuongkhop102.org 

Facebook: https://fb.com/benhvienxuongkhop102

Hotline: 0888 598 102

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 17h30

Cập nhật: 5:36 PM , 19/06/2023
Chính sách bảo hiểm

Tổng quan về khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT

Với mong muốn chia sẻ những lo lắng, băn khoăn về vấn đề tài chính trong thăm khám và điều...
Xử lý bong gân đúng cách bằng chườm lạnh

Xử lý bong gân đúng cách

Bong gân là một trong những chấn thương nhẹ, phổ biến, thường gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả,...
Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị đau đầu gối

Đau đầu gối nhưng không sưng là bệnh gì?

Phần lớn các trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng là do các vấn đề về lão hóa, chấn...
Hướng dẫn quy trình nhập viện, xuất viện tại bệnh viện Xương khớp Quân dân 102

Hướng dẫn thủ tục xuất nhập viện tại bệnh viện.

Với mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, hiệu quả, Bệnh viện YHCT Xương khớp...
Hội chứng Guillain- Barre

Đau nhức bả vai lan xuống cánh tay là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nhức bả vai lan xuống cánh tay có thể xuất hiện dần dần từ nhẹ đến khó chịu hoặc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top