Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đạp Xe Hay Không? Tư Vấn Chi Tiết
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không là băn khoăn của không ít người bệnh. Thực tế đây là môn thể thao vận động được nhiều người ưa thích và có tác động tốt tới việc rèn luyện sức khỏe. Vậy với bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm có nên tập luyện với xe đạp hay không? Tham khảo thông tin được đưa ra trong bài viết sau đây.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm đang trở nên phổ biến và có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Nguy hiểm hơn là độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Căn bệnh này gây ra do bao xơ bị rách khiến lượng nhân nhầy thoát ra ngoài, di chuyển tới các vị trí khác nhau. Sau đó gây ảnh hưởng và tác động tới rễ thần kinh. Tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy các cơn đau nhức có cường độ tăng dần. Nguyên nhân gây bệnh có thể do tình trạng thoái hóa, cũng có thể do ngồi sai tư tế, chấn thương hoặc vận động mạnh.
Thực tế việc điều trị bệnh để khỏi hoàn toàn và không gây ra tổn thương là rất khó. Để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh và thuyên giảm các cơn đau việc sử dụng thuốc theo chỉ định kết hợp với tập luyện là rất cần thiết. Chính vì thế, bác sĩ chuyên khoa khuyến khích bệnh nhân ăn uống khoa học kết hợp với việc tập luyện. Đây là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh bền vững, triệt để và hiệu quả.
Đạp xe đạp là hoạt động thể thao được nhiều người ưa thích và lựa chọn để rèn luyện sức khỏe. Môn thể thao giúp vận động, tăng cường sức khỏe, tăng sự dẻo dai của các nhóm cơ. Vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể thực hiện bài tập đạp xe. Quá trình đạp xe sẽ giúp làm chậm sự phát triển của căn bệnh. Từ đó cải thiện chức năng vận động và nâng cao sức khỏe. Một số lợi ích thực tế như sau.
- Kiểm soát cân nặng: Thực tế đã chứng minh cân nặng có thể là yếu tố gây áp lực nên đĩa đệm và cột sống. Thừa cân hay béo phì cũng là nguyên nhân tạo nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp. Việc đạp xe thường xuyên sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt cân nặng. Hạn chế tình trạng gây áp lực lên đĩa đệm. Đặc biệt là áp lực tới phần bao xơ bị rách.
- Cải thiện các chức năng vận động: Đạp xe là phương pháp tập luyện giúp tăng sức mạnh của khối cơ. Trong đó đặc biệt là các cơ dưới cánh tay, chi dưới. Vì thế đạp xe đạp là bài tập giúp hạn chế tình trạng liệt chi.
- Hỗ trợ quá trình hồi phục của đĩa đệm: Hoạt động thể thao này giúp quá trình chuyển hóa canxi diễn ra nhanh hơn. Nhờ vậy cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp nói chung và quá trình hồi phục của đĩa đệm nói riêng. Vì thế thực hiện bài tập này là phương pháp đẩy nhanh tốc độ hồi phục đĩa đệm.
- Giảm căng thẳng: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường xuyên bị đau nhức khiển tinh thần căng thẳng. Đạp xe sẽ giúp kích thích sản sinh hormone endorphin từ não bộ. Nhờ đó giảm căng thẳng và hạn chế tình trạng stress.
- Nâng cao sức khỏe cơ thể: Khi đạp xe thường xuyên, các cơ khớp ở tay và chân được vận động thường xuyên hơn. Nhờ vậy có thể cải thiện sức khỏe tổng thể. Bệnh nhân có sức đề kháng tốt hơn, có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác. Trong đó phải kể tới bệnh tiểu đường, huyết áp hoặc tim mạch.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên đạp xe để tạo điều kiện hồi phục nhanh. Ngoài ra đây là môn thể thao hiệu quả để tăng cường sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên để thực sự đạt hiệu quả cao người bệnh cần đạp xe đúng cách.
THAM KHẢO:
Hướng dẫn cách đạp xe phù hợp với người bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe? Việc đạp xe đúng cách sẽ giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
Chọn lựa loại xe đạp phù hợp
Trước khi thực hiện đạp xe việc quan trọng nhất là phải lựa chọn loại xe đạp phù hợp. Người thực hiện tập luyện nên căn cứ vào chiều cao và cân nặng của mình để lựa chọn xe đạp. Tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoavà nhân viên bán hàng trong quá trình lựa chọn.
Nếu sử dụng xe không phù hợp với trọng lượng cơ thể sẽ khiến quá trình tập luyện không đạt hiệu quả. Ngoài ra điều này còn có thể gây ra tổn thương cột sống. Nếu như chiếc xe bạn chọn quá nhỏ hoặc quá to so với kích thước cơ thể, khi đạp xe sẽ tăng áp lực lên cột sống thắt lưng, phần chân và tay. Vì thế việc quan trọng hàng đầu là cần lựa chọn loại xe đạp phù hợp.
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Hướng dẫn tư thế đạp xe đúng cách
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Người bệnh nên đạp xe nhưng tư thế đạp xe như thế nào cũng đặc biệt quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn tư thế chuẩn nhất để người bệnh áp dụng.
- Yên xe cần cân đối với chiều cao. Các loại xe đạp hiện nay đều có thiết kế để dễ dàng điều chỉnh phần yên. Người bệnh nên chỉnh yên sao cho khi đi xe cơ thể hơi nghiêng về phía trước. Khi ấy phần cánh tay sẽ phải duỗi thẳng. Đồng thời cánh tay nắm chắc tay cầm.
- Thực hiện đặt chính giữa bàn chân lên bàn đạp. Lưu ý không sử dụng phần gót chân hoặc mũi chân để đặt lên bàn đạp. Khi thực hiện bài tập bụng nên hóp nhẹ. Đồng thời khi luyện tập cần phối hợp nhịp nhàng giữa đầu gối và hông.
- Thực hiện đạp xe một cách nhẹ nhàng. Khi mới tập người bệnh không nên đạp quá nhanh.
- Sau khi tập luyện quen dần có thể tăng dần cường độ.
Thực hiện bài khởi động trước khi đạp xe
Đạp xe là môn thể thao không cần khởi động quá kỹ trước khi thực hiện. Tuy nhiên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vẫn nên làm điều này. Việc khởi động này sẽ giúp phần cơ thể linh hoạt hơn khi thực hiện việc đạp xe.
Đặc biệt người bệnh nên khởi động với các bài tập liên quan tới khớp vai, tay và chân. Thực hiện các động tác này trước khi vào bài tập sẽ giúp hạn chế mệt mỏi, giảm đau nhức và tăng sự bền bỉ.
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe? Thời gian và cường độ thực hiện bài tập
Đây là vấn đề cần lưu ý đặc biệt. Việc tập luyện quá sức có thể gây tổn thương nhiều hơn lên đĩa đệm. Việc đạp xe không đúng tư thế cũng sẽ khiến phần khớp bị phù nề, sưng hoặc tấy đỏ. Chuyên gia cho rằng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên thực hiện bài tập từ 10 – 15 phút mỗi ngày. Sau khi quen dần có thể tăng thời gian đạp xe tới 30 phút.
Trong thời gian thực hiện bài tập nên đạp xe với cường độ chậm để làm quen. Sau đó người bệnh có thể tăng dần cường độ. Tuy nhiên nên chú ý để không thực hiện quá sức. Cường độ tập luyện cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe.
Sử dụng đai hỗ trợ
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không? Với trường hợp bệnh nhân bị các cơn đau nhức nhiều hơn một chút, đai hỗ trợ thoát vị đĩa đệm là dụng cụ phù hợp nhất. Dụng cụ này sẽ giúp cố định đĩa đệm. Nhờ vậy quá trình đạp xe mô mềm sẽ không bị đĩa đệm chèn ép. Bên cạnh đó, mang đai hỗ trợ, cơ thể sẽ được giữ nguyên tư thế khi thực hiện động tác đạp xe. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng các thiết bị bảo vệ đầu gối và khuỷu tay khác trong quá trình thực hiện bài tập.
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Với những hướng dẫn trên đây thì rõ ràng việc đạp xe là hết sức cần thiết. Phương pháp này giúp tăng cường sự dẻo dai và hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra đây còn là bài tập giúp cải thiện sức khỏe toàn diện.
Lưu ý khi luyện tập và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không? Người bệnh nên thực hiện việc đạp xe thường xuyên và trong thời gian dài để cải thiện bệnh.
Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp bài tập đạt hiệu quả cao hơn:
- Lựa chọn những cung đường đạp xe bằng phẳng để tránh hiện tượng xóc trong quá trình tập luyện.
- Nên chọn những địa điểm đạp xe có phong cảnh đẹp, thiên nhiên thơ mộng để tinh thần thư thái hơn.
- Nên đạp xe cùng bạn bè hay người thân để có kịp thời đưa ra các phương án xử lý khi bị đau nhức đột ngột.
- Nên mang theo các đồ dùng cá nhân như nước suối hoặc điện thoại.
- Lựa chọn và sử dụng các trang phục vừa vặn với cơ thể. Tốt nhất với quần áo nên chọn vật liệu cotton có khả năng có giãn và thấm hút mồ hôi.
- Không nên đạp xe khi quá no hay quá đói. Nên thực hiện bài tập vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
- Chỉ nên thực hiện việc đạp xe với bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ và trung bình. Với bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn nặng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không? Phương pháp này rất phù hợp để hỗ trợ điều trị, giúp người bệnh giảm đau hiệu quả. Đồng thời đây cũng là cách để người bệnh có thể cải thiện sức khỏe toàn diện.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!