Tổng hợp các cách điều trị viêm khớp dạng thấp? Hướng dẫn phòng ngừa hiệu quả
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh cần thời gian điều trị dài và rất khó dứt điểm. Nếu không được chữa kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Biết cách phòng tránh và điều trị viêm khớp dạng thấp là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Việc chẩn đoán bệnh là điều bắt buộc trước khi bác sĩ lên phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp cho bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh
Hiện nay có 2 tiêu chuẩn phổ biến để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chính xác bao gồm:
Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR – 1987)
Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán phổ biến nhất, được áp dụng trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn được áp dụng với thể đa khớp và thời gian diễn biến bệnh trên 6 tuần.
Chẩn đoán phải có ít nhất 4 trong 7 các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh sau:
- Thời gian khớp bị cứng vào buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
- Viêm ít nhất một trong các khớp ngón gần, cổ tay, bàn ngón tay.
- Viêm khớp có tính đối xứng và có hạt dưới da.
- Viêm ít nhất 3 khớp trong các khớp gồm khớp ngón gần bàn tay, cổ tay, bàn ngón tay, khủyu tay, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân. Cùng với đó, thời gian diễn biến bệnh phải xảy ra ít nhất 6 tuần.
- Có các yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính, đây là kỹ thuật đạt đến độ đặc hiệu 95%.
- Dấu hiệu X- Quang điển hình tại xương cổ tay (có hình ảnh bào mòn và mất chất khoáng đầu xương).
Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu 2010 (ACR/EULAR – 2010):
- Tiêu chuẩn chẩn đoán này được áp dụng cho bệnh nhân có ít nhất là 1 khớp bị viêm màng hoạt dịch trên lâm sàng hoặc bệnh nhân bị viêm màng hoạt dịch khớp.
- Áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu (nhỏ hơn 6 tuần) và viêm ít khớp.
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm khớp dạng thấp nếu số điểm lớn hơn hoặc bằng 6/10.
Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Bác sĩ chuyên khoa xương khớp trước hết sẽ tìm hiểu các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp trên bệnh nhân và sau đó chỉ định làm một trong 4 xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm máu: Nếu tốc độ lắng của hồng cầu tăng hoặc protein có phản ứng C thì có thể kết luận trong cơ thể bệnh nhân có phản ứng viêm. Với xét nghiệm máu thông thường khác sẽ xét nghiệm ra các kháng thể peptide citrullated chống cyclic và các yếu tố gây thấp khớp..
- Chụp X-Quang: Được sử dụng phổ biến với các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp ở thể nhẹ và dùng để theo dõi sự tiến triển của bệnh.
- Chụp CT Scanner: Đưa ra hình ảnh rõ nét, giúp các bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương của các khớp.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Ngoài đưa ra các hình ảnh rõ nét về các khớp trong cơ thể, phương pháp này còn giúp các bác sĩ đánh giá được chính các mức độ của bệnh và tình trạng của bệnh nhân.
Cách điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Chữa viêm khớp dạng thấp ở đâu hay điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào là câu hỏi của nhiều người mắc bệnh. Tuy vậy, việc điều trị khỏi hoàn toàn hiện nay là điều khó khăn và tốn rất nhiều thời gian.
Vì vậy, mục tiêu điều trị viêm khớp dạng thấp là kéo dài thời gian biến chứng, cải thiện các triệu chứng và duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên tắc điều trị bệnh
Bệnh viêm khớp dạng thấp cần điều trị theo phác đồ riêng, điều trị trong thời gian dài và cần được theo dõi thường xuyên. Người bệnh cần tuân theo nguyên tắc điều trị sau để bệnh mau khỏi:
- Bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc giúp ổn định bệnh và làm giảm các triệu chứng viêm, đau.
- Trước khi điều trị bằng thuốc sinh học, cần thực hiện đúng theo quy trình, được làm các xét nghiệm tầm soát lao, chức năng gan, thận và phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về Cơ Xương Khớp.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm định kỳ như xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm máu cấp, tốc độ máu lắng, SGOT, SGPT, xét nghiệm protein phản ứng C (CRP).
- Khi có nghi ngờ tổn thương các bộ phận khác khi điều trị, cần điều chỉnh lại đơn thuốc phù hợp.
Thuốc Tây y điều trị viêm khớp dạng thấp
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khi dùng thuốc Tây y là kết hợp các loại thuốc điều trị triệu chứng với các thuốc điều trị cơ bản. Các loại thuốc Tây trị viêm khớp dạng thấp thường được dùng là:
Nhóm thuốc kháng viêm NSAIDs
- Tác dụng: Giúp người bệnh nhanh chóng giảm đau và ngăn ngừa tình trạng viêm tiến triển nặng. Thuốc NSAIDs gồm các nhóm thuốc ức chế chọn lọc (COX) và nhóm thuốc ức chế không chọn lọc.
- Các loại thuốc phổ biến: Naproxen natri (Aleve), Ibuprofen (Motrin IB và Advil),…
- Tác dụng phụ: Xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày, gây ù tai, tổn thương đến tim, gan, thận,… khi người bệnh sử dụng trong thời gian dài với liều lượng cao.
- Lưu ý: Thuốc chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết và cần sử dụng ở liều thấp nhất, thời gian ngắn nhất có thể.
Nhóm thuốc Corticosteroids
- Tác dụng: Nhóm thuốc này thường làm giảm viêm và giảm đau khớp nhanh hơn, giúp các khớp chậm bị tổn thương. Người bệnh có thể được sử dụng trong đường uống hoặc truyền tĩnh mạch để chỉ khống chế tình trạng viêm cấp tạm thời.
- Tác dụng phụ: Nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài, có thể thuốc sẽ giảm tác dụng và gây cho người bệnh nhiều tác dụng phụ như loãng xương, ù tai, mắc bệnh tiểu đường,…
- Lưu ý: Khi sử dụng thuốc thường là chỉ giảm các triệu chứng cấp tính tạm thời và sẽ giảm dần liều thuốc trong thời gian tiếp theo.
DMARDs – Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm
- Tác dụng: Nhóm thuốc này là thuốc điều trị chính của viêm khớp dạng thấp, có thể giúp bệnh tiến triển chậm hơn. Ngoài ra, thuốc có tác dụng lớn trong việc kiểm soát viêm nhanh hơn các thuốc thường và giúp cơ thể dung nạp tốt hơn.
- Nhóm DMARDs kinh điển: Bao gồm các thuốc Methotrexat, Hydroxychloroquine, Salazopyrine,… Các bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng của bệnh nhân để kết hợp với các thuốc phù hợp.
- Nhóm DMARDs sinh học: Dựa vào các tác nhân sinh học (Biologic Agents) để điều trị, phù hợp với phản ứng miễn dịch của mỗi tế bào, Cytokin. Một số thuốc DMARDs sinh học là thuốc ức chế tế bào B, thuốc ức chế Interleukin 6,… Phương pháp này đã tạo nên một bước tiến lớn trong điều trị bệnh.
- Tác dụng phụ: Tác dụng không mong muốn đó là nhiễm khuẩn cơ hội, nhiễm virus, lao, ung thư. Vì vậy, trước khi dùng thuốc này, người bệnh cần được sàng lọc nhiễm trùng theo đúng quy định.
Phẫu thuật điều trị viêm khớp như thế nào?
Khi các giải pháp dùng thuốc không có hiệu quả, có thể các biện pháp phẫu thuật sẽ đem lại hiệu quả, phục hồi khả năng của khớp. Các phương pháp phẫu thuật điều trị được sử dụng là:
- Phẫu thuật thay toàn bộ khớp: Thay thế các khớp bị tổn thương bằng các khớp giả bằng chất liệu như kim loại hoặc nhựa.
- Phẫu thuật nội soi, gọt xương: Thường thực hiện tại các vị trí đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, ngón tay, hông. Phương pháp này giúp loại bỏ lớp synovium (lớp lót bị viêm) của khớp.
- Phẫu thuật chỉnh trục: Phẫu thuật nối cầu chì giúp điều chỉnh khớp và khiến bệnh nhân giảm đau.
- Phẫu thuật sửa gân: Phẫu thuật sẽ giúp sửa chữa các đường gân xung quanh các khớp bị tổn thương.
Ngoài sử dụng thuốc và phẫu thuật, các bác sĩ chuyên khoa có thể áp dụng biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Cụ thể:
- Vật lý trị liệu: Các liệu pháp vật lý trị liệu hỗ trợ người bệnh điều trị viêm khớp dạng thấp gồm trị liệu bằng thủy lực và trị liệu bằng cách chiếu đèn nhiệt 250W giúp ấm khớp.
- Bài tập trị liệu: Đây thường là các liệu pháp giúp phục hồi chức năng sau phẫu thuật, cải thiện khả năng vận động.
Click đọc ngay:
Thuốc Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp
Trong Đông y cũng có một số bài thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Tùy vào tình trạng viêm của khớp, các bệnh lý nền của người bệnh nếu có để sử dụng phương thuốc phù hợp để điều trị.
Trước khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y, người bệnh nên có những cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Một số bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo là:
Bài thuốc Độc hoạt ký sinh gia vị
Bài thuốc giúp người bệnh bị phong thấp tý, giảm các triệu chứng như sưng, cơ thể nặng nề, đau cố định một chỗ,… Hơn nữa, bài thuốc còn giúp bổ khí huyết, trị mỏi khớp.
- Các vị thuốc gồm: 14g mỗi loại xuyên khung, phục linh, quế chi, xích thược, đương quy. Kết hợp cùng 12g nhân sâm, 20g sinh địa, 6g cam thảo và 6g cam thảo. Người bệnh thêm 8g phòng phong và 8g độc hoạt, 10g tần giao cùng 3 quả đại táo.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc một thang thuốc, chia làm 2 lần sáng và tối.
Bài thuốc Quyên tý thang
Bài thuốc thường dùng khi bị viêm khớp tại các vị trí vai và cánh tay. Sử dụng thuốc sẽ giúp bổ khí huyết, trừ thấp, giảm đau khớp, đau dây thần kinh quanh khớp ở vai.
- Dược liệu: Các vị thuốc gồm 3 quả đại táo, 10g mỗi loại phòng phong và khương hoạt, 10g xích thược, 10g xuyên khung, 10g đương quy, 10g hoàng kỳ kết hợp với 6g giã cam thảo.
- Cách dùng: Sắc thuốc với 1 lít nước, đến khi nước trong ấm còn 1/10 thì ngưng. Uống mỗi ngày một thang thuốc. Sử dụng thuốc liên tục trong một tháng để thuốc phát huy hiệu quả.
Điều trị viêm khớp dạng thấp tại nhà đơn giản
Các bài thuốc Nam chủ yếu tận dụng từ các nguyên liệu sẵn có và quen thuộc với mọi người nên tương đối an toàn và không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể tham khảo một số cách trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam hiệu quả như dưới đây:
- Cây chìa vôi: Rửa sạch các lá chìa vôi, tầm gửi, lá lốt, cỏ ngươi, cỏ xước, để ráo nước. Vò nát lá và sao nóng với muối, để lửa vừa đủ. Dùng vải bọc lá lại và đắp lên khu vực bị đau đến khi thuốc nguội.
- Lá lốt: Rửa sạch khoảng 10 – 20 lá lốt, cho vào nồi sắc lấy nước uống sau các bữa ăn. Kiên trì uống trong 7-10 ngày để đạt được các tác dụng chống viêm, giảm đau.
- Rễ cây trinh nữ: Sử dụng các dược liệu rễ cây trinh nữ, cỏ xước, cây xoan leo, 1 củ sả, rửa sạch tất cả và sao vàng lên. Dùng các nguyên liệu trên đem sắc và uống sau mỗi bữa ăn. Thuốc giúp hỗ trợ hồi phục viêm khớp hiệu quả.
Phòng ngừa và lưu ý khi điều trị viêm khớp dạng thấp
Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên tập thể dục điều độ, khoảng 30 phút mỗi ngày để giúp xương khớp khỏe mạnh hơn. Tập các bài tập thể dục hoặc chơi môn thể thao phù hợp.
- Không tác động vào những vùng xương khớp đang bị tổn thương, nhất là cột sống để tránh những biến chứng. Khi gặp điều gì bất thường, cần đến ngay bệnh viện để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, không nên quá căng thẳng, stress áp lực sẽ khiến cho quá trình điều trị khó khăn hơn.
- Duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để không bị thiếu hay thừa chất và tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…
- Cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc, lạm dụng thuốc giảm đau khiến bệnh càng khó chữa hơn.
- Thường xuyên đi khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ để được theo dõi bệnh tình một cách kỹ lưỡng.
Điều trị viêm khớp dạng thấp là một quá trình điều trị dài hạn. Bệnh tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ gây ra hệ lụy về lâu dài cho cơ thể. Nếu có điều gì bất thường ở các khớp, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị theo đúng phác đồ của các bác sĩ, giúp giảm nguy cơ về các biến chứng sau này.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!