Bệnh Án Đông Y Thoái Hóa Khớp Gối Chuẩn Theo Bộ Y Tế
Bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối bao gồm danh sách và tiền sử bệnh án của người bệnh. Dựa vào bệnh án này để bác sĩ, thầy thuốc có thể nắm bắt tổng quan bệnh lý, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh chính xác. Nếu đang quan tâm về chủ đề này, bạn không nên bỏ qua những thông tin hữu ích chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối
Bệnh án là thuật ngữ dùng để chỉ hồ sơ của bệnh nhân bị mắc một căn bệnh nào đó. Đây là một tài liệu tổng hợp các thông tin cá nhân cũng như tình trạng bệnh lý, phác đồ điều trị, hiệu quả chữa bệnh trong từng giai đoạn của người bệnh. Không chỉ chữa bệnh bằng phương pháp Tây y mới cần bệnh án mà cả Đông y cũng tương tự.
Ý nghĩa bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối đối với bác sĩ
Đối với bác sĩ, bệnh án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nắm bắt tình hình bệnh lý tổng quát của bệnh nhân.
- Bác sĩ hiểu được tiền sử bệnh lý, lý do nhập viện cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Ở mức độ nào, đã từng dùng thuốc gì, áp dụng phương pháp điều trị nào phù hợp,…
- Bệnh án Đông y ghi chép kết quả xét nghiệm, kết quả khám chữa bệnh trước đó nên giúp bác sĩ nắm được các chỉ số thực tế. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn nhất.
Ý nghĩa bệnh án thoái hóa khớp gối với bệnh nhân
Hồ sơ bệnh án giúp cho chính bệnh nhân nắm rõ được toàn bộ tình trạng khớp gối của mình. Bên cạnh đó, họ cũng biết được phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định. Do vậy mà bệnh nhân sẽ cảm thấy an tâm, tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh của bác sĩ.
Mẫu bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối
Bệnh án y học cổ truyền thoái hóa khớp gối có nhiều điểm tương đồng với bệnh án theo Đông y, bao gồm một số thông tin như sau:
Phần hành chính
Phần mở đầu của bệnh án Đông y thoái hóa khớp sẽ bao gồm một số thông tin hành chính của bệnh nhân như:
- Họ và tên.
- Ngày – tháng – năm sinh.
- Địa chỉ liên hệ.
- Giới tính.
- Nghề nghiệp.
Nguyên nhân đi khám thoái hóa khớp gối
Tùy vào biểu hiện bệnh lý của người bệnh cũng như tiểu sử bệnh án trước đó mà phần nguyên nhân đi khám của mỗi người là khác nhau. Phần này thường sẽ ghi một số lý do phổ biến như: Xương khớp xơ xứng, thoái hóa khớp gối độ 1, khớp gối đau nhức,…
Bệnh sử
Mục bệnh sử thường ghi chú những dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt, mục này sẽ nêu rõ trạng thái của người bệnh ngay sau khi nhập viện.
Tiền căn
Theo y học cổ truyền thì trong phần bệnh án thoái hóa khớp gối bao gồm phần tiền căn. Đây là những chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ như: Tiền sử bệnh của bệnh nhân hoặc của người thân cận huyết,… Bên cạnh đó cũng đề cập tới những thói quen xấu, có liên quan tới tình trạng bệnh như dùng rượu bia, hút thuốc, dùng các chất kích thích,…
Tiến hành thăm khám tình trạng hiện tại
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối trải qua các bước khám và kiểm tra sức khỏe các bộ phận như sau:
XEM THÊM:
- Vọng: Sắc mặt của người bệnh có dấu hiệu kém sắc hay không? Các vùng lưỡi có những biểu hiện như: Lưỡi nhạt, môi nhạt, mắt sáng, lưỡi có rêu,… Các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có sức khỏe yếu, xương khớp yếu dẫn tới những khó khăn trong quá trình cử động. Thậm chí, trong nhiều trường hợp khớp gối bị teo, không thể di chuyển.
- Văn: Có dấu hiệu buồn nôn, khó thở hay không? Mức độ ho nhẹ hay nặng? Ho thành tiếng nhỏ hay to, có đờm?
- Vấn: Khớp gối có xuất hiện cơn đau dai dẳng, thường xuyên hay không? Khi cử động có nghe thấy tiếng khớp gối kêu lục cục không? Các khớp có xảy ra hiện tượng nóng đỏ, sưng viêm,…?
- Thiết: Vùng bàn tay, bàn chân có hiện tượng nóng không?
- Mạch: Mạch có hoạt động bình thường, ổn định không?
Ngoài ra, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có thể được bác sĩ thăm khám: Hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ tiết niệu sinh dục, hệ vận động và hệ thần kinh. Từ những dấu hiệu sau quá trình khám trên mà bác sĩ sẽ kết luận giai đoạn bệnh lý của người bệnh bị thoái hóa khớp gối.
Tóm tắt bệnh án
Trong bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ nêu một số vấn đề ngắn gọn về tình trạng thực tế của bệnh lý. Bên cạnh đó, ở mục tóm tắt này bác sĩ cũng có thể ghi những biểu hiện sức khỏe khác trong quá trình khám bệnh như:
- Dấu hiệu của khớp gối: Sưng đỏ, bầm/không bầm.
- Dấu hiệu khi chuyển động: Tiếng lạo xạo, khục khớp gối.
Chẩn đoán sơ bộ
Từ những thông tin thăm khám và bệnh sử trước đó, bác sĩ đưa ra những kết luận về tình trạng hiện tại của người bệnh, tạo điều kiện để lên phác đồ điều trị bệnh cụ thể.
Phác đồ điều trị
Từ những thông tin qua quá trình khám bệnh và tiền sử bệnh lý trước đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng cũng như cơ địa của từng bệnh nhân.
Các phương pháp chỉ định trong bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối
Căn cứ vào bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng Đông y nhằm duy trì chức năng vận động, giảm đau nhức, khôi phục dần dần chất lượng cuộc sống bình thường cho người bệnh.
Dưới đây là 2 cách chính, được các bác sĩ Đông y áp dụng điều trị cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối trong bệnh án của họ:
Sử dụng các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y sử dụng thuốc nam có chứa các thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên, có khả năng cải thiện các triệu chứng bệnh để khắc phục tình trạng thoái hóa khớp gối hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc nam được các bác sĩ sử dụng trong hồ sơ bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối:
Bài thuốc Đông y 1
Bài thuốc này giúp cho bệnh nhân giảm cảm giác đau, sưng, viêm đồng thời giúp cho máu huyết lưu thông, để người bệnh có cảm giác ăn uống ngon miệng, dễ dàng hơn.
- Các nguyên liệu: Tần giao, đương quy, cam thảo, quế chi, hoàng cầm, cát căn,…
- Cách sử dụng: Lấy lượng dược liệu vừa đủ cho cùng 3 bát nước, đem sắc lên. Mỗi ngày chia từ 2-3 lần uống sẽ giúp phát huy tác dụng chữa bệnh. Tùy từng cơ địa và tình trạng bệnh thoái hóa khớp của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng dùng phù hợp.
Bài thuốc đắp điều trị thoái hóa khớp gối
Trong các trường hợp bị bệnh thoái hóa khớp gối khiến người bệnh hạn chế khả năng di chuyển thì có thể dùng phương pháp đắp thuốc Đông y như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 24gr củ thạch xương bồ, một nắm ngải diệp.
- Cách thực hiện: Mang các vị thuốc này đi sao nóng. Sau đó, bọc thuốc bằng một tấm vải mỏng, chườm lên vị trí khớp gối bị đau trong 20 phút.
Cách đắp chữa thoái hóa khớp gối này thực hiện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm đau nhức khớp rất hiệu quả.
Bài thuốc ngâm rượu điều trị thoái hóa khớp gối
Dùng rượu thuốc để uống hoặc xoa bóp là phương pháp Đông y điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả. Người bệnh dùng rượu thuốc ngâm rượu để đả thông kinh lạc, giảm sưng viêm đồng thời phong tán hàn hiệu quả.
- Các dược liệu: 16gr cam thảo, 20gr các vị táo nhân sao sen, đương quy, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, tang phi, kê huyết đằng và 12gr tần bì.
- Cách thực hiện: Cho các loại dược liệu đã chuẩn bị vào ngâm với rượu trong ít nhất 12 ngày. Mỗi ngày, người bệnh lấy ra uống hoặc nặn đầu gối 2 lần. Mỗi lần từ 30 – 50ml trước bữa ăn sẽ có tác dụng rất hiệu quả.
Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu
Bên cạnh việc uống thuốc Đông y thì người bệnh bị thoái hóa khớp còn áp dụng kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu như bấm huyệt, xoa bóp với tác dụng chính là giảm đau nhức hiệu quả mà an toàn.
Bác sĩ sẽ trực tiếp thực hiện các thao tác bấm huyệt, xoa bóp bằng lực ngón tay, bàn tay tác động tới các huyệt vị nhằm thúc đẩy sự tuần hoàn máu. Phương pháp vật lý trị liệu này giúp giải tỏa sự ứ trệ, lưu thông khí huyết đồng thời đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, sự tê cứng,…
Các huyệt áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như: Huyệt Huyết Hải, huyệt Ủy Trung, huyệt Thừa Sơn, huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Túc Tam Lý,…
Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối
Tình trạng bệnh lý thoái hóa khớp gối càng để lâu thì sẽ càng nặng. Do đó, người bệnh cần phải có những phương án phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.
- Vận động đúng cách, thường xuyên với những môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội, đạp xe,… Tránh vận động quá mạnh hay đột ngột.
- Giữ cân nặng ở trong mức hợp lý, tránh bị béo phì, thừa cân khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
- Ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, người bệnh nên tăng cường bổ sung canxi và magie cùng những khoáng chất thiết yếu để giúp xương phát triển khỏe mạnh.
- Ngồi thẳng, đúng tư thế, tránh vắt chân hay cong vẹo cột sống. Người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, đứng dậy sau từ 1 – 2 tiếng liên tục làm việc.
- Nên có thói quen xoa bóp gối mỗi ngày, cố định vào buổi sáng hoặc chiều tối. Đây là cách làm rất hiệu quả để giúp các cơ được thư giãn, hệ xương khớp vì thế cũng được dẻo dai hơn.
- Đi khám đau khớp gối định kỳ để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn về cách cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Trong trường hợp xảy ra vấn đề liên quan tới bệnh thì đi khám sẽ giúp phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối và các phương pháp dùng để điều trị bệnh phổ biến. Nếu bạn đang có những dấu hiệu bệnh lý này thì nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, chuyên điều trị xương khớp để được thăm khám và điều trị. Đừng để “ủ bệnh nặng” mới điều tìm cách chữa trị thì lúc đó rất tốn kém mà không thể khắc phục triệt để.
ĐỌC NHIỀU
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!