Thoái hóa khớp gối là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

4.8/5 - (6 bình chọn)

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như vận động của ngừa bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những vấn đề liên quan đến thoái hóa khớp gối, nguyên nhân dấu hiệu nhận biết và cách điều trị.  

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì? Tại sao khớp gối lại dễ thoái hóa?

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình sinh học và cơ học, quá trình này làm mất đi lớp sụn và xương dưới sụn. Lớp sụn bị thoái hóa khiến cho xương cọ xát vào nhau khiến xơ hóa xương dưới sụn, tạo ra các gai xương và hốc xương ở bên dưới sụn, từ đó khiến xương bị đau nhức, sưng đau và cứng khớp.

Bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở trung tuổi, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh chiếm đến 80%. Theo thống kê, mức độ bệnh được phân bổ như sau:

  • Dưới 26 tuổi: Khoảng 4,6% ở nữ; 4,9% ở nam
  • Từ 27 – 45 tuổi: Khoảng 18,6% ở nam; 9,3% ở nữ
  • Từ 46 – 60 tuổi: Tỷ lệ mắc tăng lên 50%

Khớp gối được cấu tạo gồm 2 phần chính bao gồm phần dưới của xương đùi và phần trên của xương chày. Riêng phần đầu gối được cấu tạo hai đầu xương trên và mâm chày, sụn, gân bánh chè,…

  • Phần sụn bao bọc bởi hai đầu xương gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài
  • Dây chằng trong và dây chằng ngoài bao quanh hai bên đầu xương, có tác dụng giúp cột hai đầu xương để cố định xương không chệch vị trí. Dây chằng chéo trước và sau ở vị trí trung tâm.
  • Xương bánh chè nằm trên hệ thống gân duỗi gối, trượt trên mặt khớp.
  • Bao hoạt dịch khớp có vai trò bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp ở mặt trong gối.

Khớp gối là cơ quan thực hiện các hành động gập duỗi và chịu tác động mạnh mỗi khi vận động. Là cơ quan chịu áp lực toàn bộ trọng lượng cơ thể. Nếu không được bảo vệ, xương dưới sụn và sụn ở khớp gối ngày càng bị bào mòn hơn dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp gối.

Triệu chứng điển hình thoái hóa khớp ở đầu gối

Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh có các triệu chứng điển hình như đau nhức, cứng khớp và sưng tấy. Tùy vào diễn biến tình trạng bệnh mà các triệu chứng được thể hiện khác nhau.

Giai đoạn thoái hóa khớp gối
Giai đoạn thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối được chia làm 3 giai đoạn cụ thể, ở mỗi giai đoạn sẽ có dấu hiệu sau:

Giai đoạn khởi phát:

  • Khớp gối chưa có nhiều tổn thương và hư hại
  • Người bệnh thưởng có cảm giác đau nhẹ, các cơn đau thoáng qua, mơ hồ. Mỗi khi đi lại cảm thấy hơi đau nhức hoặc mỗi sáng khi thức dậy thấy đau
  • Các triệu chứng thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh và cơn đau có thể tự hết mà người bệnh không hề để ý.

Giai đoạn tổn thương nặng hơn:

  • Các tổn thương ở phần khớp gối nặng hơn, dịch khớp ngày càng khô hơn
  • Cơn đau diễn ra liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Mỗi khi lên cầu thang, vận động, đi lại cảm thấy đau hơn
  • Người bệnh thường phải sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc thoái hóa khớp liều nặng.

Giai đoạn tổn thương mô dưới sụn và hẹp khe khớp:

  • Thoái hóa khớp gối tràn dịch, dịch khớp bên trong mô sụn đã bị hao mòn nhiều hơn, dịch khớp ít đi
  • Khớp bị khô khiến sự cọ xát ở đầu gối khi chịu lực bắt đầu gây ra các cơn đau nhiều
  • Đầu gối có thể sưng một phần hoặc toàn bộ khớp gối
  • Cơn đau diễn ra liên tục và thường xuyên hơn, đau khi về đêm và sáng thức dậy
  • Người bệnh cảm thấy khó chịu, mất ngủ, mỗi khi vận động, đi lại khó khăn do tình trạng khô khớp gối
  • Ngồi xuống đứng lên khó thực hiện
  • Người bệnh cảm thấy rõ tiếng kêu cọt kẹt hoặc lại xạo ở trong khớp khi vận động
  • Tình trạng diễn ra lâu ngày khiến trục chi biến dạng rất nặng

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp ở gối

Thoái hóa khớp gối xuất phát từ 2 nguyên nhân chính bao gồm thoái hóa nguyên phát và thứ phát.

Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh thoái hóa khớp gối và tác động bởi các yếu tố sau:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa là tất yếu của con người, khi tuổi càng cao khiến các sụn khớp gối càng bị bào mòn hơn, làm cho khả năng đàn hồi và chịu lực kém đi. Thoái hóa khớp gối ở người già chiếm đa số, từ 60 tuổi đã có nguy cơ mắc bệnh. Số lượng người bệnh trên 75 tuổi chiếm gần 80%.
  • Sự chuyển hóa cơ thể và nội tiết tố: Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi mãn kinh hoặc mắc đái tháo đường. Khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, nội tiết tố giảm đi gây ra các bệnh về xương khớp trong đó có thoái hóa khớp gối.
  • Di truyền: Thành viên trong gia đình có quan hệ cận huyết như bố mẹ, anh chị em ruột đã từng mắc thoái hóa khớp gối thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp ở gối
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp ở gối

Thoái hóa khớp gối thứ phát

Nguyên nhân thứ phát thường gặp ở mọi đối tượng kể cả người trẻ tuổi, bao gồm:

  • Giới tính: Bệnh thường gặp ở nữ giới, và thường liên quan đến hormon estrogen
  • Chấn thương: Người bệnh gặp các chấn thương ở phần đầu gối, khớp gối sẽ gây ảnh hưởng đến dây chằng, gân và các túi hoạt dịch quanh khớp gối, làm cho trục khớp gối thay đổi. Các chấn thương thường gặp có thể như tổn thương sụn, viêm gân bánh chè, viêm bao hoạt dịch, gãy xương khớp, can lệch,…
  • Thừa cân, béo phì: điều này khiến cho khớp gối phải chịu áp lực lớn, tình trạng này diễn ra lâu ngày và thường xuyên dẫn tới các khớp xương bị đè nén và biến dạng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng thiếu sắt, vitamin D, canxi sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối
  • Bẩm sinh: Các trường hợp thoái hóa khớp gối do bẩm sinh như khớp gối bị lệch, quay ra ngoài hoặc vào trong, khớp quá duỗi,…
  • Ảnh hưởng từ các tổn thương viêm khác: Người có bệnh lý viêm sẵn như viêm khớp dạng thấp (bệnh tự miễn), viêm cột sống dính khớp, chảy máu khớp, gout,…
  • Chủng tộc: Theo nghiên cứu từ Hoa Kỳ đã thống kê được tỷ lệ thoái hóa hóa khớp gối ở nữ giới gốc Phi thường cao hơn chủng tộc khác (đối với nữ).

XEM THÊM:

Phương pháp tự kiểm tra và chẩn đoán bệnh thoái hóa

Vậy thoái hóa khớp gối nên làm gì để chẩn đoán chính xác:

Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng

Người bệnh hoàn toàn có thể tự kiểm tra tại nhà để biết bản thân có mắc thoái hóa khớp gối hay không bằng cách tự trả lời những câu hỏi sau:

  • Có đau khớp khi đứng lên, ngồi xuống không: Đây là tình trạng khá phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 35 – 40 trở đi. Người bệnh mỗi khi vận động hay đứng lên ngồi xuống thường có cảm giác đau nhức truyền đến. Khi ngồi lâu đứng lên khớp bị co cứng, cử động khó khăn.
  • Khi co duỗi chân có đau khớp gối không: Người bệnh mỗi khi co duỗi, gập gối thường phát ra tiếng kêu lụp cụp hay đau nhức nhưng bên ngoài không có dấu hiệu tổn thương.
  • Lên xuống cầu thang có đau không: Khi bước lên cầu thang sẽ làm đầu gối phải chịu áp lực lớn hơn khi đi bộ bình thường. Nguyên nhân là do khi đang ở tư thế đứng thẳng trên mặt đất, trọng lượng cơ thể được phân bổ đồng đều ở 2 khớp gối. Khi vận động, hai chân phải luân phiên chịu lực tác động dẫn đến cảm giác đau nhói từ đầu gối lan xuống bắp chân. Điều này càng nguy hiểm đối với người thừa cân béo phì. Với người mắc thoái hóa khớp hay viêm khớp thường khớp gối bị tê mỏi, không có chút sức lực hay cảm giác nào.

Ngoài những câu hỏi trên, người bệnh có thể kiểm tra bằng những triệu chứng khác như khớp bị viêm nhiễm, sưng đỏ, chạm vào có cảm giác đau nhức, khó chịu,…

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Khi có những dấu hiệu lâm sàng, để biết chính xác hơn tình trạng bệnh, người bệnh cần đi đến các bệnh viện lớn hoặc phòng khám chuyên khoa để được xét nghiệm bằng máy móc hiện đại.

Siêu âm khớp chấn đoán bệnh
Siêu âm khớp chấn đoán bệnh

Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như chụp X – quang, CT, MRI. Đối với trường hợp viêm sưng khớp, người bệnh có thể được bác sĩ cho siêu âm để thăm dò và chích hút dịch bên trong.

  • Chụp X – quang: Hình ảnh X-quang thoái hóa khớp gối giúp bác sĩ phát hiện được bệnh thoái hóa khớp đang ở mức độ nào: Giai đoạn 1 sẽ thấy các gai xương nhỏ; Giai đoạn 2 sẽ nhìn rõ hơn các gai xương khớp; Giai đoạn 3 khe khớp bị hẹp vừa; Giai đoạn 4 hình ảnh hiện rõ hơn khe khớp bị hẹp với mức độ nhiều hơn kèm theo vỡ xương dưới sụn.
  • Siêu âm khớp: Hình ảnh siêu âm sẽ nhìn rõ hơn sụn khớp gối bị sưng như thế nào: tràn dịch màng khớp, mức độ ảnh hưởng của màng dịch khớp, các mảnh vụn thoái hóa khớp,…
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này sẽ cho bác sĩ thấy được rõ hơn các tổn thương ở màng hoạt dịch, dây chằng và sụn khớp.
  • Nội soi khớp: Bác sĩ quan sát trực tiếp những tổn thương do thoái hóa khớp gây ra. Từ đó làm căn cứ để chẩn đoán được mức độ thoái hóa khớp gối và có phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị thoái hóa khớp gối đúng cách, kịp thời

Để điều trị thoái hóa khớp gối an toàn và hiệu quả, các bác sĩ điều trị thường tuân theo nguyên tắc sau:

  • Giảm đau trong các đợt tiến triển bệnh
  • Phục hồi chức năng vận động của khớp xương, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng của khớp
  • Tránh các tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc điều trị, kết hợp sử dụng thuốc với các bệnh lý của người cao tuổi
  • Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh

Do đó, các biện pháp chủ yếu được bác sĩ sử dụng đó là:

Điều trị bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp gối người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này chủ yếu giúp khắc phục các triệu chứng bệnh, hỗ trợ giảm đau, kháng viêm.

Hai loại thuốc chính được sử dụng điều trị thoái hóa khớp gối đó là:

  • Thuốc giảm đau: Thông thường được sử dụng nhiều là thuốc Paracetamol. Dựa vào mức độ bệnh, tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho người bệnh uống loại thuốc giảm đau phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc bổ trợ khớp mà không có chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc kháng viêm: Ngoài việc điều trị các triệu chứng tác dụng nhanh, đây là loại thuốc điều trị các hiện tượng viêm màng hoạt dịch. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra còn có thuốc giảm đau NSAIDs.

Điều trị bằng phương pháp Đông Y

Chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y là phương pháp được áp dụng phổ biến. Nhờ vào việc sử dụng các cây thuốc nam và các biện pháp khác cũng có hiệu quả tốt để điều trị thoái hóa khớp gối:

Châm cứu

Châm cứu được đánh giá là phương pháp chữa thoái hóa khớp gối y học cổ truyền hiệu quả mà không gây ra các tác dụng phụ. Trên thực tế, châm cứu được chỉ định rộng rãi trong điều trị các bệnh về khớp trong đó có thoái hóa khớp gối.

Theo y học cổ truyền, phương pháp châm cứu giúp loại bỏ tà khí, hành khí, lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc giúp giảm đau và sưng khớp. Ngoài ra, châm cứu còn giúp bổ can thận hư, bổ gân xương từ đó giúp điều trị tận gốc căn nguyên, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Châm cứu được chỉ định rộng rãi trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Châm cứu được chỉ định rộng rãi trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Thủy châm

Thủy châm là việc dùng kim đưa lượng thuốc bổ vào các huyệt. Phương pháp này có tác dụng nhờ vào việc tác động vào các huyệt châ, phối hợp với các tác dụng dược lý của thuốc.

Phương pháp thủy châm có tác dụng hiệu quả trong điều trị giảm đau nhức xương khớp, tăng tác dụng bổ gân xương khi tác động vào các huyệt bổ thận bổ gân.

Lưu ý: Phương pháp thủy châm chỉ có tác dụng bơm thuốc vào các huyệt chứ không phải vào trực tiếp khớp xương.

Cấy chỉ

Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm, là phương pháp đưa các chỉ tự tiêu catgut hoặc chỉ tự tiêu khác vào các huyệt trên khớp gối. Sau một thời gian, chỉ tiêu tan dần trong huyệt từ đó giúp gia tăng thời gian kích thích lên các huyệt, kích thức tăng chuyển hóa, tăng tuần hoàn lên vị trí được cấy chỉ.

Phương pháp này có ưu điểm giúp tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm thời gian cũng như tài chính cho người bệnh. Một liệu trình cấy chỉ trung bình từ 2 – 4 tuần/1 lần cấy chỉ.

Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có chữa được không còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và biện pháp điều trị của bác sĩ. Phương pháp phẫu thuật thường là sự lựa chọn cuối cùng của bác sĩ khi sử dụng các phương pháp khác không có hiệu quả mà bệnh tình không thuyên giảm.

Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật thay khớp gối như:

  • Đau khớp gối ở mức độ nặng, nghiêm trọng khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày kể cả ban ngày hay ban đêm
  • Bị viêm và sưng kéo dài mà sử dụng thuốc không còn có tác dụng
  • Cẳng chân bị lệch, co cứng khớp
Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp gối
Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp gối

Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật một trong 5 phương pháp sau:

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch: Phẫu thuật này dành cho người bệnh thoái hóa khớp có các triệu chứng lâm sàng, đã điều trị nội khoa nhưng bệnh vẫn không giảm. Với những bệnh thoái hóa khớp gối đã bị biến dạng, hẹp khi khớp hoàn toàn và có các bệnh lý nền không nên thực hiện phẫu thuật này.
  • Ghép xương sụn tự thân: Phương pháp này áp dụng cho những người bệnh có tổn thương sụn với diện tích vừa và nhỏ, thoái hóa thứ phát sau chấn thương. Sau khi phẫu thuật sẽ làm tái tạo sụn khớp mới thay thế cho vùng khuyết sụn.
  • Đục xương sửa trục: Đây là phương pháp thường được sử dụng với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp sớm, bệnh nhân có dạng chân chữ X, chữ O và chữ K. Tuy nhiên, một số người bệnh sẽ gặp tai biến như liệt dây thần kinh, ảnh hưởng khi điều trị về sau.
  • Thay khớp: Đây là phẫu thuật chỉ định cho thoái hóa khớp ở giai đoạn 3 và 4 và không đáp ứng được các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, phương pháp này thường gắn với rủi ro và chi phí cao, không phải bệnh nhân nào cũng có thể đáp ứng được.
  • Ghép tế bào sụn tự thân: Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân trẻ tuổi và có những tổn thương sụn mới do chấn thương. Giúp phục hồi lớp sụn khớp mới có những tính năng như sụn bình thường.

Liệu pháp tế bào gốc

Đây là phương pháp giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp đang được sử dụng hiện nay. Tế bào gốc nuôi cấy từ các mô mỡ tự thân của người bệnh hoặc sản xuất hàng loạt dưới thuốc tế bào gốc. Bác sĩ tiêm thuốc vào khớp gối, tế bào gốc giúp hoạt hóa, hỗ trợ tế bào khác hoạt động.

Đây là phương pháp an toàn hơn phẫu thuật nhưng mỗi lần tiêm tế bào gốc chỉ kéo dài được 3 – 4 năm. Ngoài ra, phương pháp này có nhiều bệnh nhân sẽ không có phản ứng, chi phí cao và cần bác sĩ tay nghề cao mới có thể thực hiện.

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ngoài việc điều trị bệnh, người bệnh cũng cần kết hợp trong sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:

  • Duy trì cân nặng vừa phải, tránh tình trạng béo phì: Sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI để ước tính cân nặng lý tưởng tránh nguy cơ béo phì.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Nồng độ máu cao ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sụn.
  • Tránh làm việc nặng: Tránh khuân vác nặng mà không có thời gian nghỉ ngơi hoặc chơi các môn thể thao mạnh gây tổn thương đến xương khớp, nên thay đổi tư thế thường xuyên.
  • Duy trì chế độ tập luyện lành mạnh: Thường xuyên tham gia các bộ môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, yoga để giúp ổn định vùng cơ khớp gối, tăng cường sức mạnh khớp, nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể dẻo dai hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học: Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, khoáng chất, tránh sử dụng nhiều chất béo, chất kích thích sẽ làm co cứng cơ.

Trên đây là những thông tin về bệnh thoái hóa khớp gối. Hy vọng những thông tin này có thể hỗ trợ người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh và phòng tránh hiệu quả, an toàn hơn.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cập nhật: 11:43 AM , 12/12/2023
Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

8 Bài Tập Yoga Cho Người Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Cao Nhất

Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối sẽ mang đến hiệu quả giảm đau và vận động rõ...
Điều trị thoái hóa khớp tại Bệnh viện Xương khớp Quân dân 102

Giải Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Tại Bệnh Viện Xương Khớp Quân Dân 102

Bằng sự kết hợp giữa các vị thuốc nam dược dựa trên nguyên tắc điều trị của y học cổ...
Thuốc trị thoái hóa khớp

TOP 8 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Tốt Nhất? (Cập Nhật Mới Nhất)

Thuốc trị thoái hóa khớp có tác dụng kiểm soát các cơn đau và một số triệu chứng đi kèm,...
Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì

Bị Thoái Hóa Khớp Gối Nên Tập Gì? Top 7 Bài Tập Tốt Cho Sức...

Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì là băn khoăn của nhiều người bệnh. Thực tế các bài tập...
Diện chẩn chữa đau khớp gối là gì và có hiệu quả không?

Diện Chẩn Chữa Đau Khớp Gối Là Gì Và Có Hiệu Quả Không?

Diện chẩn chữa đau khớp gối đã được sử dụng lâu đời nhưng không phải ai cũng biết. Vậy, phương...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top