Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? Tư Vấn Chi Tiết

5/5 - (8 bình chọn)

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Những cơn đau nhức có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh dùng thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ, vận động có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn. Người bệnh liệu có nên đi bộ? 

Người mắc bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thống kê cho thấy thoái hóa khớp gối là căn bệnh có số lượng người mắc gia tăng nhanh. Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng đau nhức vùng khớp gối. Một số trường hợp người bệnh xuất hiện chứng tê buốt tại khớp. Khi mắc bệnh việc di chuyển và đi lại trở nên khó khăn. Phần gân cơ bị co cứng khiến bệnh nhân mệt mỏi. 

Bên cạnh đó việc máu lưu thông kém có thể khiến tình trạng đau nhức diễn ra nhiều hơn. Sụn khớp bị hư hỏng, hiện tượng thoái hóa cùng với phần dịch bị thoát ra ngoài gây đau nhức nhiều hơn cho bệnh nhân. Việc vận động hoặc di chuyển liên tục có thể gây đau nhiều hơn do các đầu xương cọ xát với nhau.

Để điều trị bệnh bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa, người bệnh nên thực hiện vận động nhẹ nhàng bằng các môn thể thao. Trong đó có thể kể tới các bài tập thể dục, yoga hoặc gym và đi bộ.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là băn khoăn của nhiều người bệnh
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Theo chuyên gia, bệnh nhân thoái hóa khớp nói chung hoàn toàn có thể thực hiện các bài đi bộ nhẹ nhàng. Tuy nhiên người tập cần căn cứ vào tình trạng của mình để chọn lựa cường độ phù hợp. Việc di chuyển với cường độ nhanh và mạnh có thể gây ra những chấn thương không đáng có. Vì thế người bệnh nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bài đi bộ.

XEM THÊM: Diện chẩn chữa đau khớp gối là gì và có hiệu quả không?

Lợi ích từ việc đi bộ không phải ai cũng biết

Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện các bài tập đi bộ để tăng cường sự linh hoạt của cơ khớp. Có quan niệm cho rằng việc đi bộ có thể ảnh hưởng tới quá trình hồi phục. Thậm chí, đi bộ có thể khiến căn bệnh thoái hóa khớp gối diễn tiến phức tạp hơn. Quan điểm này là hoàn toàn chưa đúng.

Đi bộ đúng cách giúp tăng cường sự linh hoạt cho cơ khớp
Đi bộ đúng cách giúp tăng cường sự linh hoạt cho cơ khớp

Vận động là phương pháp giúp tăng sự linh hoạt, ngăn chặn nguy cơ biến dạng khớp. Đi bộ nhẹ nhàng chính là giải pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh hiệu quả nhất. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp đi bộ mang lại cho người bệnh:

  • Tăng cường dưỡng chất cho việc nuôi dưỡng sụn khớp. Đặc biệt trong đó là quá trình tiết dịch bôi trơn sụn khớp.
  • Hạn chế và ngăn cản hiện tượng khô và cứng khớp.
  • Tăng sự linh hoạt của cơ khớp đồng thời giảm áp lực tới khớp gối bị tổn thương.
  • Kích thích tiết dịch khớp nhằm kiểm soát tốt hơn chứng khô khớp xảy ra ở người lớn tuổi.

Với những lợi ích tuyệt vời chắc chắn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không. Tuy nhiên với phác đồ cho bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối ở tình trạng nặng thì việc đi bộ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Trường hợp này người bệnh nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Thay vì chọn đi bộ, người bệnh có thể chọn các môn thể dục khác phù hợp hơn.

Nguyên tắc đi bộ đúng cách cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Để giải đáp câu hỏi thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Người bệnh cần biết đi bộ là phương pháp tập luyện rất tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Bài tập sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên đi bộ như thế nào để đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng cách, người bệnh nên tham khảo hướng dẫn sau đây:

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người thoái hóa khớp gối

Bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp này để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn. Cách đi bộ đúng kỹ thuật, đúng phương pháp sẽ giúp hạn chế các chấn thương không đáng có đồng thời rút ngắn thời gian điều trị:

  • Cách đi bộ: Người bệnh thực hiện bước đi nhẹ nhàng sao cho phần chân không va chạm mạnh với đất. Bên cạnh đó, người thực hiện nên đặt gót chân chạm đất trước, sau đó mới tới ngón chân cái và cả bàn chân. Trong khi bước người luôn hướng về phía trước với phương ngang. Luôn luôn phải có một bàn chân làm trụ và chạm đất. Ngoài ra người đi bộ nên chọn size giày vừa với chân, tránh việc quá rộng hoặc quá chật. 
  • Khoảng cách đi bộ: Bệnh nhân cần thực hiện đi bộ ở khoảng cách vừa phải, không nên bước quá chậm, quá nhanh hoặc quá dài. Bệnh nhân nên giữ khoảng cách đi bộ từ 1 đến 2 bước theo chiều cao của mỗi người. Bước quá nhanh hoặc quá dài đều có thể gây áp lực nên phần khớp gối. Việc căn chỉnh sao cho phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của bài tập. Vì thế đây là yêu cầu và cũng là lưu ý hết sức quan trọng.
  • Thực hiện bài khởi động trước khi bắt đầu: Người bệnh cần thực hiện các động tác để làm nóng các khớp, làm nóng cơ thể trước khi vận động. Bài khởi động kỹ càng sẽ giúp quá trình vận động đạt hiệu quả cao. Người bệnh sẽ hạn chế tới mức tối đa những chấn thương không đáng có trong quá trình tập luyện. Các bài tập duỗi gập chân và căng cơ là động tác lý tưởng để khởi động. Thời gian để khởi động là từ 5 tới 10 phút.
Người bệnh nên thực hiện đi bộ một cách nhẹ nhàng
Người bệnh nên thực hiện đi bộ một cách nhẹ nhàng

Thời gian đi bộ dành cho người bị thoái hóa khớp

Thời gian là vấn đề quan trọng bất cứ người bệnh nào cũng nên chú ý khi đi bộ. Việc đi bộ trong thời gian quá dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới hệ xương khớp. Ngược lại, đi bộ với quá ít thời gian có thể khiến tác dụng của bài tập bị giảm.

Theo đánh giá từ chuyên gia, bệnh nhân điều trị thoái hóa khớp gối nên đi bộ với thời gian từ 30 tới 60 phút mỗi ngày. Người bệnh căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mình để có thời gian đi bộ phù hợp.

Bên cạnh đó việc đi bộ có thể chia nhỏ thời gian thực hiện. Người bệnh có thể thực hiện bài tập trong khoảng 20 phút buổi sáng và tiếp tục thực hiện phần còn lại vào buổi tối.

Lưu ý khi bệnh nhân thoái hóa khớp gối thực hiện đi bộ

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Theo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện bài tập này. Việc tập luyện giúp hệ xương khớp linh hoạt hơn đồng thời tăng cường thúc đẩy tuần hoàn máu.

Dưỡng chất cần thiết sẽ được vận chuyển tới vị trí khớp gối bị thoái hóa nhiều hơn. Chính vì thế quá trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. 

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên chọn địa điểm đi bộ có không khí trong lành để tăng hiệu quả cho bài tập
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên chọn địa điểm đi bộ có không khí trong lành để tăng hiệu quả cho bài tập

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp. Trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng đi bộ có thể gây ảnh hưởng, làm tổn thương nặng hơn. Vì thế bệnh nhân nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bài tập.

Dưới đây là những lưu ý dành cho người bệnh khi thực hiện việc đi bộ:

  • Bệnh nhân nên chọn không gian đi bộ là nơi có không khí trong lành và phong cảnh thoáng đãng. Công viên có nhiều cây xanh là thích hợp nhất để có bài tập hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp việc đi bộ và vãn cảnh thiên nhiên. 
  • Nên thực hiện bài tập tại khu vực có địa thế bằng phẳng, tránh các địa điểm đèo dốc.
  • Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ? Việc chọn loại giày phù hợp có tác dụng hỗ trợ bài tập diễn ra thuận lợi. Người bệnh nên chọn những loại dày có phần đế mềm. Giày có bề mặt tiếp xúc có độ bám cao. Người tập luyện không nên mang giày cao gót sẽ khiến bài tập không đạt hiệu quả.
  • Trong quá trình tập luyện, bệnh nhân nên di chuyển với sải chân vừa phải. Bên cạnh đó người tập chỉ nên đi khoảng 6000 bước mới ngày, tương đương với khoảng thời gian thực hiện từ 30 tới 45 phút.
  • Khi đang tập luyện xuất hiện đau nhức tại khớp gối, bệnh nhân nên dừng ngay bài tập. Sau đó người bệnh nên thực hiện các biện pháp giảm đau tại chỗ như xoa bóp hoặc chườm lạnh.
  • Chuẩn bị điện thoại để liên lạc trong trường hợp cần thiết và nhớ mang theo nước uống.
  • Với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng có thể áp dụng những bài tập yoga nhẹ nhàng thay vì thực hiện đi bộ.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ có thể thực hiện bài tập đi bộ. Trường hợp ở giai đoạn nặng người bệnh nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 9:52 PM , 19/06/2023
Điều trị thoái hóa khớp tại Bệnh viện Xương khớp Quân dân 102

Giải Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Tại Bệnh Viện Xương Khớp Quân Dân 102

Bằng sự kết hợp giữa các vị thuốc nam dược dựa trên nguyên tắc điều trị của y học cổ...

Bệnh Án Đông Y Thoái Hóa Khớp Gối Chuẩn Theo Bộ Y Tế

Bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối bao gồm danh sách và tiền sử bệnh án của người bệnh....
Điều trị thoái hóa khớp gối

Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Như Thế Nào Hiệu Quả? (Bác Sĩ Tư Vấn)

Điều trị thoái hóa khớp gối là vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu. Người bệnh có thể...
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp gây ra nhiều triệu chứng gây khó chịu ở người bệnh

Thoái Hóa Khớp: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Thoái hóa khớp - tình trạng bệnh lý xương khớp tương đối nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ...
Diện chẩn chữa đau khớp gối là gì và có hiệu quả không?

Diện Chẩn Chữa Đau Khớp Gối Là Gì Và Có Hiệu Quả Không?

Diện chẩn chữa đau khớp gối đã được sử dụng lâu đời nhưng không phải ai cũng biết. Vậy, phương...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top