Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Hay Không [Giải Đáp Chi Tiết]

4.7/5 - (4 bình chọn)

Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm bởi họ thường e ngại hoặc cố gắng né tránh việc vận động. Cùng với việc điều trị vật lý, uống thuốc thì người bị thoái hóa khớp được khuyên rằng nên hoạt động thể thao ở mức độ vừa phải. Vậy câu hỏi đặt ra trên đây là nên hay không nên? Dành 5 phút để đọc các thông tin chia sẻ dưới đây, bạn sẽ có được câu trả lời chính xác nhất.

Người bị bệnh thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?

Thoái hóa khớp gối là một tình trạng khá phổ biến, thường xuyên xuất hiện ở người cao tuổi và có xu hướng phát triển ở những người trẻ trong vài năm trở lại đây. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh lý này, trong đó thừa cân, lười vận động, chấn thương và lão hóa là phổ biến hơn cả. Thoái hóa khớp khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn đau nhức, sưng tấy, viêm nhiễm,… Tuy không nguy hiểm nhưng những biểu hiện này làm ảnh hưởng tới các hoạt động trong cuộc sống của người bệnh.

Người bị thoái hóa khớp gối thường e ngại các hoạt động thể dục thể thao
Người bị thoái hóa khớp gối thường e ngại các hoạt động thể dục thể thao

Thoái hóa khớp gối có đi xe đạp được không là một chủ đề được đưa ra bàn luận nhiều nhất. Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn của Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102, việc đạp xe sẽ giúp kích thích hoạt động bôi trơn ở các khớp. Từ đó hỗ trợ việc điều trị và phục hồi cơ xương khớp bình thường trở lại.

Không chỉ dừng lại ở đó, việc đi xe đạp còn có nhiều ý nghĩa khác đối với những người bị thoái hóa khớp gối như:

  • Thúc đẩy quá trình lưu thông, tuần hoàn máu để từ đó khớp gối nhận được đủ các dưỡng chất cần thiết, nhanh chóng hồi phục về trạng thái bình thường.
  • Phục hồi khả năng vận động của cơ xương khớp bằng cách tăng sự đàn hồi, dẻo dai cho ổ khớp khi đạp xe.
  • Ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì để giảm áp lực lên hệ xương khớp hiệu quả.
  • Đạp xe cũng là cách để người bệnh giải tỏa được áp lực, giảm bớt được những căng thẳng, lo lắng vì bệnh tật.

XEM THÊM

Đạp xe có tác động tích cực, giúp người bệnh giảm đau khớp gối hiệu quả
Đạp xe có tác động tích cực, giúp người bệnh giảm đau khớp gối hiệu quả

Như vậy, bạn trả lời được câu hỏi thoái hóa khớp gối có nên đạp xe. Phần lớn người bệnh cảm thấy e ngại không muốn đạp xe để giảm đau khớp gối là bởi khi mới bắt đầu vận động cường độ mạnh thì cơ khớp gối rất đau. Tuy nhiên nếu kiên trì thực hiện thì tình trạng đau nhức khớp sẽ được cải thiện đáng kể.

Một số lưu ý khi đạp xe cho người bị thoái hóa khớp gối

Đạp xe có tác động tích cực cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được giám sát để đạp xe với cường độ tập luyện phù hợp, tránh quá sức có thể gây ra các phản ứng phụ ngoài ý muốn. Dưới đây là một số lưu ý khi đạp xe cho người bị thoái hóa khớp để bạn tham khảo:

  • Tránh việc luyện tập quá sức. Khi đạp xe, người bệnh nên tập trung cảm nhận cường độ tập luyện để điều chỉnh phù hợp.
  • Nên đạp xe vào buổi sáng hoặc chiều tối, lựa chọn giày thể thao vừa với chân, không đi giày quá rộng hoặc quá chật.
  • Thời gian lý tưởng để bệnh nhân tập đạp xe là từ 10 – 15 phút/ngày với tần suất từ 2 – 3 lần/tuần. Thời gian đầu chưa quen thì có thể tập với tần suất chậm.
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi và khởi động trước khi đạp xe để tránh bị đau cơ, đau khớp. Những loại quần jean quá chật khiến cho việc cử động khớp gối trở nên khó khăn. Người bệnh nên lựa chọn bằng vải cotton, vải lanh,… vừa mát mẻ vừa dễ dàng để tập luyện.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận biết bản thân bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe hay không
Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận biết bản thân bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe hay không
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận biết bản thân bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe hay không. Đối với những bệnh nhân có tình trạng sức khỏe suy yếu, thoái hóa khớp gối nặng thì không khuyến khích đạp xe trong giai đoạn điều trị.
  • Kết hợp ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm chứa canxi giúp xương chắc khỏe, hạn chế dùng chất kích thích, các loại bia rượu.
  • Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh hoặc stress, mệt mỏi kéo dài.
  • Nên đạp xe ngoài trời để người bệnh thư giãn, hít thở không khí trong lành thay vì dùng máy đạp xe trong nhà.
  • Ngoài đạp xe, người bệnh cũng có thể luyện tập thêm một số bài tập nhẹ nhàng tại nhà để tăng sự dẻo dai cho xương.

Qua những thông tin trên đây hy vọng bạn đã biết được thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không. Hoạt động đạp xe có thể hỗ trợ điều trị các chứng đau xương khớp gối, giảm sự chèn ép dây chằng lên trên cơ, ngăn ngừa gai hình thành xung quanh xương cũng như tăng khả năng đàn hồi và sự dẻo da cho cơ khớp gối. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải luyện tập có khoa học và đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám định kỳ để đạt được kết quả tốt nhất.

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Thoái hóa khớp vai trái, phải: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái Hóa Khớp Vai Trái, Phải: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp vai là căn bệnh phổ biến, gây đau nhức và ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận...
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là biện pháp được nhiều người quan tâm

5 Cách Bấm Huyệt Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Nhất 2022

Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là liệu pháp điều trị bệnh được nhiều người tin tưởng và đánh...
Thoái hóa khớp tay: khớp cổ tay, ngón tay và những điều cần biết (Chi tiết)

Thoái Hóa Khớp Tay Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Bệnh thoái hóa khớp tay thường gặp ở người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra. Căn bệnh này...
Thoái hóa khớp gối có chữa được không

Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không Và Tư Vấn Chi Tiết

Thoái hóa khớp gối có chữa được không là vấn đề nhiều bệnh nhân băn khoăn. Bệnh gây ra những...
Phòng bệnh thoái hóa khớp hiệu quả nhờ 10 biện pháp này

Phòng Bệnh Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả Nhờ 10 Biện Pháp Này

Không khó hiểu khi mà vấn đề phòng bệnh thoái hóa khớp được rất nhiều người quan tâm. Bởi “phòng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top