Thoái Hóa Khớp Thái Dương Hàm: Nguyên Nhân Và Cách Chữa An Toàn

5/5 - (4 bình chọn)

Những triệu chứng đau nhức cơ hàm dẫn tới khó mở miệng khiến cho người bệnh bị thoái hóa khớp thái dương hàm gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng bệnh lý hiệu quả, ăn kiêng ra sao thì tốt nhất? Đón đọc bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích cho thắc mắc trên bạn nhé!

Thoái hóa khớp thái dương hàm là bệnh gì?

Đầu tiên, bạn cần biết khớp thái dương hàm là một khớp động duy nhất nằm trên phần sọ mặt. Khớp này bao gồm diện khớp của xương hàm dưới kết nối với diện khớp của xương thái dương thông qua các thành phần như bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp và mô sau khớp. Có thể nói, khớp thái dương hàm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đóng, mở miệng cũng như các hoạt động như ăn, nói, nuốt hàng ngày của chúng ta.

Bị viêm khớp xương hàm khiến người bệnh khó khăn trong việc mở miệng
Bị viêm khớp xương hàm khiến người bệnh khó khăn trong việc mở miệng

Thoái hóa khớp thái dương hàm còn có tên gọi khác như viêm khớp thái dương hàm, rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh lý này làm cho các cơ mặt ở xung quanh bị đau có chu kỳ, co thắt cơ đồng thời mất đi cân bằng khớp nối giữa các xương hàm và xương sọ. Chức năng của thái dương giảm, dẫn tới các bộ phận liên quan bị ảnh hưởng gây ra những vấn đề khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm là một căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau. Những triệu chứng để giúp bạn phát hiện người bị mắc bệnh thoái hóa khớp hàm như sau:

  • Ban đầu là những cơn đau nhẹ, nếu lành tính sẽ tự khỏi.
  • Tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau liên tục, dữ dội khi nhai.
  • Thường xuyên bị đau xung quanh tai.
  • Khó mở miệng, đóng miệng, khi làm các cử động liên quan tới hàm.
  • Khi nhai có xuất hiện tiếng kêu lục cục, đây là biểu hiện tình trạng bệnh nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng khác như đau đầu, nhức mặt, mỏi cổ, nhức hai bên thái dương, mệt mỏi. Thậm chí, viêm khớp thái dương còn làm nổi hạch ở một hoặc hai bên hàm, khiến cơ nhai bị phình to, gương mặt trở nên mất cân đối.

Khi đi khám bác sĩ, người bệnh được chẩn đoán bị thoái hóa khớp thái dương hàm còn có các biểu hiện như khớp bị giãn, gây trật khớp hoặc dính khớp. Trong giai đoạn đầu, các khớp dính với nhau, với các đầu xương dẫn tới biến chứng nguy hiểm là thủng đĩa khớp. Nếu để lâu dài, không điều trị thì sẽ phá hủy đầu xương, xơ cứng khớp dẫn tới người bệnh không thể há miệng ra một cách bình thường.

Nguyên nhân của thoái hóa khớp hàm

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh thoái hóa khớp hàm. Trong đó, đáng chú ý có thể kể tới các nguyên nhân như:

Bị mắc bệnh xương khớp dẫn tới bị viêm khớp thái dương hàm
Bị mắc bệnh xương khớp dẫn tới bị viêm khớp thái dương hàm
  • Tiền sử mắc các bệnh lý có liên quan trong tới xương khớp. Ví dụ như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp nhiễm khuẩn,… Cụ thể hơn, số người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ mắc thoái hóa khớp hàm nhiều nhất.
  • Chịu ảnh hưởng sau cùng của thoái hóa khớp ở vùng cổ tay, khuỷu gối, lớp khuỷu,… Các bệnh lý này thường gặp ở người lớn tuổi, khớp bị thoái hóa nhiều, kéo theo sự yếu dần các khớp liên quan như hàm và thái dương.
  • Bị chấn thương hàm do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay do luyện tập không đúng cách.
  • Cử động miệng đột ngột hoặc có thói quan nghiến răng khi đi ngủ, thích nhai kẹo cao su,… Tất cả những thói quen này tạo áp lực đến cơ hàm mà gây ra bệnh.
  • Nguyên nhân liên quan tới tình trạng mọc răng bất thường như lệch, chen chúc, nhổ răng khôn,…
  • Một số ít trường hợp bị bệnh là do trải qua sang chấn tâm lý, bị stress kéo dài.

Thoái hóa khớp hàm có gây nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, bệnh viêm khớp thái dương hàm không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên, người bị bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Cảm giác xương hàm, thái dương và tai ê nhức liên tục khiến cho người bệnh không thể tập trung làm việc, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là mất ngủ.

Nhiều trường hợp bị thóa hóa khớp hàm có biểu hiện của hiện tượng trầm cảm, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sống, công việc cũng như các mối quan hệ. Nếu không điều trị sớm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, rối loạn chức năng ăn uống.

Không phát hiện và điều trị bệnh lý này ngay từ khi mới chớm, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hàm bị khóa, bị kẹt vĩnh viễn, phải đi tới bệnh viện khám. Đến lúc điều trị khi bệnh ở giai đoạn khó chữa khỏi thì sẽ mất chi phí rất lớn để điều trị.

Các cách chữa thoái hóa khớp thái dương hàm

Cũng như các bệnh lý về xương khớp khác, người bệnh cần phải áp dụng kết hợp các biện pháp điều trị khác nhau thì mới có thể khỏi bệnh triệt để. Dưới đây là các phương pháp được áp dụng để chữa thoái hóa thái dương hàm hiệu quả bạn nên tham khảo:

Dùng thuốc Tây y điều trị khớp thái dương hàm

Thông thường, sau khi đi khám bác sĩ và điều trị tại bệnh viện thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng kết hợp các loại thuốc kháng viêm, giảm đau và giãn cơ tại nhà. Với từng nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp thái dương mà sẽ có loại thuốc dùng khác nhau.

XEM THÊM

Thuốc Tây y được dùng nhiều trong chữa bệnh
Thuốc Tây y được dùng nhiều trong chữa bệnh
  • Thuốc trị thoái hóa khớp thái dương hàm do bị nhiễm khuẩn: Dùng các loại kháng sinh như Penicillin G, Cephalosporin thế hệ 1, 2, 3,… Hoặc các loại thuốc chống viêm không có steroid như aspirin, meloxicam,…
  • Thuốc trị viêm khớp thái dương hàm do chấn thương: Dùng các loại thuốc chống viêm không có steroid (dạng bôi hoặc uống), thuốc kìm nén cơn đau như paracetamol.
  • Thuốc chữa viêm khớp thái dương hàm do bị viêm khớp dạng thấp: Thuốc chống viêm không chứa steroid hoặc thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, thuốc trị đau cơ bản như methotrexate, salazopyrin,…

Dùng mẹo dân gian chữa thoái hóa khớp hàm

Thóa hóa khớp thái dương hàm nói riêng và các bệnh lý liên quan tới khớp nói chung có thể được khắc phục một phần nhờ những mẹo dân gian đơn giản tại nhà. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian đơn giản giúp giảm đau khớp hàm mà người bệnh có thể thực hiện:

  • Cà tím: Chuẩn bị cà tím và nước lọc. Đem cà tím rửa thật sạch, sau đó đem thái lát. Đun khoảng 1 lít nước sôi và thả phần cà tím vào trong, đậy kín lại. Ngâm cà tím trong nước sôi cho đến khi nguội hẳn thì vớt bã ra. Dùng nước này để uống trong ngày sẽ giúp thuyên giảm cơn đau hàm.
  • Ngải cứu: Lấy 1 nắm ngải cứu tươi, rửa sạch và sấy nóng trên chảo. Sau đó, cho ngải cứu vào trong một miếng vải mỏng và lấy đắp lên vùng hàm bị đau. Lưu ý, đắp cho đến khi ngải cứu nguội và rửa mặt lại sạch với nước.
  • Lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt tươi và rửa với nước sạch. Đun lá lốt với nước, sau đó bỏ phần bã ra ngoài. Dùng nước lá lốt uống ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện cơn đau nhức khớp thái dương hàm đáng kể.
  • Gừng: Bạn chuẩn bị gừng tươi và muối hạt. Sau khi gừng đem rửa sạch, bạn thái miếng và đun với nước, cho đến khi sôi thì cho một chút muối hạt. Bạn dùng nước này để súc miệng trong ngày sẽ vừa giúp khoang miệng được sạch khuẩn, vừa giúp giảm đau hàm.

Bài thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp thái dương hàm

Một số bài thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp được nhiều người áp dụng có thể kể đến như sau:

Đông y là giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều trị bệnh
Đông y là giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều trị bệnh

Bài thuốc Đông y số 1

Bài thuốc này được áp dụng phổ biến cho những trường hợp bị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp thái dương hàm. Sau khi uống thuốc, người bệnh giảm đau, giảm sưng, máu huyết lưu thông nhanh chóng hơn,… mang lại cảm giác dễ chịu, ăn uống không còn gặp nhiều khó khăn.

  • Nguyên liệu: Tần giao, phong long, đương quy, cam thảo, quế chi, sinh khương, hoàng cầm, cát căn,…
  • Cách dùng: Với từng lần uống, người bệnh chỉ cần đem sắc các dược liệu với 3 bát nước, chia đều 2-3 lần trong ngành sẽ phát huy tác dụng. Mỗi người với thể trạng bệnh lý cũng như cơ địa khác nhau sẽ được chia liều lượng thảo dược trong bài thuốc phù hợp.

Bài thuốc số 2: Xương khớp gia truyền Đỗ Minh

Bài thuốc chữa trị xương khớp Đỗ Minh là một bài thuốc bí truyền 5 đời của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Bài thuốc bao gồm 4 bài thuốc nhỏ, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể:

  • Thuốc đặc trị bệnh xương khớp
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận
  • Thuốc bổ gan thải độc
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng

Các thành phần trong bài thuốc là những thảo dược quý, rất lành tính có thể kể đến như: Bồ công anh, lá lốt, cà gai leo, cỏ xước, dây đau xương, gối hạc,… Để sử dụng các loại thảo dược trong bài thuốc, người bệnh đem sắc uống hàng ngày hoặc dùng thuốc dạng cao hòa với nước ấm theo chỉ dẫn của thầy thuốc sẽ cải thiện được tình trạng đau khớp thái dương hàm hiệu quả.

Bài thuốc số 3: Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu chuyên sâu từ tinh hoa y học cổ truyền của hàng chục bài thuốc cổ phương. Bài thuốc gồm có 3 nhóm thuốc cơ bản chuyên đặc trị các bệnh lý khớp, xương khớp bằng cách kháng viêm, giảm đau, giảm sưng hiệu quả.

  • Thuốc dược Giải độc hoàn.
  • Thuốc dược Bổ thận hoàn.
  • Quốc dược Phong thấp hoàn.

Bài thuốc số 4: Bài thuốc Đông y của Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102

Bài thuốc được điều chế bởi Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 có tác dụng trị căn nguyên gây ra các bệnh lý xương khớp, giảm đau, đồng thời bồi bổ cơ thể. Các nguyên liệu trong bài thuốc đều là những thảo dược thiên nhiên, lành tính đạt tiêu chuẩn của GACP-WHO.

Bài thuốc xương khớp cho người trẻ tuổi được nghiên cứu thành công sau nhiều năm
Bài thuốc xương khớp cho người trẻ tuổi được nghiên cứu thành công sau nhiều năm

Liệu trình chữa bệnh gồm 3 giai đoạn chính gồm:

  • Điều trị triệu chứng: Dùng thuốc từ 3-4 tuần.
  • Điều trị căn nguyên gây bệnh: Dùng thuốc chữa trị tận gốc.
  • Điều trị ngừa tái phát: Sau khi đã điều trị dứt điểm, dùng thuốc để ngừa bệnh tái phát.

Điều trị thoái hóa khớp dương hàm ở đâu?

Hầu hết các bệnh viện lớn trên cả nước đều có khoa chuyên điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm. Dưới đây là một số cái tên gợi ý để người bệnh có thể tìm tới và điều trị khỏi bệnh.

  • Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 (Lê Quang Đạo, Hà Nội): Đây là địa chỉ hội tụ đội ngũ bác sĩ quân y, quân đội và y học cổ truyền có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh. Trang thiết bị của bệnh viện được đầu tư hiện đại, phòng khám và điều trị đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế. Cùng với thái độ phục vụ tận tâm, nhiệt tình, Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 là địa chỉ chữa viêm khớp, đau khớp, gai cột sống mà bạn nên tham khảo.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường (Văn Cao Hà Nội): Đây là đơn vị điều trị xương khớp bằng thuốc Đông y gia truyền hơn 150 năm, nổi tiếng với việc điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp thái dương hàm. Không chỉ sở hữu bài thuốc gia truyền chữa bệnh xương khớp, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn có đội ngũ lương y tận tâm, chữa bệnh cứu người hết mình. Do đó, khi đến với nhà thuốc Đỗ Minh Đường, người bệnh không chỉ khỏi bệnh mà có thể cảm nhận được sự tận tâm, chăm sóc chu đáo của các lương y tại đây.
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa bệnh về xương khớp hiệu quả
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa bệnh về xương khớp hiệu quả
  • Bệnh viện Chợ Rẫy (Phường 5 HCM): Với những người bệnh đang sinh sống và làm việc tại khu vực phía Nam thì có thể tìm tới bệnh viện Chợ Rẫy để chữa thoái hóa khớp hàm. Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn, kỹ thuật và quy mô hàng đầu ở khu vực phía nam nên người bệnh có thể an tâm về chất lượng điều trị. Tuy nhiên, bệnh viện Chợ Rẫy luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân nên nếu muốn đến khám bạn cần chuẩn bị trước thời gian.

Kiêng gì ăn gì khi bị viêm khớp thái dương hàm?

Cùng với việc thực hiện các phương pháp và uống thuốc điều trị, bệnh nhân nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho cơ khớp hàm.

Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm khớp thái dương
Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm khớp thái dương
  • Người bệnh nên ăn các loại khoai, cơm, cháo, mì,…
  • Nên tăng cường ăn chuối, nho, dưa, kiwi,… Các loại trái cây trước khi ăn thì nên cắn miếng nhỏ để không cần phải nhai lâu, dễ nuốt.
  • Các loại rau đều có tính mềm nên người bệnh có thể ăn đa dạng nhiều loại khác nhau.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể an tâm sử dụng các loại sữa chua, sữa tươi,… nhưng tránh sản phẩm chứa nhiều đường, có thể gây ra các vấn đề răng miệng.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa bò, tôm, cua,…
  • Tránh ăn thịt đỏ. Điều này cũng gây ra áp lực cho hệ xương khớp, làm cản trở quá trình điều trị viêm khớp hàm.
  • Tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng photpho cao như thức uống có gas, bánh mì, ngũ cốc nguyên cám, hoa quả sấy,…

Bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm cần lưu ý những gì?

Chế độ sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị và khả năng khỏi bệnh viêm khớp thái dương hàm. Do đó, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dùng thuốc vào mẹo phía trên, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

Người bệnh có thể mát xa nhẹ nhàng mỗi ngày để giảm đau khớp
Người bệnh có thể mát xa nhẹ nhàng mỗi ngày để giảm đau khớp
  • Lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ nhai để hạn chế lực tác động tới cơ hàm trong thời gian chữa bệnh.
  • Không nên nhai lâu và nhai dàn đều hai bên để cơ hàm được phát triển cân đối, tránh bị lệch.
  • Khi bị cơ hàm, người bệnh có thể xử lý ngay bằng các miếng nhiệt, túi chườm để giảm đau tạm thời.
  • Mỗi ngày, nên dành từ 10-15 phút để massage, xoa bóp cho vùng dưới của hàm để giảm đau.
  • Với những bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng tấm đeo nhựa thì cần nghiêm túc làm theo hướng dẫn.

Cùng với việc điều trị bằng thuốc tại nhà, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra diễn biến của bệnh, phát hiện những tác dụng phụ có thể gặp phải nếu có. Các trường hợp phát hiện sớm các biến chứng trầm trọng và xử lý kịp thời thì sẽ có cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm khó điều trị khỏi trong thời gian ngắn. Do đó, người bệnh cần phải kiên trì kết hợp cùng bác sĩ để thu được kết quả tốt nhất là khỏi bệnh hoàn toàn. Cùng với đó, người bệnh nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt ăn uống hàng ngày lành mạnh hơn, để không chỉ bệnh mà còn sống vui khỏe!

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Cập nhật: 4:50 PM , 30/05/2023
Phương pháp điều trị Đông y có biện chứng

Chuyên Gia Nói Gì Về Chữa Thoái Hóa Khớp Với Đông Y Có Biện Chứng

Thoái hóa khớp khiến người bệnh liên tục phải chịu đau đớn, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời...
Thoái hóa khớp vai trái, phải: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái Hóa Khớp Vai Trái, Phải: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp vai là căn bệnh phổ biến, gây đau nhức và ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận...
Gạo lứt chữa bệnh thoái hóa khớp thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất

Gạo Lứt Chữa Bệnh Thoái Hóa Khớp Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả

Ngoài cách sử dụng nghệ, ngải cứu hay lá lốt… thì dùng gạo lứt chữa bệnh thoái hóa khớp cũng...
Điều trị thoái hóa khớp

Điều Trị Thoái Hóa Khớp: Chẩn Đoán Và Phác Đồ Điều Trị Hiệu Quả

Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính phổ biến, xuất hiện chủ yếu ở người có tuổi. Hiện nay,...
Điều trị thoái hóa khớp tại Bệnh viện Xương khớp Quân dân 102

Giải Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Tại Bệnh Viện Xương Khớp Quân Dân 102

Bằng sự kết hợp giữa các vị thuốc nam dược dựa trên nguyên tắc điều trị của y học cổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top