Người Thoái Hóa Khớp Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Tình Trạng Bệnh

4.7/5 - (3 bình chọn)

Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính, gây đau nhức âm ỉ và dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn bị thoái hóa khớp nên ăn gì để tốt cho sức khỏe, hãy dành thời gian theo dõi những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần ăn gì, ăn bao nhiêu và như thế nào đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể và sức khỏe xương khớp.

Nếu người bệnh ăn uống lành mạnh, đúng cách sẽ góp phần giúp cải thiện bệnh đáng kể, tái tạo và bảo vệ xương, và ngược lại nếu dinh dưỡng không đủ, ăn không đúng cách có thể làm bệnh nguy hiểm hơn, làm xương dần bị suy yếu.

Thoái hóa khớp nên ăn gì? TOP những loại thực phẩm tốt

Thực phẩm giúp người mắc bệnh thoái hóa khớp cải thiện các cơn đau nhức, khó chịu, giảm tình trạng sưng, viêm và không để bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, người bệnh nên thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng sau đây:

Nấm là thực phẩm tốt cho xương khớp

Các loại nấm đều được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe hệ cơ xương khớp. Các thành phần dinh dưỡng trong nấm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tim mạch, ung thư.

Các loại nấm đều được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe hệ cơ xương khớp
Các loại nấm đều được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe hệ cơ xương khớp

Thành phần polysaccharide trong nấm giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, ức chế sự phát triển khối u.

Người bệnh nên ăn các loại nấm như:

  • Nấm hương: Chống viêm, cải thiện suy nhược cơ thể, điều trị tê bại chân tay.
  • Nấm mộc nhĩ: Điều hòa huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch
  • Nấm Lim xanh: tốt cho nữ giới, kích thích sản sinh estrogen cho hệ xương khỏe mạnh.

Ngoài ra, để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp nấm với các thực phẩm khác.

Thoái hóa khớp nên ăn gì? – Các loại rau và hoa quả

Rau xanh chứa các thành phần dinh dưỡng không thể thiếu cho cuộc sống con người. Ngoài ra, ăn nhiều rau xanh còn giúp tăng cường các chất chống oxy hóa, viêm nhiễm đặc biệt tốt cho việc điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Trong rau xanh rất giàu chất xơ, các vitamin A, C, E cần thiết cho quá trình phục hồi xương khớp. Chuyên gia dinh dưỡng Bayview Johns Hopkins đã liệt kê các loại rau tốt cho xương khớp dưới đây.

Các loại rau màu xanh đậm:

  • Rau bina: hay có tên khác là rau chân vịt. Loại rau này có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid có khả năng chống viêm nhiễm. Ngoài ra, trong rau bina còn chứa nhiều sắt, carotenoid, folate, vitamin K, canxi tốt cho tiêu hóa, nâng cao thị lực.
  • Bông cải xanh: Bông cải xanh có chứa nhiều chất Sulforaphane làm chậm quá trình thoái hóa khớp , giảm viêm và cải thiện hiệu quả các cơn đau nhức.
  • Ngoài ra còn một số loại rau như diếp cá, tỏi tây, cải xoăn,…

Các loại rau củ có màu đỏ: Cà chua, dâu tây, quả anh đào, củ cải đỏ.

Rau củ và hoa quả màu vàng: chuối

Các loại rau quả màu cam: Đây là các loại rau củ chứa nhiều vitamin A, C, canxi và hỗ trợ quá trình sản sinh collagen và phục hồi đĩa đệm. Một số loại rau củ phổ biến như cà rốt, khoai lang, bí ngô,…

Mỗi người tùy vào cân nặng và thể trạng sẽ có khả năng hấp thụ khác nhau. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ Viện Dinh Dưỡng quốc gia, mỗi người trung bình hàng ngày nên sử dụng các loại rau của với lượng trung bình 400g/ngày.

Thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, vitamin K, vitamin E

Theo nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Quốc gia về Khoa học và Khớp Học Lâm sàng (National Academy of Sciences and Clinical Rheumatology), các vitamin đều có lượng chất chống oxy hóa cao hỗ trợ cho quá trình giảm đau, tiêu viêm, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Người mắc thoái hóa khớp nên ăn gì? – Vitamin C

Vitamin C luôn chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sự phát triển sụn. Nếu thiếu vitamin C có thể khiến chất lượng sụn giảm sút, làm tăng nguy cơ tái phát triệu chứng viêm khớp. 

Các loại vitamin C cần thiết cho cơ thể mà người bệnh nào cũng cần phải dự trữ hàng ngày như bưởi, cam, ổi, dứa, đu đủ, dâu tây, kiwi, ớt chuông, súp lơ, cải xanh, cải xoăn,…

Vitamin C luôn chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sự phát triển sụn.
Vitamin C luôn chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sự phát triển sụn.

Hằng ngày, cơ thể cần cung cấp đủ lượng vitamin C theo mức khuyến nghị là:

  • Nữ giới: 75mg/ngày
  • Nam giới: 90mg/ngày tương đương với 80 – 100 gram trái cây.

Vitamin D

Vitamin D có thể giúp ngăn ngừa được sự phá hủy sụn khớp, giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Vitamin D được tìm thấy nhiều trong thực phẩm như cá hồi, cá mòi, trứng, tôm, đậu hũ, sữa chua,…

Ngoài ra, cách đơn giản để nạp vitamin D tự nhiên vào cơ thể đó là việc người bệnh hàng ngày hấp thụ ánh nắng mặt trời vào buổi sáng (ánh sáng mặt trời trước 8 giờ sáng có lợi cho cơ thể và không chứa các tia cực tím).

Vitamin K

Mỗi ngày người bệnh cần nạp 1 microgam vitamin K/1 kg trọng lượng cơ thể. Có nghĩa là người bệnh cần đo trọng lượng cơ thể của mình để có những điều chỉnh tỷ lệ phù hợp.

Lượng dinh dưỡng vitamin K có nhiều nhất ở trong các loại rau xanh như cải xoăn, rau diếp, rau chân vịt,…

Vitamin E

Trong dầu thực vật ở các loại hạt tự nhiên chính là nguồn vitamin E cần thiết cho cơ thể. Hàng ngày, mỗi người bệnh cần tiêu thụ từ 3 – 4 mg/ ngày vitamin E mới được coi là an toàn, khối lượng này tương đương với 1 muỗng cà phê.

Các loại thực phẩm giàu beta caroten

Beta caroten chính là tiền chất của vitamin A – chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ mắt và các tế bào, mô không bị ảnh hưởng bởi các gốc tự do.

Chất này được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm xương khớp, xơ nang, tăng huyết áp, các bệnh về gan và tuyến tụy,…

Beta caroten có nhiều trong các loại thực phẩm quen thuộc như củ cải, khoai lang, đu đủ, đậu Hà Lan, anh đào, mận, bạc hà, măng tây, dưa lưới, cà chua,…

Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì? – Các loại quả mọng

Quả mọng là thực phẩm rất giàu các vitamin, các khoáng chất, và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, hầu như tất cả các loại quả mọng đều chứa hàm lượng chất xơ cao, vitamin E, quercetin, canxi, magie, kẽm, rutin tốt cho sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch của người mắc bệnh thoái hóa khớp.

Các loại quả mọng được ưu tiên sử dụng như dâu tây, việt quất, nho, dâu tằm, nam việt quất, kỷ từ,…

Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn nhiều quả mọng
Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn nhiều quả mọng

Thực phẩm chứa nhiều omega- 3

Acid béo Omega – 3 hay chất béo không bão hòa có tác dụng ngăn chặn sản sinh các Cytokine và Enzyme phá vỡ sụn khớp, giảm viêm và làm xoa dịu các cơn đau đáng kể.

Để tăng lượng Omega – 3 trong cơ thể, cá luôn luôn là sự lựa chọn hàng đầu để thêm vào thực đơn hàng ngày của người thoái hóa khớp tay hay khớp nói chung. Một số loại cá như cá hồi, các trích, cá mòi, cá thu, hàu và hạt óc chó là thực phẩm tốt cho người bệnh.

Với cá hồi, người bệnh cần sử dụng từ 85 – 1 lạng mỗi tuần để cung cấp đủ lượng omega – 3 cần thiết cho cơ thể, phục vụ quá trình tái tạo sụn khớp.

Bị thoái hóa khớp nên ăn gì? – Nước hầm xương

Trong nước hầm xương có chứa khá nhiều collagen và canxi, do đó người bệnh sử dụng mỗi tuần có thể giúp hệ cơ xương khớp khỏe mạnh hơn. 

Ngoài ra, trong nước hầm xương của xương bò, xương bê có chứa hàm lượng Glucosamine và Chondroitin lớn rất tốt cho việc hình thành các đầu sụn.  

Đậu nành và các loại hạt

Đậu nành chứa ít chất béo, giàu chất xơ và protein tốt cho tim mạch và xương khớp. Các món ăn từ đậu nành chính là sự thay thế hoàn hảo giúp cơ thể luôn đảo bảo lượng acid béo cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ nên ăn 1 – 2 lần/ tuần các món từ đậu nành.

Hạt đậu chứa nhiều chất xơ giúp giảm mức độ phản ứng viêm trong cơ thể, giảm Protein C Reactive (CRP). Vậy nên, người bệnh nên ăn các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần 100 gram sẽ góp phần kiểm soát hữu hiệu các cơn đau nhức. 

Ngoài ra óc chó và hạnh nhân chứa các chất béo lành mạnh giúp cơ thể chống viêm. Nên ăn từ 6 – 7 quả óc chó hoặc hạnh nhân là đủ cho cơ thể hàng ngày.

Ăn gì chữa thoái hóa khớp? – Tỏi và gừng

Tỏi và gừng là hai loại gia vị quen thuộc trong căn bếp gia đình, do đó người bệnh dễ dàng tìm thấy để bổ sung cho cơ thể. Cả tỏi và gừng có công dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đáng kể khi người bệnh thực hiện đúng phác đồ thoái hóa khớp gối.

Chất diallyl disulfide trong tỏi có công dụng giúp ngăn chặn sự hình thành của enzyme gây hại cho sụn khớp. Với gừng có tính ấm,  còn chứa chất men zingibain có hiệu quả trong giảm viêm, làm ấm vùng khớp tổn thương và xoa dịu cơn đau hiệu quả.

Người bệnh nên sử dụng một lượng vừa đủ khi dùng. Ngoài việc kết hợp làm gia vị trong món ăn hàng ngày, người bệnh có thể sử dụng bằng cách chườm đắp lên khớp đau hoặc ngâm chân với nước nóng sẽ có hiệu quả đáng kể. 

Người mắc thoái hóa khớp nên ăn gì? – Gợi ý món ăn bổ dưỡng

Người bệnh ngoài ra việc sử dụng trực tiếp từng loại thực phẩm, người bệnh có thể kết hợp thành các món ăn chữa thoái hóa khớp hiệu quả. Nếu người bệnh đang băn khoăn không biết phải kết hợp chúng làm sao để vừa ngon lại đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy tham khảo một số công thức dưới đây:

Canh bí xanh nấu sườn

Món ăn này phù hợp với người mắc thoái hóa khớp ở giai đoạn nhẹ, biểu hiện sưng và ít nóng đỏ. Công dụng của món ăn giúp phòng bệnh tái phát và duy trì sức khỏe xương khớp.

Chuẩn bị:

  • 500 gram bí xanh
  • 250 gram xương sườn lợn

Cách thực hiện: 

  • Sườn lợn rửa sạch, đem trần sơ với nước nóng sau đó vớt ra
  • Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột sau đó rửa sạch
  • Cho sườn vào nồi ninh nhừ khoảng 30 phút rồi cho bí xanh nấu cùng
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn

Gà hầm thuốc bắc

Nguyên liệu:

  • 500 gram gà ác đen
  • 10 gram long nhãn
  • 10 gram táo tàu
  • 10 gram kỷ tử
Gà hầm thuốc bắc là món ăn chữa thoái hóa khớp hiệu quả
Gà hầm thuốc bắc là món ăn chữa thoái hóa khớp hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Gà làm sạch sau đó trần sơ với nước nóng.
  • Các nguyên liệu còn lại rửa sạch
  • Đem gà hầm chung với các dược liệu trên trong khoảng 1 tiếng đồng hồ đến khi chín nhừ và nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Chia gà hầm thành 2 phần ăn trong ngày, ăn cả nước và cái trong khoảng 1 tháng sẽ giảm thiểu cơn đau nhức khớp đáng kể. 

Thoái hóa xương khớp nên ăn gì? – Xương dê hầm đỗ trọng

Món ăn bổ dưỡng này có công dụng rất tốt giúp trị đau nhức xương khớp trong đó có thoái hóa khớp, tăng cường gân cốt. Không những thế, món ăn này còn giúp trị phong thấp tốt, trị đau lưng, bổ thận.

Chuẩn bị: Xương dê, đỗ trọng

Cách thực hiện:

  • Xương dê và đỗ trọng rửa sạch
  • Hầm xương dê và đỗ trọng cho đến khi chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Dùng từ 2 – 3 lần/tuần trong thời gian dài để có hiệu quả

Nấm hương xào rau cải

Nguyên liệu: Nấm hương, tỏi khô, cải thìa

Cách thực hiện:

  • Ngâm nấm cho nở ra sau đó mang đi rửa sạch với nước
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập; rau cải ngắt lấy phần tươi, rửa sạch
  • Luộc sơ rau ở lửa to khoảng 1 – 2 phút
  • Cho dầu và phi tỏi đến khi có mùi thơm rồi cho rau đã luộc đảo nhanh tay
  • Nấm hương bỏ vào cùng, xào chín rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp.

ĐỌC NGAY: TOP 8 Loại thuốc trị thoái hóa khớp tốt nhất thị trường? (Cập nhật mới nhất)

Người mắc thoái hóa khớp nên kiêng gì?

Bên cạnh việc quan tâm vấn đề thoái hóa khớp nên ăn gì, người bệnh cần cực kỳ chú ý với những loại thực phẩm dưới đây:

Bệnh thoái hóa khớp kiêng ăn gì – Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ chứa rất nhiều các loại protein và cholesterol có hại cho sức khỏe. Sử dụng quá nhiều và thường xuyên có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt bê,… mà thay vào đó là sử dụng các loại thịt trắng và nguồn protein có trong thực vật.

Đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, cay nóng

Các thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ thường chứa các chất béo bão hòa, khiến lượng cholesterol trong máu tăng lên tạo ra các phản ứng hóa học không tốt ở bên trong cơ thể. từ đó khiến tình trạng viêm sưng khớp tăng lên.

Các loại thực phẩm nên tránh như thức ăn chiên, bánh rán, khoai tây chiên, gà rán,… 

Đường và muối

Thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate như bánh quy, bánh ngọt,… sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, gây tổn thương tới các protein hấp thu được, tăng tình trạng viêm và làm hệ cơ xương khớp trở nên yếu đi.

Ăn mặn có thể khiến cho xương giòn hơn và dễ gãy và làm gia tăng tình trạng viêm sưng.

Đường và muối là kẻ thù của người bệnh xương khớp
Đường và muối là kẻ thù của người bệnh xương khớp

Thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì – Các loại đồ uống có hại, chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá chính là kẻ thù số một của các bệnh về xương khớp và các bệnh liên quan đến dạ dày và gan.

Đồ uống chứa cồn khiến cho khớp dễ bị sưng, viêm và gia tăng tình trạng đau nhức do quá trình đào thải axit uric bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn khiến các mao mạch nuôi dưỡng khớp, tế bào xương và mô sụn bị ảnh hưởng gây các bệnh hoại tử ở xương khớp.

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp

Để điều trị thoái hóa khớp là một quá trình dài hạn. Do đó, bên cạnh việc để ý những loại thực phẩm nên ăn, nên kiêng người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề để phòng bệnh thoái hóa khớp như sau:

  • Giảm cân nếu như cơ thể đang thừa cân: Cơ thể của người béo phì thường chứa một lượng mỡ khá lớn, trong đó có các chất gây viêm khớp và làm tăng nhanh quá trình thoái hóa sụn khớp.
  • Bổ sung thêm thực phẩm chức năng tốt cho xương như Glucosamine (kích thích tế bào sụn, ức chế enzyme, tăng sản sinh chất nhầy dịch khớp); Chondroitin (ức chế enzyme gây ra quá trình thoái hóa sụn); MSM (giảm đau, kháng viêm). 
  • Ăn uống đầy đủ, điều độ: Cơ thể người bệnh cần được hấp thu đầy đủ dưỡng chất phục vụ cho quá trình điều trị và phục hồi bệnh. Do đó hãy cố gắng ăn đầy đủ chất nhất có thể đặc biệt là trong các bữa ăn hằng ngày.
  • Tập luyện thường xuyên: Người mắc bệnh về xương khớp thường rất hạn chế trong việc vận động bởi mỗi khi thực hiện thường cảm thấy đau nhức và khó khăn. Tuy nhiên, không vận động thường xuyên khiến cho các khớp xương trở nên kém linh hoạt từ đó nguy cơ mắc bệnh lý khác tăng lên. Hãy dành ra 20 – 30 phút hàng ngày để tập luyện nhẹ nhàng giúp xương dẻo dai hơn.
  • Thăm khám bác sĩ thường xuyên: Đừng chủ quan khi tình trạng bệnh đã có chuyển biến tốt. Thường xuyên thăm khám bác sĩ để biết được mức độ bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp nếu có những nguy cơ tiềm ẩn bên trong.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều trị và cải thiện các triệu chứng bệnh. Do đó, song hành với việc tìm hiểu xem thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì người bệnh cần phải kết hợp với những biện pháp khác hỗ trợ để giúp bệnh mau cải thiện hơn.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Bệnh án thoái hóa khớp gối - Thông tin cụ thể nhất đến người bệnh

Bệnh án thoái hóa khớp gối – Thông tin cụ thể nhất đến người bệnh

Bệnh án thoái hóa khớp gối có ý nghĩa gì trong việc điều trị, bao gồm những thông tin nào?...
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp gây ra nhiều triệu chứng gây khó chịu ở người bệnh

Thoái Hóa Khớp: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Thoái hóa khớp - tình trạng bệnh lý xương khớp tương đối nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ...
Xoa bóp, bấm huyệt được dùng khá nhiều trong chữa bệnh thoái hóa khớp

10 Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Bằng Đông Y Tốt Nhất 2022

Dùng Đông y điều trị thoái hóa khớp là phương pháp khá phổ biến và thực sự mang lại hiệu...
Thuốc trị thoái hóa khớp

TOP 8 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Tốt Nhất? (Cập Nhật Mới Nhất)

Thuốc trị thoái hóa khớp có tác dụng kiểm soát các cơn đau và một số triệu chứng đi kèm,...
Tổng hợp top 10 loại thuốc trị thoái hóa khớp gối tốt nhất hiện nay

Top 10 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay

Dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối là biện pháp được nhiều người thực hiện nhất bởi nó mang đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top