Phác Đồ Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Và Những Vấn Để Cần Biết

5/5 - (10 bình chọn)

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối đúng sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, đồng thời cũng giúp người bệnh hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cần thiết về phác đồ trị căn bệnh này.

Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh nhân sẽ bị đau nhức và sưng tấy gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống. Mỗi khi người bệnh di chuyển có thể phát ra những tiếng kêu lạo xạo. Bên cạnh đó một vài người có hiện tượng co cứng ở khớp khiến di chuyển cực kỳ khó khăn.

Yếu tố tuổi tác, bệnh lý xương khớp hoặc chấn thương là những nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Thực tế căn bệnh chỉ có thể điều trị triệu chứng và cải thiện chức năng. Việc người bệnh khỏi hoàn toàn là khó có thể xảy ra. 

Bên cạnh đó, căn bệnh này có diễn tiến khá phức tạp, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Khi đệm sụn giữa 2 đầu xương bị tổn thương, tình trạng sưng viêm khớp sẽ diễn ra. Một số biến chứng khác bao gồm đầu gối bị biến dạng, liệt hoặc teo cơ…

Bệnh thoái hóa khớp gối có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Bệnh thoái hóa khớp gối có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Nếu như không được điều trị bệnh nhân khó có thể đi lại bình thường. Các cơn đau tái phát nhiều lần ở mức độ dữ dội ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống. Bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và cuộc sống.

Vì thế việc điều trị cần được thực hiện ngay khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu. Bệnh nhân nên tới bệnh viện để có phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối có thể xảy ra do nguyên nhân thứ phát hoặc nguyên phát. Thoái hóa khớp có thể xảy ra với nhiều độ tuổi khác nhau hoặc cũng có thể do các chấn thương trong quá trình di chuyển. Chẩn đoán là bước quan trọng hàng đầu trong phác đồ điều trị căn bệnh.

Thông tin chẩn đoán xác định

Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào những chẩn đoán dưới đây để xác định có phải người bệnh mắc thoái hóa khớp gối. Các thông tin chi tiết khi thực hiện chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Trên X- quang xác định có gai xương ở vị trí rìa của khớp
  • Xác định được dịch khớp chính là dịch thoái hóa chứ không phải dịch khớp thông thường
  • Người có chứng đau nhức vùng khớp gối và có gai xương trên khớp ở độ tuổi ngoài 38
  • Người xuất hiện tình trạng cứng khớp khoảng 30 phút liên tục
  • Ngoài ra người xuất hiện hiện tượng tràn dịch khớp tại vùng khớp gối cũng có thể mắc căn bệnh này. Nguyên nhân là do phản ứng viêm xảy ra tại màng hoạt dịch gây lên.
  • Bệnh nhân cũng có thể bị biến dạng khớp, lệch trục khớp

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối với chẩn đoán bằng hình ảnh

Hiện nay trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối, phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh có vai trò quan trọng. Nhờ các phương pháp hiện đại, việc chẩn đoán sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn.

MRI là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh cho kết quả chính xác về bệnh thoái hóa khớp gối
MRI là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh cho kết quả chính xác
  • Phương pháp X-quang: Đây là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác bệnh nhân có mắc bệnh hay không. Thông qua hình ảnh bác sĩ sẽ xác định được tình trạng của bệnh nhân ở từng giai đoạn cụ thể.
  • Siêu âm khớp: Phương pháp giúp đánh giá hiện tượng tràn dịch khớp, hẹp khe khớp và gai xương. Bên cạnh đó phương pháp cũng có thể đo độ dày sụn khớp. 
  • Chụp MRI: Phương pháp giúp quan sát chi tiết hình ảnh khớp gối ở không gian 3 chiều. Nhờ vậy các tổn thương trong sụn khớp được phát hiện nhanh chóng và dễ dàng. Đây là phương pháp mới hiện đại được nhiều người sử dụng. Dù chi phí hơi cao nhưng hiệu quả được nhiều bệnh nhân đánh giá cao.
  • Nội soi khớp: Phương pháp giúp phát hiện, quan sát tổn thương thoái hóa của sụn khớp. Thực tế đây là phương pháp giúp quan sát rõ ràng mức độ tổn thương ở khớp. Bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá chính xác tình trạng tại khớp.

Bên cạnh các phương pháp chẩn đoán kể trên người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm. Xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm dịch khớp là những chỉ định phổ biến nhất.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối chi tiết

Điều trị căn bệnh thoái hóa khớp gối sẽ được thực hiện trên nguyên tắc giảm đau triệu chứng kết hợp phục hồi chức năng. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp nhằm giảm đau cấp tính. Bên cạnh đó biện pháp để phục hồi chức năng của sụn và khớp cũng cần được thực hiện.

Điều trị nội khoa

Phác đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng nội khoa bao gồm phương pháp vật lý trị liệu và sử dụng thuốc. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp phù hợp. 

Điều trị bằng thuốc Tây y

Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc theo mức độ của bệnh. Bệnh nhân thường được sử dụng thuốc điều trị tác dụng nhanh và thuốc tác dụng chậm. Trong quá trình điều trị người bệnh cần chú ý tránh tác dụng phụ của thuốc. Thực tế các loại thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng tới tiêu hóa và dạ dày nếu lạm dụng. 

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh

Thuốc điều trị tác dụng nhanh

Trong phác đồ điều trị, thuốc điều trị triệu chứng thoái hóa khớp gối tác dụng nhanh rất phổ biến. Một số loại thuốc dưới đây có thể được chỉ định.

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc có tác dụng giảm cơn đau cấp tính nhanh và hiệu quả. Bệnh nhân có thể sử dụng Paracetamol với liều lượng  1g đến 2/ngày. Người bệnh cũng có thể được chỉ định kết hợp  Paracetamol  với Tramadol với liều lượng phổ biến là từ 1g đến 2 g/ngày
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm đau và sưng viêm tại khớp gối. Bệnh nhân có thể sử dụng Etoricoxia liều lượng 30mg đến 60mg/ngày. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc Meloxicam liều lượng từ 7.5 tới 15 mg/ngày.
  • Thuốc bôi bên ngoài da: Sử dụng bằng cách bôi bên ngoài vùng khớp gối bị đau nhức từ 2 tới 3 lần trong 1 ngày. Sử dụng phương pháp này giúp hạn chế tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Tác dụng của các loại thuốc bôi bên ngoài da chủ yếu là để giảm cơn đau cấp tính.

Thuốc điều trị tác dụng với triệu chứng chậm

Kết hợp sử dụng với các thuốc điều trị triệu chứng nhanh, thuốc điều trị các triệu chứng chậm được chỉ định với các đợt đau kéo dài. Một số loại thuốc điều trị phổ biến thường được chỉ định nhiều nhất bao gồm:

  • Piascledine hàm lượng 300mg.
  • Glucosamine sulfate hàm lượng 1.5g/ngày.
  • Diacerein hàm lượng 50mg với liều 2 viên/ngày.

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là biện pháp có tác dụng phục hồi chức năng của sụn khớp. Do đó phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu được nhiều bệnh nhân lựa chọn. 

Phương pháp sử dụng các tác động từ bên ngoài nên vùng khớp gối bị thoái hóa. Nhờ vậy có thể làm giảm tiến trình thoái hóa khớp, đồng thời giúp bệnh nhân phục hồi. Phương pháp điều trị sẽ nhờ vào các động tác tập luyện hoặc thông qua sự hỗ trợ của máy móc.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân để chỉ định phương pháp phù hợp. Trong đó các phương pháp dưới đây là phổ biến hơn cả:

  • Bài tập vật lý trị liệu: Phương pháp này người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Việc vận động này sẽ giúp giảm đau, tăng cường sự dẻo dai cho hệ xương khớp. Bên cạnh đó người bệnh cũng sẽ có một tinh thần thoải mái và thư thái hơn.
  • Chườm lạnh: Biện pháp sử dụng đá lạnh để làm giảm đau và giảm hiện tượng viêm khớp gối. Bệnh nhân có thể sử dụng ngay khi xuất hiện cơn đau hoặc mỗi ngày thực hiện 2 lần. Dụng cụ cần sử dụng là túi chườm và đá lạnh.
  • Nhiệt trị liệu: Là phương pháp giúp giảm đau đồng thời tăng cường quá trình lưu thông máu tới vùng khớp bị tổn thương. Bên cạnh đó các dưỡng chất thiết yếu cũng nhờ phương pháp này để tới với phần đầu gối bị thoái hóa dễ dàng hơn.

Điều trị ngoại khoa chữa thoái hóa khớp gối

Điều trị ngoại khoa được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng việc dùng thuốc. Người bệnh có dấu hiệu đau nhức thường xuyên, các cơn đau dữ dội ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện can thiệp ngoại khoa sau khi thăm khám kỹ lưỡng.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật được chỉ định với bệnh nhân nặng
Phẫu thuật được chỉ định với bệnh nhân nặng
  • Điều trị dưới nội soi khớp: Phương pháp sử dụng với bệnh nhân lớn tuổi hoặc không thể thay khớp. Phương pháp này được sử dụng với bệnh nhân có tình trạng thoái hóa khớp gối không thuyên giảm khi dùng thuốc.
  • Đục xương chỉnh trục: Kỹ thuật giúp sửa chữa tình trạng biến dạng trên trục khớp. Thông thường chỉ định sử dụng phương pháp này với bệnh nhân bị lệch trục khớp, khớp gối bị cong ra ngoài hoặc vẹo vào trong.
  • Thay khớp nhân tạo: Bệnh nhân có thể được thực hiện thay khớp từng phần hoặc thay toàn phần. Bác sĩ sẽ khuyên người bệnh thực hiện phương pháp này khi bệnh tiến triển nặng. Bệnh nhân bị suy giảm các chức năng vận động và khó phục hồi.

Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý là phẫu thuật thoái hóa khớp gối là thủ thuật phức tạp. Bệnh nhân có thể gặp nhiều rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe, trong đó có rủi ro chảy máu hoặc nhiễm trùng. Chi phí cho một ca phẫu thuật cũng khá lớn. Do vậy bệnh nhân cần chuẩn bị đầy đủ sức khỏe và chi phí tài chính mới có thể thực hiện.

Người bệnh cũng nên tìm tới các bệnh viện uy tín để khám và tư vấn khi điều trị. Can thiệp ngoại khoa là phương pháp cao nhất trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối.

XEM THÊM: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y – Thông tin chi tiết nhất

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà

Bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối ở giai đoạn đầu, tình trạng bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà. Phương pháp sử dụng tại nhà bao gồm nghỉ ngơi và vận động hợp lý kết hợp với sử dụng mẹo dân gian điều trị bệnh ở khớp gối.

Thực tế đã chứng minh những bài thuốc từ dân gian có tác dụng tốt trong việc cải thiện cơn đau. Dược liệu dân gian điều trị thoái hóa khớp tại nhà phổ biến nhất là ngải cứu, gừng.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà bằng ngải cứu

Lá ngải cứu được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau nhức xương khớp. Theo nghiên cứu trong lá ngải cứu có chứa thành phần kháng viêm hiệu quả. Vì thế bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc từ dược liệu này để trị bệnh thoái hóa khớp gối.

Chuẩn bị: Lá ngải cứu và một lượng muối hạt

Thực hiện

  • Lá ngải cứu nhặt bỏ phần úa và đem rửa thật sạch.
  • Sau khi lá đã ráo nước thì cho vào chảo sao nóng, khi sao nên bổ sung thêm một chút muối hạt.
  • Sử dụng một túi chườm cho số dược liệu khi còn ấm vào. Sau đó sử dụng túi chườm này để chườm hoặc đắp lên khớp gối.
  • Bệnh nhân nên thực hiện bài thuốc mỗi ngày 2 lần hoặc khi xuất hiện tình trạng đau nhức.

Bài thuốc từ gừng

Gừng là dược liệu có tính ấm, vị cay, dân gian thường dùng gừng để trị cảm. Ít ai biết gừng cũng là vị thuốc hiệu quả khi trị đau nhức khớp gối do thoái hóa. Thực hiện bài thuốc này hết sức đơn giản và bệnh nhân có thể làm ngay tại nhà.

Gừng là bài thuốc điều trị tại nhà hiệu quả
Thành phần của gừng có chứa hoạt chất kháng viêm hiệu quả

Chuẩn bị: Người bệnh cần chuẩn bị củ gừng tươi và một lượng rượu gạo cần thiết.

Thực hiện:

  • Gừng đem rửa sạch đất cát sau đó cạo lấy phần vỏ gừng.
  • Đem phần vỏ đã cạo được đi sấy khô sau đó hòa với một lượng rượu gạo vừa đủ và uống.
  • Bệnh nhân cũng có thể thái lát gừng để ngâm với rượu. Sau đó dùng rượu gừng để thoa trực tiếp lên vùng khớp gối bị đau để giảm đau nhức.

Những lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối

Trong quá trình điều trị căn bệnh, để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý vấn đề sau:

  • Tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời không bỏ dở giữa chừng.
  • Chú ý sử dụng thuốc đúng liều lượng, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe.
  • Kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng bình phục. Người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn của mình những món ăn có chứa nhiều canxi, vitamin. Thực phẩm giàu omega 3 cũng rất cần thiết với bệnh nhân thoái hóa khớp. Người bệnh nên kiêng sử dụng đồ ăn nhiều mỡ dầu và các thực phẩm đóng hộp.
  • Hạn chế việc thức khuya khiến tinh thần căng thẳng. Stress kéo dài sẽ khiến quá trình điều trị phức tạp và kéo dài hơn.
  • Kết hợp dùng thuốc với các bài tập luyện hỗ trợ hồi phục khớp gối. Bệnh nhân có thể chọn yoga, tập thể dục hay đi bộ để phần cơ xương khớp chắc khỏe hơn và giúp giảm đau hiệu quả.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối đúng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Bệnh nhân nên tới cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị hiệu quả nhất.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 4:47 PM , 30/05/2023
Xoa bóp, bấm huyệt được dùng khá nhiều trong chữa bệnh thoái hóa khớp

10 Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Bằng Đông Y Tốt Nhất 2022

Dùng Đông y điều trị thoái hóa khớp là phương pháp khá phổ biến và thực sự mang lại hiệu...
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì? - Lời khuyên từ chuyên gi

Thoái Hóa Khớp Gối Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? – Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Nhiều nghiên cứu...
thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? Tư Vấn Chi Tiết

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Những cơn...
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp gây ra nhiều triệu chứng gây khó chịu ở người bệnh

Thoái Hóa Khớp: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Thoái hóa khớp - tình trạng bệnh lý xương khớp tương đối nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ...
Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì

Thoái Hóa Khớp Thái Dương Hàm: Nguyên Nhân Và Cách Chữa An Toàn

Những triệu chứng đau nhức cơ hàm dẫn tới khó mở miệng khiến cho người bệnh bị thoái hóa khớp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top