Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Như Thế Nào Hiệu Quả? (Bác Sĩ Tư Vấn)
Điều trị thoái hóa khớp gối là vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu. Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa, phẫu thuật, sử dụng mẹo điều trị tại nhà hay liệu pháp Đông y. Lựa chọn phương pháp nào cần căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân.
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối bằng phương pháp nào?
Theo nghiên cứu bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra do hệ quả của việc mất cân bằng giữa tổng hợp với hủy hoại của phần xương dưới sụn và sụn. Việc mất cân bằng có thể gây ra bởi yếu tố di truyền, chấn thương hoặc tạo gai xương dưới sụn. Theo số liệu đánh giá có khoảng 80% người mắc bệnh thoái hóa khớp gối là nữ giới.
Nếu không chữa thoái hóa khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hiện nay để chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối, phương pháp sử dụng hàng đầu X-quang. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể được sử dụng các phương pháp hiện đại khác bao gồm:
- Siêu âm khớp: Phương pháp có thể đánh giá chính xác tình trạng hẹp khe khớp. Ngoài ra siêu âm còn có thể phát hiện hiện tượng tràn dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong ở trong ổ khớp.
- Phương pháp MRI: Phương pháp này còn được gọi là kỹ thuật chụp cộng hưởng từ. MRI là phương pháp hiện đại giúp quan sát được toàn bộ các hình ảnh về sụn khớp. Nhờ đó sẽ nhanh chóng phát hiện ra những tổn thương tại vùng sụn khớp.
- Nội soi khớp: Là phương pháp giúp bác sĩ chuyên khoa quan sát được các tổn thương ở mức độ khác nhau. Nội soi khớp cùng với phương pháp sinh thiết màng hoạt dịch để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp với các bệnh lý xương khớp khác.
- X-quang: Là phương pháp phổ biến để chẩn đoán chính xác bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối hay không.
Bên cạnh các phương pháp kể trên bệnh nhân có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm máu, sinh hóa và xét nghiệm dịch khớp. Nhờ phương pháp chẩn đoán bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị thoái hóa khớp gối phù hợp nhất.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả hiện nay
Phác đồ điều trị căn bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm giảm đau, phục hồi chức năng vận động của khớp. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân để đưa ra phương pháp phù hợp. Bệnh nhân là người cao tuổi cần lưu ý đến việc tương tác thuốc khi cùng lúc điều trị nhiều căn bệnh.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng sử dụng thuốc Tây y
Bệnh nhân mắc bệnh thường xuyên xuất hiện những cơn đau sẽ được chỉ định dùng thuốc. Các loại thuốc chỉ định sẽ có tác dụng giảm đau, giảm viêm, từ đó ngăn cản việc thoái hóa. Căn cứ vào tình trạng và mức độ bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh và kháng viêm với. Mỗi bệnh nhân sẽ có chỉ định liều lượng cụ thể khác nhau.
Tác dụng giảm đau thường hiệu quả trong thời gian ngắn. Bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc vì có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm các cơn đau cấp tính nhanh và hiệu quả. Bệnh nhân có thể sử dụng loại thuốc không kê đơn như paracetamol.
- Thuốc kháng viêm: Sử dụng để giảm tình trạng viêm tại khớp gối nhưng bệnh nhân không nên lạm dụng loại thuốc này. Người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định và kế đơn của bác sĩ. Trong đó người bệnh có thể sử dụng Ibuprofen vì tính hiệu quả cao.
- Thuốc giãn cơ: Tác dụng của nhóm thuốc là làm giảm hiện tượng co cứng cơ khớp gối. Myonal là thuốc được dùng phổ biến nhất.
- Vitamin nhóm B: Sử dụng để bổ sung và tăng cường dưỡng chất cần thiết cho sụn khớp.
Thuốc Tây có thể được bệnh nhân sử dụng bằng đường uống, tiêm hoặc bôi lên vùng đau nhức. Việc dùng thuốc cần phải thực hiện theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
XEM THÊM: Tổng hợp top 10 loại thuốc trị thoái hóa khớp gối tốt nhất hiện nay
Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp gối
Can thiệp ngoại khoa này sẽ được chỉ định với trường hợp bệnh nhân ở thể nặng tiến triển. Người bệnh nếu không phẫu thuật có thể suy giảm nhiều chức năng vận động. Bên cạnh đó việc điều trị bằng dùng thuốc không cho hiệu quả như mong muốn.
Theo thống kê phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối này thường được áp dụng với người già trên 60 tuổi. Người bệnh sẽ được thay thế khớp gối 1 phần hoặc thay thế toàn phần.
Tuy nhiên thực tế cho thấy phẫu thuật cũng sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm. Bệnh nhân có thể bị chảy máu, nhiễm trùng hoặc hôn mê. Bên cạnh đó phương pháp này cũng chưa thể giải quyết triệt để một số vấn đề như mòn khớp hay mòn cơ.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất khi thực hiện phẫu thuật bệnh nhân nên tới các bệnh viện tuyến Trung Ương. Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám kỹ lưỡng trước khi đưa ra chỉ định phẫu thuật.
Vật lý trị liệu
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu là phương pháp giảm đau không dùng thuốc và giúp tăng cường sản sinh dịch khớp. Đồng thời biện pháp này còn giúp phần sụn khớp sau quá trình điều trị có thể hồi phục chức năng.
Vật lý trị liệu cũng là phương pháp giảm sưng tấy và viêm sụn khớp. Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối gây phù nề, sưng và tấy có thể áp dụng phương pháp này.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng nhiệt trị liệu
Phương pháp giúp làm giảm đau nhức xảy ra tại đầu gối hiệu quả. Các mạch máu sẽ được giãn nở, từ đó giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn. Đồng thời đây cũng là phương pháp giúp tăng cường quá trình chuyển hóa dinh dưỡng thiết yếu. Phương pháp nhiệt trị liệu phổ biến hiện nay là chườm muối nóng, chườm ngải cứu.
Phương pháp chiếu sóng ngắn
Đây là phương pháp được chỉ định với các bệnh nhân mãn tính. Người bệnh có kèm theo hội chứng đau và cứng vùng khớp gối, hiện tượng co thắt khớp.
Bác sĩ sử dụng máy bức xạ có bước sóng 11.2m để tác động lên vùng khớp gối thoái hóa. Nhiệt từ sóng sẽ khiến sợi dẫn truyền bị ức chế, nhờ vậy cảm giác đau thuyên giảm. Nhiệt sóng cũng có tác dụng giảm phù nề và chống viêm hiệu quả.
Phương pháp hồng ngoại
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp này được thực hiện ở bệnh nhân nặng. Các biểu hiện co thắt khớp và căng cứng khớp xuất hiện thường xuyên. Bác sĩ sẽ sử dụng đèn hồng ngoại để chiếu qua da khoảng 3mm. Nhờ vậy vùng khớp gối bị làm nóng và khiến tình trạng đau nhức giảm.
Tia hồng ngoại cũng giúp tăng quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, tăng cường việc lưu thông máu.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp chườm lạnh
Đây là phương pháp đơn giản nhưng cho hiệu quả giảm đau tốt. Bệnh nhân có thể thực hiện phương pháp ngay tại nhà và ngay khi xuất hiện đau nhức. Hơi lạnh sẽ tác động khiến các mạch co lại, nhờ đó tình trạng đau nhức giảm hẳn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh cần chuẩn bị túi chườm và một lượng đá viên cần thiết.
- Cho toàn bộ số đá vào túi chườm.
- Sử dụng túi chườm đặt lên vùng khớp gối đang bị đau nhức.
- Thực hiện việc chườm đắp trong khoảng thời gian từ 8 tới 10 phút.
- Mỗi ngày nên thực hiện phương pháp từ 2 đến 3 lần hoặc ngay khi xuất hiện đau nhức.
Bài tập vật lý trị liệu
Các động tác đơn giản từ bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, quá trình tập luyện cần kiên trì, bền bỉ. Các động tác sẽ giúp giảm đau nhức đồng thời tăng cường việc lưu thông máu, việc đưa các chất dinh dưỡng tới các khớp, nhờ vậy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Mẹo điều trị tại nhà
Bệnh nhân ở tình trạng nhẹ có thể điều trị thoái hóa khớp gối bằng mẹo dân gian. Phương pháp có thể thực hiện ngay tại nhà từ những dược liệu thân quen. Mẹo điều trị đã được áp dụng trong nhiều trường hợp và đã cho thấy hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể từ lá lốt và lá ngải cứu.
Mẹo điều trị từ lá lốt
Y học cổ truyền đánh giá trong thành phần của lá lốt có chứa chất kháng viêm tự nhiên và được coi là dược liệu hiệu quả trong điều trị các bệnh xương khớp. Bên cạnh đó lá lốt còn được sử dụng để trị nhiều chứng bệnh khác. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc chườm đắp từ lá lốt hoặc bài thuốc ngâm chân.
Bài thuốc chườm đắp với muối
- Lá lốt sau khi nhặt bỏ lá úa đem rửa sạch cát và đất bên ngoài.
- Đem lá đi sao khô, khi sao cho thêm một nắm muối hạt.
- Sử dụng vải sạch để bọc dược liệu còn nóng ấm và chườm lên vùng khớp bị đau nhức.
- Khi dược liệu nguội có thể đem sao nóng sau đó tiếp tục chườm.
- Người bệnh nên thực hiện bài thuốc này mỗi tuần 3 lần.
Bài thuốc ngâm chân
- Sau khi rửa sạch lá lốt và để ráo nước cho lá vào nồi đun kỹ với nước.
- Khi nước sôi cần cho thêm một chút muối hạt.
- Để nước nguội bớt và dùng nước để ngâm chân.
- Người bệnh thực hiện ngâm chân từ 10 đến 15 phút.
- Nên sử dụng bài thuốc trong khoảng 10 ngày để có hiệu quả.
Mẹo điều trị thoái hóa khớp gối từ lá ngải cứu
Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, được sử dụng phổ biến trong việc điều trị chứng đau nhức xương khớp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của ngải cứu có chứa chất kháng viêm. Nhờ vậy bài thuốc từ ngải cứu giúp giảm đau nhức hiệu quả.
Chuẩn bị: Để thực hiện bài thuốc bên cạnh dược liệu chính là lá ngải cứu người bệnh nên bổ sung thêm mật ong.
Thực hiện:
- Lá ngải cứu đem nhặt bỏ lá úa và rửa thật sạch với nước. Sau đó sử dụng máy xay để xay nhỏ với nước.
- Lọc lấy nước cốt lá ngải cứu.
- Sử dụng nước cốt cùng với một lượng mật ong vừa đủ để uống mỗi ngày.
Đông y điều trị thoái hóa khớp gối
Quan điểm điều trị bệnh thoái hóa khớp gối của Đông y là ngăn cản nguyên nhân do bên ngoài đồng thời loại bỏ các nguyên nhân phía trong. Phương pháp Đông y cũng giúp tăng lưu thông máu và hỗ trợ bệnh nhân hồi phục. Bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc Đông y, châm cứu hoặc xoa bóp bấm huyệt.
Bài thuốc Đông y
Sử dụng dược liệu an toàn và lành tính là ưu điểm của bài thuốc Đông y. Người bệnh thường được chỉ định sử dụng các bài thuốc bằng phương pháp sắc uống với nước.
Bài thuốc từ nguyên liệu tục đoạn
Tác dụng của bài thuốc này là giảm chứng đau nhức vùng khớp gối vào ban đêm. Người bệnh bị đau nhức kèm theo chứng bệnh gây ra hiện tượng lạnh tại chân tay.
- Dược liệu: Sử dụng các dược liệu chính là quế chi, cam thảo, đương quy, cây bao kim, cửu tiết xương, huyết đằng, rễ xấu hổ.
- Sử dụng: Đem dược liệu sắc với nước sau đó chia thành từng phần nhỏ uống hàng ngày.
Bài thuốc trị đau khớp gối do phong hàn
Tác dụng của bài thuốc này có tính ấm, trị chứng đau nhức khớp gối do nhiễm lạnh gây ra. Ngoài ra bài thuốc còn bổ sung thêm các vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe và tăng thông kinh hoạt lạc.
- Dược liệu: Thiên niên kiện, lá lốt, quế chi, hà thủ ô, sinh địa, trinh nữ, thổ phục linh và cỏ xước.
- Sử dụng: Sử dụng bằng cách mang dược liệu đi sắc kỹ sau đó chắt lấy nước và uống mỗi ngày.
Biện pháp châm cứu
Liệu pháp châm cứu sử dụng kim để tác động vào các huyệt đạo. Từ đó giúp giảm đau và tăng cường việc lưu thông máu tới vùng khớp bị tổn thương. Phương pháp này giúp khôi phục phần sụn bị tổn thương hiệu quả.
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà liệu trình điều trị diễn ra dài ngày hay ngắn ngày. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp châm cứu và sử dụng thuốc Đông y để việc điều trị nhanh hơn.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng xoa bóp bấm huyệt
Bấm huyệt và xoa bóp là phương pháp sử dụng lực để tác động vào các huyệt đạo. Từ đó khí huyết lưu thông và tình trạng đau nhức cũng thuyên giảm thấy rõ. Người bệnh được thực hiện các thủ thuật xoa, ấn, day và véo. Các huyệt cần tác động bao gồm huyết hải, độc tỵ, âm lăng tuyền, túc tam lý, thừa sơn, ủy trung.
Các lưu ý để điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối là vấn đề quan tâm hàng đầu của bệnh nhân. Khi thực hiện điều trị để đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần lưu ý vấn đề sau.
- Thăm khám kỹ lưỡng tại các bệnh viện uy tín và tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Kết hợp điều trị bằng thuốc và các bài tập luyện để tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp. Các bài tập dễ thực hiện và phổ biến bao gồm yoga, đi bộ và tập thể dục.
- Chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết bao gồm canxi, vitamin B và omega 3 thông qua thực đơn hàng ngày.
- Hạn chế việc sử dụng đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ và đồ uống có chất kích thích trong quá trình điều trị.
- Bệnh nhân cần chú ý không mang các đồ vật nặng khi đã bị thoái hóa. Việc mang vác vật nặng có thể khiến vùng tổn thương lan rộng và gây đau nhức.
- Người bệnh luôn giữ tinh thần thư giãn và thoải mái để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
- Người bệnh cần tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn với bác sĩ.
Điều trị thoái hóa khớp gối cần căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân để lựa chọn phương pháp. Bệnh nhân nên tới các cơ sở điều trị chuyên khoa uy tín để thăm khám và có phương pháp hiệu quả.
ĐỪNG BỎ QUA:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!