Top 10 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay

5/5 - (5 bình chọn)

Dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối là biện pháp được nhiều người thực hiện nhất bởi nó mang đến hiệu quả nhanh chóng. Hiện nay có khá nhiều loại thuốc, trong đó mỗi loại lại có ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra và cơ địa mà mỗi người sẽ được kê đơn sử dụng khác nhau. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về những loại thuốc chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất hiện nay qua bài viết này.

10 loại thuốc trị thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nó thường gặp ở người trung niên và người già . Bệnh tác động trực tiếp đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Bệnh lý này tiến triển khá chậm, rất dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Do đó, người bệnh thường dùng thuốc Tây y để giảm đau nhanh chóng, ngăn chặn bệnh nặng hơn. Dưới đây là top 10 thuốc trị chứng thoái hóa khớp tại gối thông dụng nhất.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là thuốc cực kỳ quen thuộc, thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, nó còn được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối. Thuốc có khả năng tổng hợp chất prostaglandin và ức chế cyclooxygenase (tiền chất gây viêm).

  • Liều dùng: mỗi ngày uống 1-2 viên.
  • Tác dụng phụ: nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra phát ban, ngứa ngáy, mẩn đỏ, táo bón, mất ngủ và gây nhiễm độc nguy hiểm.
  • Chống chỉ định: người bị suy gan, thiếu hụt men G6PD, thiếu máu… Tuyệt đối không sử dụng cho người bệnh đang mắc các triệu chứng về tim, phổi.
Thuốc giảm đau paracetamol không còn xa lạ với bất cứ ai
Thuốc giảm đau paracetamol không còn xa lạ với bất cứ ai

Viên uống Xukoda – Thuốc trị thoái hóa khớp gối giúp giảm đau, bổ khớp

Viên uống Xukoda là thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến xương khớp. Thuốc là sự kết hợp giữa Đông – Tây y, gồm các dược liệu như glucosamine, boswellia, xuyên khung, đương quy, đỗ trọng…nên có thể tác động sâu vào mô dịch khớp, mang đến hiệu quả cao. Các triệu chứng được cải thiện nhanh chóng, tái tạo vùng khớp bị tổn thương, ngăn ngừa viêm nhiễm và thoái hóa khớp.

  • Liều lượng: uống 2 – 3 lần/ngày cách bữa ăn nửa tiếng, mỗi lần 1 viên.
  • Tác dụng phụ: Xukoda chứa các thành phần tự nhiên nên gần như không xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, đây chỉ là thực phẩm chức năng nên không thể dùng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần được sự cho phép dùng thuốc từ bác sĩ.

Thuốc Diacerein điều trị thoái hóa khớp

Đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp gối. Thuốc gồm các thành phần như diacerein, natri lauryl sulfat, polyvinylpyrrolidone K30, aerosil, lactose…Thuốc Diacerein kích thích cơ thể sản xuất các thành phần chính của mô sụn như chất tạo keo, axit hyaluronic và proteoglycan. Ngoài ra, diacerein còn ức chế sự di chuyển của tế bào gây viêm và chất tiền viêm (cytokine IL-1b). Do đó, Diacerein có tác dụng giảm đau nhanh, thúc đẩy tái tạo mô sụn và cũng có tác dụng kháng viêm. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả khá chậm.

  • Liều lượng: 1 viên/lần hàm lượng 50mg với tần suất 2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong 2 – 4 tuần
  • Tác dụng phụ: người bệnh có thể gặp các triệu chứng như bị vàng da, chóng mặt, buồn nôn…
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người bị bệnh về gan và đường ruột như viêm loét dạ dày., viêm đại tràng co thắt…, mẫn cảm với anthraquinone, từng bị mất nước do tiêu chảy, giảm kali máu…

Thuốc tiêm corticosteroid

Đây là thuốc được sử dụng với tác dụng kháng viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch trong trường hợp bệnh thoái hóa khớp đã trở nặng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm trực tiếp vào khớp.

  • Liều lượng: sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tối đa 3 lần/năm.
  • Tác dụng phụ: nếu tiêm quá liều có thể khiến sụn khớp bị mỏng, gây nhiễm trùng, suy thượng thận, tăng đường huyết, giảm đề kháng…
  • Chống chỉ định: Tuyệt đối không dùng với người bị tiểu đường, tim mạch, bệnh gút, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm, siêu vi….

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) như Piroxicam, Naproxen, Diclofenac…có tác dụng giảm đau và chống viêm rất hiệu quả. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế enzym cyclooxygenase nên ngăn cản được quá trình tổng hợp chất prostaglandin. Bên cạnh đó, NSAID còn ức tổng hợp PGF2 nhằm giảm tín hiệu gây đau truyền đến hệ thần kinh.

  • Liều lượng: thuốc bắt buộc phải sử dụng theo đơn chỉ định từ bác sĩ.
  • Tác dụng phụ: người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, suy thận, giảm bạch cầu…
  • Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai, người bị bệnh gan, thận, dạ dày, rối loạn đông máu, dị ứng với thuốc…. Đối với thuốc bôi NSAID, người bệnh cần tránh khu vực có vết thương hở.

Thuốc trị thoái hóa khớp gối Chondroitin

Chondroitin là chất ở trên mô sụn có tác dụng bôi trơn, giúp xương khớp đàn hồi tốt. Loại thuốc trị thoái hóa khớp gối Chondroitin có tác dụng kích thích quá trình tổng hợp acid hyaluronic và proteoglycan. Từ đó giúp tăng độ dẻo dai, phục hồi sụn khớp tổn thương.

  • Liều lượng: 1000mg – 1200mg/ngày. Người bệnh có thể dùng viên nén hoặc đường uống.
  • Tác dụng phụ: phù chân, đau dạ dày, rụng tóc và rối loạn tiêu hóa,….
  • Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai, người bị rối loạn đông máu, hen suyễn, ung thư tuyến tiền liệt…
Chondroitin là thuốc trị thoái hóa khớp gối cho hiệu quả khá tốt
Chondroitin là thuốc trị thoái hóa khớp gối cho hiệu quả khá tốt

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Người bị thoái hóa khớp gối nhưng chữa lâu ngày không khỏi dẫn đến căng thẳng, lo âu, thậm chí là trầm cảm. Khi đó, bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm 3 vòng như duloxetine, imipramine, venlafaxin, doxepin, amitriptylin… Đây là loại thuốc có tác dụng chính để điều trị vấn đề về thần kinh, tâm lý. Nó ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (chất dẫn truyền thần kinh). Từ đó kiểm soát cơn đau cũng như ổn định tâm lý của người bệnh.

  • Liều lượng: chỉ khi bác sĩ kê đơn mới được uống thuốc,
  • Tác dụng phụ: gây ra táo bón, suy giảm trí nhớ, hạ huyết áp, rối loạn chức năng tình dục, rối loạn nhịp tim, buồn ngủ…
  • Chống chỉ định: Tuyệt đối không dùng thuốc với đối tượng có triệu chứng dị ứng với thuốc, người bị nhồi máu cơ tim, đang dùng chất ức chế monoamine oxidase…

Thuốc giảm đau gây nghiện

Đây là nhóm thuốc trị thoái hóa khớp gối bằng cách tác động chọn lọc lên thụ thể opioid ở thần kinh trung ương.  Thuốc giảm đau gây nghiện Opioids kích thích kappa và Rp muy, thu hồi Ca 2+ giúp cơ thể chịu đau tốt hơn. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng an thần, giảm lo lắng và căng thẳng.

  • Liều lượng: sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp
  • Tác dụng phụ: có thể gây nghiện thuốc, ảnh hưởng đến tâm lý, thần kinh. Ngoài ra, nó có thể gây ra táo bón, mẩn ngứa, nôn mửa…
  • Chống chỉ định: những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông và vận hành máy móc. Ngoài ra, những người bị suy tim, hen suyễn, suy gan, suy hô hấp, phụ nữ mang thai và cho con bú, quá mẫn với thuốc, từng phụ thuộc vào thuốc opioids…

LƯU Ý:

Thuốc trị thoái hóa khớp Glucosamin sulfat

Glucosamine sulfate là chất giúp duy trì độ dẻo dai, nâng cao khả năng đàn hồi của mô sụn. Tuy nhiên, khả năng sinh sản chất này sẽ biến mất theo thời gian và gây ra thoái hóa khớp gối. Thuốc Glucosamin sulfat có tác dụng ức chế enzyme tiêu hủy xương, tái tạo mô sụn, kích thích hấp thụ canxi, hạn chế viêm đau khớp. Từ đó, có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa.

  • Liều lượng: uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên nén.
  • Tác dụng phụ: thuốc được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên hầu như không gây ra tác dụng phụ.
  • Chống chỉ định: người bị dị ứng hải sản, bị đái tháo đường, suy gan, viêm nhiễm tai mũi họng…

Kem sinh nhiệt Flekosteel trị thoái hóa khớp gối

Đây là loại thuốc bào chế dưới dạng kem sinh nhiệt trị đau nhức xương khớp, nhập khẩu từ Nga. Nó giúp giảm đau nhanh, ngăn chặn quá trình lão hóa của mô sụn, tăng cường tái tạo xương khớp…

  • Cách dùng: bôi một lượng kem nhỏ lên đầu gối rồi massage nhẹ nhàng. Thực hiện 1-3 lần/ngày tùy vào tình trạng thoái hóa khớp gối.
  • Tác dụng phụ: gây ngứa ngáy, kích ứng da, nổi mề đay và một số triệu chứng dị ứng khác.
  • Chống chỉ định: Tuyệt đối không dùng thuốc với người mẫn cảm, không sử dụng lên vết thương hở. Đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lưu ý khi dùng các loại thuốc trị thoái hóa khớp gối đảm bảo an toàn trong điều trị

Dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối cho ưu điểm là kiểm soát nhanh các triệu chứng. Đồng thời cũng có thể ngăn chặn bệnh tiến triển nặng rất hiệu quả. Người bệnh có thể dễ dàng mua thuốc tại cửa hàng hoặc mua trực tuyến. Thuốc đa phần được thiết kế dưới dạng viên nang nên uống rất tiện lợi. Tuy nhiên, người bệnh cũng phải đối mặt với một số tác dụng phụ khá nguy hiểm. Do đó, trong khi sử dụng, người bệnh phải chú ý vấn đề sau:

  • Trước tiên phải thăm khám tại các địa chỉ chuyên khoa uy tín. Người bệnh cần chia sẻ chính xác tình trạng sức khỏe và bệnh lý, tiền sử dị ứng, những loại thuốc đang sử dụng. Khi đó, bác sĩ cân nhắc kê đơn thuốc phù hợp.
  • Mua và uống đúng loại thuốc theo liều lượng, thời gian đã được chỉ định. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay thay đổi. Điều này khiến bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trong khi uống thuốc, người bệnh cần tự ý thức được việc theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu khác thường như dị ứng, buồn nôn, mẩn đỏ… thì phải ngưng thuốc và gặp bác sĩ chuyên khoa.
  • Có thể xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc áp dụng những biện pháp giảm đau ngay tại nhà như chườm ấm, dùng thảo dược đắp lên khớp gối…
  • Để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh phải kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Hãy bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi, omega 3, vitamin tốt cho xương khớp. Đồng thời loại bỏ các loại thực phẩm, đồ uống có hại cho cơ thể như bia rượu, cà phê và chất kích thích như thuốc lá…Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh, làm việc quá sức.
  • Thường xuyên tái khám để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và có những điều chỉnh điều trị phù hợp.
Người bệnh nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ trong quá trình dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối
Người bệnh nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ trong quá trình dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối

Trên đây là top 10 thuốc trị thoái hóa khớp gối cho hiệu quả điều trị tốt nhất. Người bệnh có thể tham khảo cũng như nắm rõ những lưu ý cần áp dụng. Để biết chính xác và điều trị an toàn, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp. Bác sĩ tiếm hành thăm khám và chỉ ra được mức độ tổn thương của khớp, tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử dị ứng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là biện pháp được nhiều người quan tâm

5 Cách Bấm Huyệt Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Nhất 2022

Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là liệu pháp điều trị bệnh được nhiều người tin tưởng và đánh...
Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì

Thoái Hóa Khớp Thái Dương Hàm: Nguyên Nhân Và Cách Chữa An Toàn

Những triệu chứng đau nhức cơ hàm dẫn tới khó mở miệng khiến cho người bệnh bị thoái hóa khớp...
Bệnh án thoái hóa khớp gối - Thông tin cụ thể nhất đến người bệnh

Bệnh án thoái hóa khớp gối – Thông tin cụ thể nhất đến người bệnh

Bệnh án thoái hóa khớp gối có ý nghĩa gì trong việc điều trị, bao gồm những thông tin nào?...
Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối

Các Giai Đoạn Thoái Hóa Khớp Gối [Số 4 Khiến Nhiều Người Lo Lắng]

Theo các nghiên cứu, có tới 1/3 người Việt Nam trên 40 tuổi bị thoái hóa khớp gối. Các giai...
Thoái hóa khớp nên ăn gì

Người Thoái Hóa Khớp Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Tình Trạng Bệnh

Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính, gây đau nhức âm ỉ và dai dẳng làm ảnh hưởng đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top