Thoái Hóa Khớp Gối Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? – Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả xương khớp. Chế độ ăn uống hợp lý còn hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, đồng thời hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị. Cùng tham khảo những thông tin sau để xây dựng thực đơn cho bản thân giúp xương khớp nhanh chóng phục hồi.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và bệnh thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh đặc trưng với các biểu hiện là sụn khớp ở đầu gối bị tổn thương kèm tình trạng viêm nhiễm, lượng dịch khớp ít gây đau đớn cho người bệnh và khó khăn khi vận động. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không nhanh chóng điều trị có thể gây tàn phế.
Bên cạnh việc dùng thuốc hay thực hiện phẫu thuật, mỗi người cần xây dựng cho bản thân chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. “Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? – Người bệnh cần chú ý xây dựng thực đơn theo nguyên tắc sau:
- Vitamin C: đây là chất chống oxy hóa cực kỳ cần thiết đối với sự phát triển của sụn và xương. Đồng thời, vitamin C giúp sản sinh ra mô liên kết khớp và collagen. Do đó, người bệnh bắt buộc phải thêm những thực phẩm chứa vitamin C vào mỗi bữa ăn. Hàm lượng vitamin C được khuyến nghị với nữ giới là 75mg/ngày, nam giới cần 80mg/ngày, tương đương khoảng 80 – 100g trái cây.
- Vitamin D: theo các chuyên gia xương khớp, vitamin D giúp ngăn ngừa tổn thương sụn khớp và chống thu hẹp không gian khớp. Người bệnh có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời hoặc bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin D.
- Vitamin E: mỗi người nên cung cấp đủ 3 – 4 mg/ngày lượng vitamin E vào cơ thể.
- Vitamin K: hàm lượng vitamin K được các chuyên gia khuyến nghị là 1 microgam/kg cân nặng/ngày.
- Omega – 3: có tác dụng giảm đau, ngăn chặn cơ thể tiết ra các cytokine và enzyme phá vỡ sụn, hỗ trợ giảm viêm khớp đồng thời làm dịu cơn đau. Khẩu phần tiêu chuẩn của người bị thoái hóa khớp là hai phần cá hồi (85 – 100g)/tuần. Người bệnh có thể thay thế bằng cá thu, cá cơm, cá trích…
- Beta Carotene: đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm tổn thương sụn khớp. Do đó, những người bị thoái hóa khớp gối cần bổ sung beta carotene vào bữa ăn hàng ngày.
- Bioflavonoid: có tác dụng tương tự thuốc chống viêm aspirin hay ibuprofen. Do đó, thay vì dùng thuốc Tây, người bệnh nên bổ sung bioflavonoid tự nhiên để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Curcumin: theo các nghiên cứu, người bị “thoái hóa khớp gối nên ăn gì” các bác sĩ đã khuyến nghị bổ sung thực phẩm curcumin (có nhiều nhất trong nghệ). Bởi nó không chỉ có tác dụng giảm đau nhanh, chống viêm mà còn cải thiện chức năng khớp gối.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Có thể thấy được tầm quan trọng to lớn của chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh. Vậy “Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?”, người bệnh hãy bỏ túi danh sách thực phẩm cần bổ sung sau đây:
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? – Thực phẩm nhiều vitamin C
Như thông tin đã đề cập ở phần đầu bài viết, người bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung thêm vitamin D. Người bệnh nên ăn các loại rau như ớt chuông, cải xoăn… và các loại trái cây như ổi, dứa, cam, bưởi, đu đủ…
Thực phẩm giàu vitamin D
Người bị thoái hóa khớp gối có thể thực hiện phơi nắng khoảng 15 – 20 phút vào 8 giờ sáng hàng ngày. Hoặc đơn giản hơn là thêm những thực phẩm như trứng, tôm, cá tuyết, cá mòi… vào mỗi bữa ăn hàng ngày.
Thực phẩm chứa Beta carotene
Khá ít người biết đến Beta carotene. Thực tế, đây là chất có trong các thực phẩm rất quen thuộc như đậu hà lan, khoai lang, anh đào, đu đủ…
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? – Nhất định không được thiếu rau xanh
Đây là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin A, C, E dồi dào, rất cần thiết để giúp xương khớp phục hồi. “Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?”, hãy ưu tiên các loại rau như:
- Rau có màu xanh đậm như cải xoăn, diếp cá, tỏi tây…. Chúng chứa nhiều chất oxy hóa, magie, canxi giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.
- Bông cải xanh chứa hàm lượng sulforaphane giúp ngăn chặn thoái hóa khớp gối, chống viêm và giảm đau nhanh.
- Rau bina (rau chân vịt) chứa nhiều nhóm chất flavonoid có công dụng chống viêm. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin K, canxi, carotenoid, sắt, folate… cực kỳ tốt cho cơ thể.
- Rau củ có màu cam như ớt chuông, bí ngô, cà rốt…chứa một lượng vitamin A, C, canxi dồi dào hỗ trợ tốt quá trình phục hồi đĩa đệm.
CÙNG CHỦ ĐỀ:
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? – Nấm rất tốt cho người bệnh
Đây được xem là loại “thực phẩm vàng” cực kỳ tốt cho xương khớp. Nấm chứa hoạt chất polysaccharide – chất tăng cường miễn dịch, ức chế sự phát triển khối u. Ngoài ra, ăn nhiều nấm còn giúp chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư… Người bệnh có thể bổ sung thêm mộc nhĩ, nấm hương vào các món ăn hàng ngày.
Quả mọng
Quả mọng như việt quất, dâu tây, nho đỏ… chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa dồi dào. Những loại quả này còn bổ sung chất xơ, vitamin, canxi, magie, quercetin giúp xương khớp chắc khỏe, tăng cường miễn dịch.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? – Cá chứa omega 3
Những loại cá như cá hồi, cá cơm, cá thu, cá trích… chứa lượng omega 3 dồi dào. Do đó, đây là thực phẩm mà người bị thoái hóa khớp gối cần bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.
Sữa
“Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?”, theo các chuyên gia, người bệnh nên bổ sung sữa ít béo, phomai và sữa chua…. để cung cấp dưỡng chất giúp xương khớp chắc khỏe và giảm sưng đau.
Bơ và đậu nành
Đây là 2 loại thực phẩm giúp bảo vệ xương khớp, bảo vệ sụn và ngăn ngừa thoái hóa mô xương. Do đó, thực đơn của người bị thoái hóa khớp gối không thể thiếu bơ và đậu nành.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? – Dầu ô liu
Đây là thực phẩm mà người bị bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng cần bổ sung. Các chuyên gia xương khớp khuyên rằng người bệnh có thể thay thế hoàn toàn dầu ăn hiện tại bằng dầu oliu. Bởi nó giúp giảm đau và sưng tấy hiệu quả. Hoạt chất oleocanthal có trong dầu có thể ức chế hợp chất gây viêm.
Óc chó, hạnh nhân
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân chứa nhiều chất béo đơn thể và magie. Do đó, nó không chỉ chống viêm mà còn giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn 6 – 7 hạt mỗi ngày để tránh cung cấp hàm lượng chất béo và calo quá cao.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? – Nước hầm xương
Nước hầm xương ống, xương sườn, sụn bò… chứa nhiều chondroitin và glucosamine. Đây là hai chất giúp sụn khớp gối phục hồi nhanh chóng.
Thực phẩm khác
Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung thêm một số thực phẩm như:
- Gia vị như tỏi, gừng hay hạt tiêu rất tốt trong việc xoa dịu triệu chứng thoái hóa khớp gây đau nhức và chống viêm khớp gối.Theo chuyên gia, mỗi ngày người bệnh nên dùng 4g tỏi, 5g hành.
- Ngũ cốc, đậu nguyên chất
- Chất béo lành mạnh như dầu dừa, dầu ô liu, bơ thực vật, các loại hạt
- Thảo mộc như trà xanh, húng quế, nghệ…
Thoái hóa khớp gối nên kiêng ăn gì? Nhóm thực phẩm cần hạn chế
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm trên, người bệnh cũng cần kiêng khem để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn. Cụ thể là:
Thịt đỏ
Người bị thoái hóa khớp gối chỉ nên cung cấp một lượng nhỏ protein và cholesterol. Do đó, nếu ăn nhiều thịt đỏ như bò, bê, cừu có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể thêm nguồn protein từ thực vật để đảm bảo sức khỏe.
Muối – Loại gia vị cần hạn chế tối đa
Không chỉ với người bị thoái hóa khớp gối mà bất cứ ai cũng nên hạn chế ăn mặn. Chú ý kiểm soát lượng muối khi chế biến đồng thời không ăn các thực phẩm muối chua, thịt hun khói…
Đường
Khi ăn nhiều đường, cơ thể sẽ giải phóng cytokine. Đây là chất gây viêm, sưng khớp. Do đó, người bệnh bị thoái hóa khớp cần tránh uống nước ngọt, cà phê, soda hoặc sử dụng nhiều đường trong món ăn của mình…
Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa khiến người bệnh dễ bị viêm nhiễm và gây đau đớn hơn. Tình trạng thoái hóa khớp gối nghiêm trọng hơn, người bệnh bị sưng khớp. Do đó, thay vì ăn đồ chiên, rán thì người bệnh nên thay bằng món luộc, hấp và giữ phương pháp chế biến ở mức đơn giản nhất.
Đồ ăn đóng hộp
Để kéo dài thời gian sử dụng đồ ăn đóng hộp, nhà sản xuất sẽ thêm các chất bảo quản. Do đó, đây chính là các nguyên nhân khiến tình trạng đau khớp diễn ra nghiêm trọng hơn.
Dầu ngô, dầu cọ
Dầu ngô, dầu cọ chứa lượng axit béo omega 6 rất cao. Chất này gây ra những cơn đau và tình trạng viêm, sưng khớp. Do đó, hãy thay thế bằng dầu cá, dầu oliu để đảm bảo sức khỏe.
Đồ ăn từ bột tinh chế
Một số thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc đóng gói, mì ống… cũng là nguyên nhân gây đau và viêm khớp. Do đó, hãy sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay vì sản phẩm đã qua tinh chế.
Rượu bia, thuốc lá
Bất cứ ai cũng cần hạn chế uống rượu, hút thuốc. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, không chỉ khiến tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn mà còn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm về tim, phổi, thận…
Lưu ý người bệnh cần nắm rõ khi điều trị thoái hóa khớp
Bên cạnh danh sách thực phẩm “thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì?”, người bệnh cần chú ý thêm các vấn đề sau:
- Nên tự nấu ăn để đảm bảo vệ sinh cũng như cân bằng được hàm lượng dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cơ thể.
- Tránh tình trạng thừa cân do cân nặng cũng có thể tạo áp lực lên hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, lượng mỡ thừa nhiều chứa các chất gây viêm xương khớp khiến tình trạng thoái hóa nghiêm trọng hơn.
- Có thể bổ sung các loại thực phẩm chức năng để cung cấp glucosamine hay chondroitin, MSM giúp tình trạng thoái hóa khớp được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị chính để đảm bảo không xảy ra rủi ro.
- Kết hợp chế độ làm việc, nghỉ ngơi, vận động để nâng cao hiệu quả điều trị một cách toàn diện nhất
“Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng nhóm thực phẩm nào?” là vấn đề người bệnh cần phải nắm rõ để thực hiện đúng. Kết hợp với việc tuân thủ theo phác đồ điều trị và xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được giải quyết triệt để.
THAM KHẢO THÔNG TIN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!