Điều Trị Thoái Hóa Khớp: Chẩn Đoán Và Phác Đồ Điều Trị Hiệu Quả

4.9/5 - (11 bình chọn)

Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính phổ biến, xuất hiện chủ yếu ở người có tuổi. Hiện nay, việc điều trị thoái hóa khớp theo đúng phác đồ và giai đoạn bệnh là yếu tố cần thiết giúp hỗ trợ giảm đau, chống viêm, cải thiện chức năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.

Chẩn đoán nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Trước khi tiến hành lên phác đồ điều trị thoái hóa khớp, các bác sĩ chuyên khoa tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe bệnh nhân để có hướng điều trị đúng đắn.

Chẩn đoán lâm sàng

Áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ – American College of Rheumatology năm 1991.

Chẩn đoán nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Chẩn đoán nguyên nhân gây thoái hóa khớp
  • Thoái hóa khớp thường liên quan đến ảnh hưởng của chức năng vận động: các cơn đau thường âm ỉ, đau hơn mỗi khi vận động hoặc thay đổi tư thế, giảm đau khi về đêm.
  • Tuổi trên 38
  • Cơn đau thoái hóa khớp diễn biến theo từng đợt, đau đến khi hết và sau đó tái phát đợt khác, tùy vào từng mức độ bệnh mà các cơn đau có độ dài khác nhau 
  • Hạn chế khi vận động: Mỗi khi thực hiện vận động đi bộ hoặc lên xuống cầu thang, đi bộ lâu, ngồi lên xuống nhiều.
  • Biến dạng khớp bắt đầu xuất hiện nhưng mức độ không nhiều, ở các khớp xương mọc lên các gai xương, lên do lệch trục khớp hoặc thoát vị đĩa đệm màng ngoài hoạt dịch.
  • Khi vận động thường có tiếng lục đục ở khớp xương.
  • Mỗi sáng, người bệnh thoái hóa khớp xuất hiện dấu hiệu “phá rỉ khớp” hay cứng khớp kéo dài 30 phút
  • Các chồi xương nổi lên quanh khớp, người bệnh có thể sờ thấy.
  • Teo cơ
  • Tràn dịch khớp: Thường gặp ở những người có phản ứng viêm thứ phát ngoài màng dịch.

Phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán

Đây là phương pháp chẩn đoán sử dụng qua các kết quả xét nghiệm. Phương pháp này áp dụng cho chẩn đoán thoái háo khớp vai, thoái hóa khớp tay, thoái hóa khớp háng hiệu quả.

Chụp X-quang

Các bác sĩ tiến hành chụp X – quang trên người bệnh, có 3 dấu hiệu xuất hiện:

  • Mọc gai xương: Các gai xương mọc ở phần tiếp giáp giữa sụn, xương và màng hoạt dịch. Gai xương thô và đậm đặc, đôi khi một số trường hợp bị có các mảnh rơi ra nằm trong ổ khớp hay phần mềm quanh khớp.
  • Hẹp khe khớp: Các khe hở không đồng đều, bờ không đều nhau.
  • Đặc xương dưới sụn: thường gặp ở phần đầu xương có thấy một số hốc nhỏ sáng.

Phương pháp X-quang quy ước sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp của Kellgren và Lawrence theo 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương
  • Giai đoạn 2: Gai xương mọc ra rõ hơn
  • Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa
  • Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều hơn và kèm theo xơ xương dưới sụn.

Xét nghiệm máu và sinh hóa

Xét nghiệm máu và sinh hóa theo dõi tốc độ lắng máu, số lượng bạch cầu,…

  • Tốc độ lắng máu, số lượng bạch cầu bình thường, CRP bình thường (có thể tăng thêm khi xuất hiện viêm thứ phát màng hoạt dịch).
  • Xét nghiệm dịch khớp bình thường hoặc có tính chất viêm mức độ ít hơn khi tiến triển bệnh
  • Dịch khớp có màu vàng, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ. Đếm tế bào dịch khớp thường < 1000 tế bào/1mm3

Các phương pháp khác

Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này giúp các bác sĩ quan sát được đầy đủ hình ảnh khớp trong không gian ba chiều, từ đó phát hiện ra các tổn thương sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch. Đây là phương pháp chụp cắt lớp vi tính với giá thành khá cao.

Chụp cộng hưởng từ MRI điều trị thoái hóa khớp
Chụp cộng hưởng từ MRI điều trị thoái hóa khớp

Siêu âm khớp: Tiến hành siêu âm khớp để đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, tràn dịch khớp và các gai xương, đo độ dày của sụn khớp, màng hoạt dịch khớp. Ngoài ra phương pháp này còn giúp phát hiện ra các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.

Nội soi khớp: Phương pháp nội soi giúp quan sát trực tiếp các tổn thương do thoái hóa sụn khớp ở mức độ khác nhau (sử dụng theo Outbright chia 4 độ), từ đó kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào giúp phân biệt bệnh với các bệnh lý khác.

Chẩn đoán phân biệt

Bác sĩ tiến hành chẩn đoán phân biệt giữa thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp theo các yếu tố sau:

  • Dịch khớp: Viêm khớp dạng thấp trong dịch chứa nhiều bạch cầu >5000 tế bào/1mm3, tỷ lệ bạch cầu đa trung tính cao, độ nhớt so với thoái hóa khớp giảm.
  • Xét nghiệm máu: viêm khớp dạng thấp tốc độ lắng máu tăng, CRP tăng
  • Xuất hiện hiện tượng bào mòn và mất khoáng ở đầu xương. Cứng khớp vào buổi sáng hơn  tiếng đồng hồ.

Ngoài ra có một số chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác liên quan đến ruột, viêm khớp vi tinh thể. 

ĐỌC NGAY: Thoái hóa khớp vai trái, phải: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp an toàn hiệu quả

Dựa vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân làm căn cứ để bác sĩ áp dụng các phương pháp điều trị thoái hóa khớp phù hợp. Có nhiều phương pháp điều trị từ sử dụng thuốc đến không sử dụng thuốc, người bệnh có thể tham khảo dưới đây:

Mẹo chữa thoái hóa khớp tại nhà

Chữa thoái hóa khớp tại nhà chủ yếu sử dụng các nguyên liệu trong tự nhiên dễ kiếm và được sử dụng phổ biến. Ông cha ta từ xưa đã nghiên cứu và chắt lọc ra những bài thuốc tự nhiên hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp tại nhà.

Sử dụng lá lốt điều trị thoái hóa khớp

Chuẩn bị: 200 gram lá lốt tươi, 2 lít nước lọc

Cách thực hiện: 

  • Lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Nấu lá lốt cùng 2 lít nước lọc, đun trong vòng 10 phút sau đó chắt lấy nước và bỏ đi phần bã.
  • Chia nhỏ phần nước dùng trong ngày. Sử dụng khoảng 20 ngày đến 1 tháng sẽ thấy bệnh có tiến triển.

Củ nghệ hỗ trợ điều trị thoái hóa đa khớp

Chuẩn bị: 10 gram bột nghệ nguyên chất, 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Trộn các nguyên liệu sau đó dùng máy xay xay nhuyễn thành hỗn hợp sệt
  • Sử dụng hết hỗn hợp trong ngày hoặc chia nhỏ sử dụng
  • Thực hiện liên tục trong ít nhất 20 ngày tiếp theo.

Cách điều trị bệnh thoái hóa xương khớp bằng ngải cứu

Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu tươi, 2 thìa mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu rửa sạch nhiều lần với nước và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Vớt ra để ráo nước
  • Sử dụng máy xay hoặc cối xay nhuyễn ngải cứu ra lọc lấy phần nước cốt bỏ bã
  • Cho mật ong hòa cùng phần nước trên và sử dụng trực tiếp
  • Uống 2 lần/ngày và sử dụng đều đặn ít nhất 1 tháng

Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây là cách điều trị thoái hóa xương khớp nhanh nhất và có hiệu quả tức thì khi người bệnh sử dụng. Thuốc Tây có tác dụng rất tốt trong điều trị các triệu chứng, một số thuốc trị thoái hóa khớp dưới đây thường được bác sĩ chỉ định sử dụng:

Sử dụng thuốc Tây là cách điều trị thoái hóa xương khớp nhanh nhất và có hiệu quả tức thì
Sử dụng thuốc Tây là cách điều trị thoái hóa xương khớp nhanh nhất và có hiệu quả tức thì

Nhóm thuốc điều trị các triệu chứng

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Là một trong các loại thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức y tế Thế giới WHO. Người bệnh sử dụng Paracetamol viên uống 0,5 theo liều từ 1 – 3g/ngày và điều chỉnh theo tình trạng đau dưới chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm không steroids: Thuốc này chỉ định sử dụng với những bệnh nhân đau nhiều khi dùng thuốc giảm đau kia không khỏi. Người bệnh sử dụng thuốc sau khi ăn no thông qua cách tiêm bắp với thời gian đầu đau nhiều và một thời gian sau chuyển sang đường uống. Người bệnh có thể chọn 1 trong 5 loại thuốc dưới đây:
  • Diclofenac (Votaren) viên uống 50 mg: người bệnh uống 2 viên/ngày chia 2 hoặc với viên 75 mg 1 viên/ngày sau ăn no.
  • Meloxicam (Mobic) viên 7,5 mg: 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15 mg/ngày x 2- 4 ngày
  • Piroxicam (Felden) viên hay ống 20 mg, uống 1 viên /ngày hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-4 ngày 
  • Celecoxib (Celebrex) viên 200 mg liều 1 đến 2 viên/ngày
  • Gel bôi ngoài da Voltaren Emugel, Profenid gel, bôi tại khớp đau 2 – 3 lần/ngày
  • Corticosteroid đường nội khớp: Loại thuốc này có hiệu quả ngăn ngừa các triệu chứng cơ năng của người thoái hóa khớp. Bác sĩ tiêm vào khớp gối theo 2 đợt, mỗi đợt tiêm cách mũi từ 5 – 7 ngày, trường hợp nặng có thể tiêm tối đa 3 mũi.

Thuốc điều trị theo cơ chế bệnh sinh DMOADs

Đây là nhóm thuốc điều trị có tác dụng chậm, người bệnh sử dụng thời gian dài ít nhất 1 tháng mới phát huy tác dụng dù có thể đã nhưng điều trị sau một thời gian. Ít có tác dụng phụ

  • Chondroitin sulfate
  • Glucosamine sulfate: sử dụng theo đường uống từ 1,5g/ ngày. Với viên uống 250 mg uống 4 viên/1ngày x 6-8 tuần hoặc gói 1,5g uống 1 gói/ngày x 4-6 tuần.
  • Phối hợp giữa Glucosamine sulfate và Chondroitin sulfate
  • Diacerhein viên uống 50mg uống 1 – 3 viên/ngày.

Bổ sung chất nhầy dịch khớp

Thành phần có bản chất là các acid hyaluronic dưới dạng natri hyaluronat giúp bổ sung thêm các chát nhầy ở khớp giúp vận động dễ dàng hơn. Một số loại thuốc tiêm như Go On, Hyalgan, Hyasin người bệnh nên tiêm theo liệu trình 1 ống/tuần, sử dụng từ 3 -5 tuần. 

Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y

Thay vì sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa xương khớp do thuốc Đông y mang bản chất lành tính, an toàn và hầu như không xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh tang

Nguyên liệu: 

  • Tang ký sinh: 16 gram
  • Độc hoạt, Sinh địa, Đảng sâm, Đương quy, Ngưu tất (Bắc), Đỗ trọng(Bắc): 12 gram
  • Phòng phong, Phục linh, Bạch thược: 10 gram
  • Tần giao, Xuyên khung: 8 gram
  • Tế tân, Quế chi, Cam thảo(Bắc): 4 gram

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước
  • Đun lửa nhỏ đến khi lượng nước còn ⅔ thì tắt bếp
  • Sử dụng trong ngày

Bài thuốc chữa thoái hóa khớp từ thiên niên kiện

Theo y học cổ truyền, thiên niên kiện có bị đắng, cay, tính ấm và có mùi thơm tác dụng tốt cho việc bồi bổ xương khớp, tiêu nhũng, điều trị đau nhức.

Nguyên liệu: 

  • Thiên niên kiện, thương nhĩ, ngải cứu mỗi loại 10 gram
  • Rễ cỏ xước : 40 gram
  • Thổ phục linh, hy thêm: 20 gram

Thực hiện:

  • Các nguyên liệu rửa sạch với nước để ráo
  • Cho tất cả vào ấm sắc cùng 1 lít nước
  • Đun lửa nhỏ đến khi lượng nước còn ⅔ thì tắt bếp
  • Chia làm 2 lần uống, sử dụng trong ngày

Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng quá liều dễ gây ra ngộ độc, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…

Thuốc Đông y mang bản chất lành tính, an toàn và không xảy ra các tác dụng phụ
Thuốc Đông y mang bản chất lành tính, an toàn và không xảy ra các tác dụng phụ

Cách chữa thoái hóa xương khớp từ bài thuốc với cây huyết đằng

Huyết đằng có bị chát tính bình, đắng giúp giải độc cơ thể, hoạt huyết và chữa đau nhức xương khớp, tê dại gân cốt,…

Nguyên liệu:

  • Huyết đằng: 30 gram
  • Ngưu tất, Cẩu tích, cốt toái bổ, phụ thuộc giải: 20 gram,
  • Thiên niên kiện: 6gram
  • Bạch chỉ: 4gram

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem sắc cùng 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi còn ⅔ lượng nước trong ấm là có thể sử dụng được, uống trong ngày.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được chỉ định với các trường hợp hạn chế các chức năng hoặc đau khớp kháng với tất các các phương pháp điều trị trên.

Điều trị dưới nội soi khớp (NSK)

  • Rửa khớp thông qua nội soi: Chỉ định với những bệnh nhân thoái hóa khớp có triệu chứng viêm khớp không có đáp ứng với corticoid và NSAID. Áp dụng cho khớp vai, gối bằng cách gây tê tại chỗ hoặc an thần tĩnh mạch.
  • Nội soi mở cắt bỏ phần sụn chêm tổn thương, sửa chữa bong tróc sụn khớp: áp dụng cho các bệnh nhân sau khi điều trị nội khoa vẫn còn các triệu chứng đau cơ học.
  • Nội soi cắt bỏ màng hoạt dịch: Chỉ định với người bệnh có dấu hiệu và triệu chứng viêm nặng không đáp ứng với hầu hết những phương pháp điều trị kể trên.  

Phương pháp đục xương chỉnh trục(osteotomy)

Thực hiện ở giai đoạn đầu của thoái hóa khớp hoặc mới xuất hiện các tổn thương.

Mục tiêu thực hiện:

  • Chuyển trọng lượng từ phần khớp bị thoái hóa sang phần lành
  • Chỉnh sửa sự liên kết
  • Kéo dài tuổi thọ khớp xương

Đối tượng thực hiện: bệnh nhân từ 40 – 60 tuổi, đau nhức khi hoạt động, có thể đứng thẳng và gập khớp gối tối đa 90 độ.

Biến chứng:

  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương mạch máu và thần kinh
  • Xuất hiện cục máu đông
  • Cứng khớp

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo

Thay khớp là phương pháp cuối cùng trong điều trị thoái hóa khớp giúp giảm đau, phục hồi chức năng vận động. Thay khớp thường gặp nhất là ở vị trí khớp gối và khớp háng.

Chỉ định:

  • Phục hồi các chức năng sau phẫu thuật
  • Điều trị không đáp ứng với tất cả các phương pháp điều trị khác và trường hợp bệnh nghiêm trọng.
  • Thời gian sử dụng khớp nhân tạo từ 10 – 15 năm

Chống chỉ định:

  • Các trường hợp nhiễm trùng đang xuất hiện ở vị trí tổn thương
  • Suy giảm tuần hoàn máu hoặc tưới máu tại chỗ

Những lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp phòng tránh bệnh tái phát

Để giúp chữa bệnh và phòng ngừa bệnh thoái hóa xương khớp tái phát, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý dưới đây:

  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng quá liều hoặc tự cắt giảm thuốc.
  • Trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày hạn chế các tư thế và dáng đi xấu làm ảnh hưởng đến khớp xương.
  • Tránh ngồi lâu tại một chỗ hoặc mang vác vật quá nặng
  • Người bệnh nên kiểm soát tình trạng bệnh của bản thân, theo dõi sự tiến triển của bệnh theo thời gian để có biện pháp quản lý bệnh.
Kiểm soát cân nặng, giảm cân là cách tốt nhất để làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp
Kiểm soát cân nặng, giảm cân là cách tốt nhất để làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân là cách tốt nhất để làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp, cải thiện cấu trúc sụn khớp cũng như độ dày của sụn. Cân nặng dư thừa có thể gây áp lực đến khớp, ảnh hưởng xấu đến sụn khớp và làm cho bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Tránh tập luyện quá mạnh khi chơi thể thao, không nên sử dụng giày cao gót đối với nữ.
  • Chế độ vận động, tập luyện thể dục thể thao hợp lý: Người bệnh có thể đi bộ, đạp xe, chạy bộ khi đang ở mức độ nhẹ hoặc chơi các môn thể thao không dùng nhiều sức.
  • chế độ ăn lành mạnh với bệnh nhân thoái hóa khớp, thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin và các khoáng chất khác.
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe để phát hiện sớm các dị tật xương để điều trị kịp thời.

Điều trị thoái hóa khớp là một quá trình dài hạn mà người bệnh cần phải kiên trì để thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. 

Hy vọng những thông tin trên có thể cung cấp cho người bệnh hiểu thêm các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp và cách điều trị để người bệnh lựa chọn được phương pháp tốt nhất cho bản thân.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là biện pháp được nhiều người quan tâm

5 Cách Bấm Huyệt Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Nhất 2022

Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là liệu pháp điều trị bệnh được nhiều người tin tưởng và đánh...
Điều trị thoái hóa khớp tại Bệnh viện Xương khớp Quân dân 102

Giải Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Tại Bệnh Viện Xương Khớp Quân Dân 102

Bằng sự kết hợp giữa các vị thuốc nam dược dựa trên nguyên tắc điều trị của y học cổ...
Thoái hóa khớp chân: Đau khớp cổ chân chớ nên xem thường

Thoái Hóa Khớp Chân: Nguyên Nhân Và Biến Chứng Chớ Xem Thường

Thoái hóa khớp chân hay khớp cổ chân là bệnh lý phổ biến về xương khớp. Căn bệnh này gây...
Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

8 Bài Tập Yoga Cho Người Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Cao Nhất

Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối sẽ mang đến hiệu quả giảm đau và vận động rõ...
Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối

Các Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Khớp Gối Đơn Giản – Hiệu Quả...

Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối có tác dụng giúp bệnh nhân giảm đau. Nhờ vậy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top