Thoái Hóa Khớp Tay Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh thoái hóa khớp tay thường gặp ở người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Vậy thoái hóa khớp tay do đâu? Cách diều trị như thế nào? Hãy tham khảo ngay ở bài viết dưới đây.

Thoái hóa khớp tay là gì? Cấu tạo của khớp tay

Phần xương ở lòng bàn tay chính là xương đốt bàn tay, mỗi xương đốt sẽ nối với xương đốt ngón tay. Từ những xương đốt ngón tay sẽ sắp xếp nối tiếp nhau để tạo thành xương ngón tay.

Khớp ngón tay trên bàn tay được tạo ra với sự kết nối giữa hai bộ phận xương đốt bàn tay và xương đốt ngón tay. Khớp cổ tay là nơi kết nối giữa xương bàn tay và xương cẳng tay.

Khi khớp bàn tay và cổ tay hoạt động giống như bản lề giúp các khớp cử động dễ dàng hơn khi gập hoặc duỗi thẳng ngón tay.

Ngoài ra, trên mỗi ngón tay có 3 xương đốt được nối với nhau bởi 2 khớp chính được gọi là khớp liên đốt ngón tay. Khớp ở gần khớp bàn tay gọi là khớp liên đốt gần, khớp ở xa hơn gần với đầu ngón tay gọi là khớp liên đốt xa. 

Cấu tạo khớp cổ tay
Cấu tạo khớp cổ tay

Các khớp cổ tay và ngón tay được bao phủ bên ngoài bởi các sụn khớp, có độ cứng như cao su, màu trắng. Các sụn khớp này có chức năng giúp hấp thu các va chạm và tạo ra một bề mặt trơn láng giúp khớp hoạt động dễ dàng hơn.

Thoái hóa khớp tay là hiện tượng các đệm khớp hay sụn khớp bị bào mòn dần do quá trình lão hóa. Khi các đầu khớp xương va chạm vào nhau khiến người bệnh đau nhức, tăng ma sát. 

Đây là một dạng tổn thương thoái hóa khớp khiến đầu sụn bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài, làm tăng nguy cơ bị gãy xương, rạn xương ở cổ tay.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp tay

Khớp tay hay khớp ngón tay, cổ tay luôn là bộ phận thường xuyên phải chịu những tác động cơ học của con người do đó rất dễ bị tổn thương. Khi bị thoái hóa khớp tay người bệnh sẽ thấy cảm giác đau đớn, sưng tấy, cứng khớp và mệt mỏi.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa khớp tay:

  • Quá trình lão hóa: Tuổi tác càng lớn khiến nguy cơ lão hóa xương khớp càng cao. Hệ thống xương khớp tay rất dễ bị suy yếu và bị hao mòn, các khớp xương bị viêm nhiễm và sưng tấy. Ở người già thường có những dấu hiệu như cứng khớp, đỏ khớp, vận động khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Chấn thương: Các chấn thương liên quan đến khớp tay như trật khớp tay, gãy xương cổ tay, căng cơ, bong gân sẽ khiến các khớp xương nhanh bị thoái hóa hơn. Nguyên nhân là do phần sụn khớp bị bào mòn làm cho đầu xương phải cọ xát vào nhau, chèn ép lên dây chằng gây đau đớn cho người bệnh.
  • Di truyền: Theo thống kê, nếu bố mẹ hoặc trong gia đình có người mắc thoái hóa khớp tay thì nguy cơ mắc của con cái lên đến 25% so với người bình thường
  • Đặc thù công việc: Thoái hóa khớp cổ tay, ngón tay thường dễ gặp ở những người làm việc văn phòng, thường xuyên phải gõ máy tính trong thời gian dài hoặc lao động chân tay. Hoạt động và làm việc thường xuyên khiến cho khớp xương bị co cứng gây ra phản ứng viêm, sưng.
  • Virus, vi khuẩn: Vị trí khớp cổ tay và ngón tay thường rất dễ bị phản ứng viêm do tác động của vi khuẩn, virus. Quá trình virus xâm nhập rất nhanh chóng qua đường máu, đến màng xung quanh khớp sau đó sản sinh ra TNF-alpha – hoạt chất gây thoái hóa khớp tay cho người bệnh
  • Bệnh lý xương khớp: Một số bệnh lý về xương khớp như bệnh gout, viêm khớp, lupus ban đỏ, lyme,… có thể là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp vai, háng, gây tình trạng đau hoặc sưng tấy các khớp.
  • Hội chứng ống cổ tay: Đây là tình trạng xuất hiện ở độ tuổi trung niên. Hội chứng ống cổ tay khiến dịch khớp phần cổ tay tiết ra nhiều hơn. Mỗi khi thực hiện các động tác như gập, ruỗi sẽ khiến đau đớn và khó thực hiện.
Hội chứng ống cổ tay khiến dịch khớp phần cổ tay tiết ra nhiều hơn
Hội chứng ống cổ tay khiến dịch khớp phần cổ tay tiết ra nhiều hơn

Ngoài các yếu tố trên, yếu tố giới tính và môi trường sống cũng tác động không nhỏ tình trạng bệnh thoái hóa khớp tay. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ là đối tượng dễ thoái hóa hơn nam giới. Khi thời tiết thay đổi sẽ khiến cho cấu trúc khớp cổ tay và ngón tay bị tác động tiêu cực dẫn đến đau nhức và sưng tấy.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh

Để dễ dàng nhận biết được bệnh thoái hóa khớp tay, người bệnh chú ý đến 4 dấu hiệu cơ bản đó là gai xương, đặc xương dưới sụn, hẹp khe khớp, hốc xương.

  • Đau nhức: Người bệnh đau ở khớp bàn tay ở một bên hoặc cả 2 bên, đau khi vận động và thường giảm khi nghỉ ngơi. Các cơn đau tăng lên khi thực hiện các động tác như cầm nắm, mặc quần áo, rót nước và thường chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
  • Sưng khớp liên đốt: Phần nối giữa các khớp thường bị sưng to mặt sau. Các khớp liên gần tạo thành nốt Bouchard, các khớp liên đốt xa bị sưng lên gọi là nốt Heberden.
  • Cứng khớp: Vào buổi sáng mỗi khi thức dậy có hiện tượng cứng khớp, khó cử động và kéo dài từ 15 – 30 phút. Một số trường hợp cứng khớp sau khi nghỉ ngơi.
  • Phá rỉ khớp, khó thực hiện các động tác sinh hoạt, phát ra tiếng kêu lạo xạo mỗi khi cử động.
  • Hiện tượng teo cơ là triệu chứng thoái hóa khớp cổ tay
  • Biến dạng khớp: Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ có hiện tượng biến dạng ngón tay, lệch về phía xương trụ. Ngoài ra còn xảy ra biến dạng khớp liên đốt, biến dạng cổ thiên nga, biến dạng boutonniere,…

Trong đó 50% người bệnh thoái hóa khớp tay thường gặp khó khăn khi thực hiện các công việc cá nhân và sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, giặt giũ,… Khi xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán thoái hóa khớp từ sớm.

Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp tay phải kể đến như:

  • Đô tuổi: Từ 60 – 65 tuổi. Người từ 55 tuổi trở lên cũng đã có nguy cơ mắc bệnh này. Tỉ lệ thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng lớn.
  • Giới tính: Bệnh thường gặp ở nữ giới, có đến 75% nữ giới mắc bệnh thoái hóa khớp tay, cao gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone nữ dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Có đến ⅓ bệnh nhân thoái hóa khớp cổ tay, ngón tay đều xuất phát từ nguyên nhân béo phì gây ra. 
  • Hoạt động nặng, làm việc chân tay hoặc thường xuyên đánh máy,…
Người cao tuổi là đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp tay
Người cao tuổi là đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp tay

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp tay

Dựa vào các chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thêm một số xét nghiệm để biết được nguyên nhân và mức độ bệnh rõ hơn.

Chụp X – quang là phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến. Chụp X – quang được tiến hành ở khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay để xác định bệnh. Qua hình ảnh X – quang các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh thoái hóa khớp tay thông qua 4 dấu hiệu cơ bản:

  • Gai xương
  • Hẹp khe khớp
  • Đặc xương dưới sụn
  • Hốc xương

Ngoài X – quang, các bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm lắng máu, xác định các yếu tố dạng thấp RF,.. 

Cách điều trị thoái hóa khớp tay hiệu quả

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy thuộc vào sức khỏe và mức độ bệnh các bác sĩ sẽ lên phác đồ phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân, dưới đây là 3 cách điều trị phổ biến nhất hiện nay:

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Trong giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa khớp tay, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc thoái hóa khớp như thuốc uống, thuốc tiêm bắp tay, thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng bệnh.

Nhóm thuốc uống:

  • Nhóm thuốc giảm đau giúp giảm các cơn đau nhức hiệu quả và nhanh chóng. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến như Paracetamol, Aspirin, Tramadol, Acetaminophen,…
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid NSAID: giúp giảm đau, chống viêm Naproxen, Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen,…
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc uống Corticosteroid
  • Thuốc giảm đau gây nghiện Opioids
  • Thuốc giãn cơ
Các loại thuốc Tây chữa thoái hóa khớp tay
Các loại thuốc Tây chữa thoái hóa khớp tay

Nhóm thuốc tiêm: 

  • Cortisone được chỉ định tiêm vào khớp ngón tay để giảm đau tạm thời, có tác dụng kháng viêm. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ có tác dụng từ vài tuần đến vài tháng và đôi khi đi kèm với nguy cơ nhiễm trùng khớp.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP: giúp kích thích tế bào mô, tạo chất nền, tái tạo tế bào máu, kích thích sự phát triển mạch máu. Huyết tương giúp tái sinh các mô bị hư hại từ đó làm các tế bào trở nên khỏe mạnh hơn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây điều trị:

  • Các loại thuốc chỉ có thể giúp kiểm soát các triệu chứng thoái hóa khớp tay, tuy nhiên đây không phải là phương pháp tối ưu giúp loại bỏ tận gốc bệnh.
  • Sử dụng thường xuyên và tăng liều liên tục có thể khiến người bệnh lạm dụng thuốc, gây ra các tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.
  • Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến thận, gan, dạ dày và làm phát sinh các bệnh khác như teo cơ, huyết áp, loãng xương,…

XEM THÊM: Gạo lứt chữa bệnh thoái hóa khớp thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất

Vật lý trị liệu phục hồi tổn thương

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân mà không cần can thiệp bằng phẫu thuật.

Mục tiêu: Điều trị bằng vật lý trị liệu giúp bệnh nhân kiểm soát được các triệu chứng, giữ cổ tay, bàn tay và các khớp ngón tay ở điều kiện tốt nhất.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn cách làm dịu các cơn đau và triệu chứng thông qua biện pháp nghỉ ngơi, sử dụng nhiệt, thuốc bôi ngoài da và các bài tập vận động.

Các bài tập với biên độ chuyển động nhẹ nhàng giúp tăng sức mạnh cho bàn tay, giữ vững bàn tay và bảo vệ ngón tay trước tình trạng sốc hoặc áp lực.

Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập vận động sau:

  • Luyện tập khớp đốt ngón tay: Đặt một bàn tay lên mặt bàn, bàn tay còn lại đặt lên giúp cố định các ngón tay và chừa lại đốt ngón tay cuối cùng. Sau đó thực hiện co lên và duỗi thẳng đốt ngón tay cuối cùng ở từng ngón và cho đến ngón cuối cùng. Thực hiện trên 2 bàn tay lặp lại nhiều lần.
  • Luyện tập khớp ngón tay: Xòe bàn tay ra, dùng ngón cái chạm lần lượt vào các đầu ngón tay từ ngón trỏ đến ngón út. Lặp đi lặp lại liên tục ở mỗi bàn tay.
  • Luyện tập cơ bàn tay: Sử dụng quả bóng nhỏ bóp liên tục với tốc độ nhanh hoặc nắm tay nhiều lần liên tục.

Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp tay

Với những trường hợp thoái hóa khớp tay nghiêm trọng mà sử dụng các phương pháp khác không còn hiệu quả nữa, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị.

Các phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa khớp ngón tay, thoái hóa khớp cổ tay và thoái hóa khớp khuỷu tay thường được áp dụng đó là:

  • Thay khớp nhân tạo: Bác sĩ dùng các khớp nhân tạo bằng nhựa hoặc bằng kim loại để thay thế cho phần khớp tay bị viêm. Khớp nhân tạo giống như một bản lề mới giúp các khớp tay chuyển động tự do, dễ dàng hơn, từ đó giảm đau đớn cho người bệnh.
  • Phẫu thuật hàn xương (làm cứng khớp): Phẫu thuật này giúp loại bỏ các cơn đau bằng cách cho phép xương tạo thành một khớp hoàn chỉnh từ đó phát triển về phía sau hoặc tạo thành một khối xương đặc. Phương pháp này điều trị hiệu quả cho thoái hóa khớp ngón tay, thực hiện trên khớp liên đốt gần và liên đốt xa.
Phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa khớp tay
Phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa khớp tay

Lưu ý: Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh có thể phải bó bột hoặc đeo nẹp ở vị trí phẫu thuật trong một thời gian. Tuyệt đối không vận động hay tác động mạnh đến khớp tay để tránh gây tổn thương.

Khi tháo bột người bệnh cũng cần thường xuyên tập vật lý trị liệu để lấy lại sức mạnh và sự linh hoạt của cổ tay, ngón tay và khuỷu tay.

Cách phòng tránh thoái hóa khớp tay

Bên cạnh việc chú ý điều trị, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh thoái hóa khớp tay:

  • Những người bệnh có nguy cơ mắc thoái hóa khớp tay đặc biệt là đối tượng phụ nữ cần tránh lao động nặng trong một thời gian dài và đan xen thời gian nghỉ ngơi và lao động hợp lý. 
  • Không làm việc liên tục nhiều giờ hoặc kéo dài liên tục nhiều giờ, cần để tay được nghỉ ngơi để tránh việc bệnh trở nặng hơn.
  • Nên sử dụng các máy móc thiết bị (nếu có) thay thế cho dùng sức tay trong sinh hoạt cũng như hoạt động làm việc hàng ngày.
  • Thường xuyên luyện tập nhẹ nhàng khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay vào buổi sáng khi bắt đầu thức dậy, thực hiện liên tục mỗi lần 10 phút ở cả hai tay.
  • Giữ cân nặng mức ổn định tránh thừa cân, béo phì quá mức khiến bàn tay phải chịu áp lục cho toàn bộ trọng lượng cơ thể. Điều này làm xuất hiện hiện tượng thoái hóa và làm cho việc điều trị thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay trở nên khó khăn hơn
  • Bổ sung canxi, ăn uống đầy đủ chất là việc cần thiết. Việc ăn uống không dinh dưỡng, khoa học cũng khiến cho bệnh tái phát theo chiều hướng xấu hơn.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, tránh các bộ môn phải sử dụng nhiều đến các khớp tay.
  • Khi có những chấn thương ở bàn tay hay ngón tay, cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị dứt điểm, tránh nguy cơ thoái hóa.
  • Không nên chủ quan khi có những triệu chứng bất thường ở khớp tay. Nếu có hiện tượng cần phải được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Thoái hóa khớp tay là căn bệnh khá phổ biến do bàn tay chính là nơi thực hiện mọi hoạt động khi làm việc cũng như sinh hoạt. Hy vọng những thông tin dưới đây có thể giúp những người bệnh hay người không mắc bệnh có thể hiểu rõ hơn về những nguyên nhân, triệu chứng bệnh để từ đó có cách điều trị thích hợp.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Điều trị thoái hóa khớp gối

Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Như Thế Nào Hiệu Quả? (Bác Sĩ Tư Vấn)

Điều trị thoái hóa khớp gối là vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu. Người bệnh có thể...
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì? - Lời khuyên từ chuyên gi

Thoái Hóa Khớp Gối Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? – Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Nhiều nghiên cứu...
Điều trị thoái hóa khớp tại Bệnh viện Xương khớp Quân dân 102

Giải Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Tại Bệnh Viện Xương Khớp Quân Dân 102

Bằng sự kết hợp giữa các vị thuốc nam dược dựa trên nguyên tắc điều trị của y học cổ...
thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? Tư Vấn Chi Tiết

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Những cơn...
Tổng hợp top 10 loại thuốc trị thoái hóa khớp gối tốt nhất hiện nay

Top 10 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay

Dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối là biện pháp được nhiều người thực hiện nhất bởi nó mang đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top