Các Giai Đoạn Thoái Hóa Khớp Gối [Số 4 Khiến Nhiều Người Lo Lắng]

4.8/5 - (5 bình chọn)

Theo các nghiên cứu, có tới 1/3 người Việt Nam trên 40 tuổi bị thoái hóa khớp gối. Các giai đoạn thoái hóa khớp gối khác nhau sẽ có biểu hiện lâm sàng cũng như cách điều trị nhất định. Cùng tìm hiểu 4 giai đoạn của bệnh sau đây để hiểu thêm về cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, chủ yếu nhất là người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này có xu hướng gia tăng ở những bạn trẻ bởi lối sống ít vận động và chế độ dinh dưỡng thiểu khoa học. Bệnh thoái hóa khớp có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ở các giai đoạn đầu.

Bệnh trải qua 4 giai đoạn
Thoái hóa khớp gối trải qua 4 giai đoạn

Bệnh lý này thường có diễn biến trong 4 giai đoạn. Người bệnh muốn biết mình bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nào thì cần chụp phim X-quang để kiểm tra.

Thoái hóa khớp gối độ 1

Thông thường, ở giai đoạn này thì người bệnh không có những biểu hiện triệu chứng rõ ràng ở phần khớp gối. Hình ảnh trong phim chụp X-quang cho thấy các khe khớp gần như không có biểu hiện gì khác thường, chỉ có một ít gai nhỏ.

Những biểu hiện:

  • Khớp gối không có biểu hiện sưng, đỏ đau và không xuất hiện bất cứ biến dạng nào.
  • Người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đau, mỏi ở vùng khớp gối khi đứng lên ngồi xuống với tần suất nhiều. Các biểu hiện này được thể hiện rõ ràng khi lên xuống cầu thang, ngồi xổm.

Phương pháp điều trị:

  • Vì chưa có nhiều biểu hiện lâm sàng nên phương hướng điều trị dành cho người bệnh ở giai đoạn này thường là tăng cường luyện tập bằng các bài tập thể dục, vận động thường xuyên hơn,…
  • Người bệnh cũng nên uống bổ sung các loại thuốc tốt cho khớp như glucosamine, chondroitin,… giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, bảo vệ khớp gối.

Thoái hóa khớp gối độ 2

Theo sự phát triển của các giai đoạn thoái hóa khớp gối thì ở độ 2, lớp sụn khớp gối chưa có biểu hiện tổn thương nhiều, các hoạt dịch vẫn hoạt động bình thường giúp nuôi dưỡng lớp sụn và bôi trơn ổ khớp. Hình ảnh chụp X-quang ở thời điểm này cho thấy các hiện tượng hở khe khớp nhẹ, có gai xương nhỏ.

Ở giai đoạn này, những vấn đề đau nhức khớp gối đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
Ở giai đoạn này, những vấn đề đau nhức khớp gối đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Các biểu hiện trong giai đoạn:

  • Người bệnh sẽ cảm thấy khớp gối không bị khô, khục,…
  • Thoái hóa khớp gối độ 2 có thể nhìn thấy rất rõ các gai xương nhỏ. Khi người bệnh cử động, các gai xương này sẽ chạm vào các tổ chức mô trong ổ khớp, gây đau mỏi. Đặc biệt khi vận động quá sức sẽ cảm thấy rất đau, nhức.
  • Bị cứng khớp khi gặp phải thời tiết lạnh hoặc ít vận động, cử động khớp gối.

Phương pháp điều trị hiệu quả:

  • Ở giai đoạn này, những vấn đề đau nhức khớp gối đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do vậy, bệnh nhân nên rèn luyện thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng, đặc biệt làm việc đúng tư thế, tránh gây áp lực lên khớp gối.
  • Kiểm soát cân nặng ở ngưỡng vừa phải. Vì theo rất nhiều nghiên cứu thực tế thì thừa cân chính là một trong những yếu tố khiến tình trạng thoái hóa khớp gối càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Chăm chỉ tập luyện bằng những hoạt động thể dục thể thao như: bơi lội, yoga, dưỡng sinh,… rất tốt cho vùng khớp gối.
  • Dùng thêm các loại thuốc uống, phế phẩm tiêm nội khớp như huyết tương giàu tiểu cầu, hyalgan,….

Thoái hóa khớp gối độ 3

Từ giai đoạn thoái hóa khớp độ 3, các biểu hiện của bệnh rất rõ ràng. Khi nhìn phim chụp X-quang, người bệnh sẽ thấy khe khớp hẹp, có nhiều xương gai, đặc biệt phần đầu của xương bị biến dạng.

XEM THÊM

Từ giai đoạn thoái hóa khớp độ 3, các biểu hiện của bệnh rất rõ ràng
Từ giai đoạn thoái hóa khớp độ 3, các biểu hiện của bệnh rất rõ ràng

Các biểu hiện trong giai đoạn:

  • Lớp sụn khớp bị tổn thương, gai xương nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của khớp, khiến các hoạt động của người bệnh trở nên khó khăn.
  • Các cơn đau gối xuất hiện một cách thường xuyên. Người bệnh thấy đau nhức khi leo cầu thang, đứng quá lâu, đi nhiều, ngồi xổm. Thậm chí, đi bộ nhẹ nhàng cũng bị đau khớp.
  • Buổi sáng, khi thức dậy thường bị đau khớp.
  • Xuất hiện các đợt viêm khớp gối, gây ra hiện tượng sưng nóng, đỏ đau, thậm chí có thể bị tràn dịch.
  • Nhiều trường hợp có thể bị vẹo khớp.

Phương pháp được áp dụng:

  • Giai đoạn thoái hóa khớp gối độ 3 cần phải điều trị nội khoa. Bệnh nhân sẽ cần phải dùng thuốc, kết hợp với thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không chứa steroid cùng với các phương pháp vật lý trị liệu khác.
  • Cần hạn chế vận động nặng cần phải cử động khớp gối nhiều.
  • Kiểm soát cân nặng thường xuyên, không để béo phì.
  • Thực hiện tập luyện bằng các bài thể dục thể thao như bơi lội, đạp xe, yoga,…
  • Điều trị bằng cách dùng các loại thuốc đường uống, các chế phẩm tiêm nội khớp như Hyalgan hay huyết tương giàu tiểu cầu,…
  • Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp phẫu thuật: Nội soi khớp cắt lọc, đục xương chỉnh trục,…

Ở thoái hóa khớp gối độ 4

Đây là giai đoạn thoái hóa khớp gối trầm trọng nhất. Hình ảnh trong phim chụp X-quang cho thấy rõ khe khớp bị hẹp lại nhỏ xíu, có rất nhiều xương dưới sụn, gai xương có kích thước lớn và đầu xương đã bị biến dạng, teo lại.

Giai đoạn 4, thoái hóa khớp gối trầm trọng nhất
Giai đoạn 4, thoái hóa khớp gối trầm trọng nhất

Các biểu hiện phổ biến:

  • Lớp sụn gần như đã bị bào mòn hoàn toàn, bị bong tróc làm để lộ các đầu xương. Khi bệnh nhân hạn chế vận động khớp gối, đau khi vận động thì có thể nghe thấy tiếng lạo xạo, lục cục khi vận động khớp gối. Lý do là bởi các đầu xương va chạm với nhau.
  • Cảm giác đau nhức thường xuyên gặp, thậm chí là những cơn đau dữ dội ảnh hưởng tới các sinh hoạt thường ngày.
    Sáng dậy, bệnh nhân thấy cứng khớp, khó co duỗi.

Phương pháp áp dụng:

  • Kết hợp điều trị nội hoa với vật lý trị liệu nhằm hạn chế, cải thiện sự biến dạng của khớp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phục hồi chức năng bằng việc vận động, tăng cường thể dục thể thao.
  • Trong trường hợp không đáp ứng khi thực hiện các phương pháp điều trị nội khoa thì cần phải tiến hành điều trị ngoại khoa. Cụ thể là các bước nội soi khớp, đục xương chỉnh trục khớp, phẫu thuật thay khớp.

Như vậy, các giai đoạn thoái hóa khớp gối càng tiến triển nặng dần nếu bạn không có phương điều trị sớm và khắc phục triệt để. Theo các bác sĩ, thoái hóa khớp gối tuy không phải là một bệnh lý có thể làm ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại gây ra sự bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu bạn nhận thấy bản thân hoặc người thân có những biểu hiện của thoái hóa khớp gối thì nên đưa đến bệnh viện hoặc nhà thuốc đông y để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả tại nhà:

Duy trì tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa bệnh
Duy trì tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa bệnh
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bị thoái hóa khớp. Do đó, bạn nên kiểm soát cân nặng bằng việc ăn uống điều độ và tăng cường vận động để tránh bị béo phì, thừa cân.
  • Kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả: Phần nhiều bệnh nhân bị tiểu đường kèm theo bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, tiểu đường cũng gây viêm nhiễm dẫn tới mất sụn khớp. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép.
  • Tập thể dục thường xuyên: Người bị thoái hóa khớp không nên vận động ở cường độ cao. Tuy nhiên, tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh,… vừa giúp tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, vừa ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.
  • Tránh bị chấn thương: Bạn không thể lường trước được các chấn thương có thể xảy ra với mình. Do đó hãy thật sự chú ý trong quá trình vận động hàng ngày. Đặc biệt, nếu rèn luyện cơ thể thì không nên chọn các bài thể chất quá nặng như tập tạ,…
  • Ăn uống hợp lý: Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa các chất như acid béo omega 3, vitamin C, vitamin D,… để tránh bị khô khớp, giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ về các giai đoạn thoái hóa khớp gối. Hãy đi khám và điều trị ngay ở giai đoạn đầu, tránh để bệnh nặng và tiến triển đến giai đoạn cuối vì sẽ khó chữa và tốn kém nhiều chi phí. Ngoài ra bạn cũng nên có lối sống khoa học để phòng tránh bệnh, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Cập nhật: 11:10 AM , 11/12/2023
Thoái hóa khớp tay: khớp cổ tay, ngón tay và những điều cần biết (Chi tiết)

Thoái Hóa Khớp Tay Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Bệnh thoái hóa khớp tay thường gặp ở người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra. Căn bệnh này...
Thuốc trị thoái hóa khớp

TOP 8 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Tốt Nhất? (Cập Nhật Mới Nhất)

Thuốc trị thoái hóa khớp có tác dụng kiểm soát các cơn đau và một số triệu chứng đi kèm,...
Tổng hợp top 10 loại thuốc trị thoái hóa khớp gối tốt nhất hiện nay

Top 10 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay

Dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối là biện pháp được nhiều người thực hiện nhất bởi nó mang đến...
Phòng bệnh thoái hóa khớp hiệu quả nhờ 10 biện pháp này

Phòng Bệnh Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả Nhờ 10 Biện Pháp Này

Không khó hiểu khi mà vấn đề phòng bệnh thoái hóa khớp được rất nhiều người quan tâm. Bởi “phòng...

Châm Cứu Thoái Hóa Khớp Gối: Quy Trình Và Một Số Lưu Ý Cần Thiết

Châm cứu thoái hóa khớp gối là biện pháp điều trị mà không cần dùng thuốc. Đây là một trong...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top