Bó Bột Gãy Xương Có Tác Dụng Gì? Dùng Trong Trường Hợp nào?

4.7/5 - (3 bình chọn)

Bó bột gãy xương là hình thức cố định và bảo vệ phần xương bị tổn thương, thúc đẩy quá trình liền xương và phục hồi phần mềm. 

1. Bó bột gãy xương là gì?

Bó bột là một hình thức dùng các miếng bột bao quanh để bảo vệ và cố định phần xương gãy. Cách làm này giúp phòng ngừa các mảnh xương hay đầu xương gãy bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục và liền xương.

Bó bột là một hình thức cố định phần xương gãy
Bó bột là một hình thức cố định phần xương gãy

Hiện nay có 2 vật liệu thường được dùng để bó bột gãy xương là thạch cao và vật liệu sợi thủy tinh.

2. Bó bột gãy xương có tác dụng gì? Tại sao cần bó bột sau gãy xương? Ưu nhược điểm của phương pháp bó bột

Lợi ích của việc bó bột gãy xương:

  • Bảo vệ và bất động vững chắc vùng xương hay khớp bị chấn thương, giúp các xương bị gãy luôn ở trục thích hợp theo giải phẫu bình thường. Từ đó giúp xương lành về hình dạng bình thường.
  • Thúc đẩy quá trình liền xương và phục hồi phần mềm
  • Ngăn ngừa các cơn co thắt cơ bắp, hạn chế sự dịch chuyển hoặc làm tổn thương thêm vùng bị thương.
  • Giảm đau vùng xương bị gãy.

Như vậy, ngoại trừ các trường hợp gãy xương có chỉ định phẫu thuật, phương pháp bó bột hiện nay được coi là hiệu quả và an toàn cho hầu hết nạn nhân.

Ưu điểm của phương pháp bó bột:

  • Kỹ thuật nhanh, đơn giản
  • Rẻ tiền, ít tốn kém
  • Giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là ở các vết thương hở
  • Hạn chế thời gian nằm viện
  • Không gây thêm sang chấn lớn tới vùng bị thương

Nhược điểm:

  • Khó nắn chinh
  • Dễ gây lỏng bột sau khi phần bị chấn thương hết phù nề
  • Cố định lâu ngày có thể dẫn tới teo cơ cứng khớp
  • Hạn chế vận động và khả năng liền xương chậm
Bó bột được sử dụng phổ biến do có nhiều ưu điểm
Bó bột được sử dụng phổ biến do có nhiều ưu điểm

3. Bó bột gãy xương được chỉ định dùng trong trường hợp nào?

Hầu hết các trường hợp gãy, rạn nứt xương nhẹ và không phải ở những vị trí nguy hiểm thì đều có thể thực hiện bó bột gãy xương.

Ngoài ra, kỹ thuật này còn được áp dụng trong các trường hợp trật khớp, sau phẫu thuật chỉnh hình….

4. Một số điều cần biết khi tiến hành bó bột gãy xương

4.1. Nguyên tắc bó bột

  • Bột bó phải đủ dài, đủ rộng, đủ dày, đủ để bất động được trên một khớp và dưới một khớp
  • Bó bột theo đúng tư thế chức năng
  • Bó bột gãy xương theo đúng nhu cầu điều trị
  • Bột phải vững chắc, mang tính liên tục và đủ thời gian
  • Bó bột không nên quá lỏng hoặc quá chật.
  • Sau khi bó bột phải ghi rõ các thủ tục hành chính lên bột: gồm người bó, ngày bó, ngày phá và vị trí xương gãy.

4.2. Các hình thức bó bột

Có 6 hình thức bó bột phù hợp với các vị trí chấn thương và nhu cầu điều trị của nạn nhân. Đó là:

  • Máng bột/ nẹp bột sâu: Bó bột ôm ⅔ chu vi chi thể. Thường được chỉ định trong các trường hợp gãy xương không di lệch, gãy cành xanh hoặc các trường hợp kèm theo chấn thương dập phần mềm, sai khớp.
  • Bột tròn kín: Loại bó bột ôm kín, thường chỉ định trong các chấn thương cần nắn chỉnh gãy xương.
  • Bột rạch dọc: Loại lột tròn nhưng có rạch dọc toàn bộ các lớp bột, thường được chỉ định cho các trường hợp gãy xương mới không có điều kiện theo dõi tại viện hoặc các trường hợp gãy xương có sưng nề lớn sau nắn chỉnh, có nguy cơ chèn ép.
  • Bột mở cửa sổ: Dùng trong các trường hợp gãy xương có vết thương phần mềm hoặc gãy xương hở
  • Bột Tây ban nha: Phương pháp quán bột trực tiếp vào vết thương không qua lớp đệm, thường được chỉ định trong các trường hợp gãy xương kèm theo các vết thương không có điều kiện thay băng hằng ngày.
  • Bột Whitmann: Dùng trong các trường hợp gãy cổ xương đùi đầu trên.

4.3. Chăm sóc sau bó bột gãy xương

  • Tập luyện co cơ trong bột để tránh teo cơ, cứng khớp, loạn dưỡng, tập các cử động đầu chi nơi bó bột.
  • Chăm sóc da sạch sẽ hằng ngày
  • Làm sạch và xoa bóp các đầu chi hằng ngày
  • Nâng cao phần bó bột để giảm phù nề
Nâng cao chi bó bột để tránh phù nề
Nâng cao chi bó bột để tránh phù nề
  • Tập luyện xoay trở theo hướng dẫn để tránh tác động vào vị trí bó bột gãy xương
  • Thăm khám định kỳ để kiểm tra phần bó có đúng nguyên tắc, có biến chứng, có cần điều chỉnh không
  • Chú ý không để ướt bột trong thời gian bó
  • Sau khi tháo bột cần tiến hành vệ sinh vùng da bị bó bột theo hướng dẫn và tập luyện phục hồi chức năng.

5. Bó bột gãy xương có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bó bột điều trị gãy xương là một phương pháp hiệu quả, an toàn và phổ biến nếu được thực hiện đúng nguyên tắc. Các di chứng, biến chứng hầu như ít xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá chủ quan và không cẩn trọng khi thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ.

Một số tai biến có thể gặp phải trong và sau quá trình bó bột gồm:

5.1. Các tai biến tức thì (xảy ra ngay trong quá trình bó bột)

  • Sốc chấn thương do đau đớn trong quá trình nắn chỉnh, bó bột
  • Sốc phản vệ do thuốc gây tê, gây mê
  • Co thắt khí phế quản, hội chứng xâm nhập hoặc hiện tượng trào ngược có thể gặp phải trong quá trình gây mê, bó bột, đặc biệt là ở những người có tiền sử. Người bệnh có thể ngừng thở, ngừng tim và tử vong.

5.2. Các tai biến sớm (xảy ra ngay sau quá trình nắn chỉnh, bó bột)

  • Tổn thương mạch máu và thần kinh, thường gặp các tổn thương ở động mạch cánh tay, thần kinh giữa, thần kinh quay, động mạch khoeo, động mạch chày sau…
  • Xương chọc ra gây gãy xương hở thức phát. Ban đầu có thể là gãy xương kín nhưng do quá trình nắn chỉnh, xương có thể gãy thêm hoặc chọc vào mô mềm gây ra tổn thương hở.
  • Gãy thêm xương, thường gặp ở những nạn nhân là người cao tuổi hoặc có bệnh nền loãng xương.
  • Phù nề, loạn dưỡng, hội chứng chèn ép cấp gây hoại tử tại vị trí chấn thương
  • Chấn thương tủy sống, liệt tủy, liệt chi

5.3. Các tai biến muộn (xảy ra sau quá trình bó bột)

  • Loạn dưỡng bán cấp và loạn dưỡng từ từ dẫn tới sưng phù nề, cứng khớp vị trí chấn thương
  • Thiếu máu bán cấp và mãn tính, xơ hóa các cơ, cứng cơ, loạn dưỡng phản xạ giao cảm…
  • Can lệch, khớp giả do sai kỹ thuật hoặc do chế độ sinh hoạt, tuổi tác…
  • Viêm xương, nhiễm trùng, loét do tỳ đè
Nên tham khám bác sĩ sau khi bó bột để tránh các tai biến có thể xảy ra
Nên tham khám bác sĩ sau khi bó bột để tránh các tai biến có thể xảy ra

Nhìn chung, bó bột là một phương pháp điều trị khá phổ biến và quen thuộc. Hiệu quả của phương pháp này mang lại khá tốt, phù hợp với những phần lớn các trường hợp rạn, nứt, gãy xương ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Quá trình bó bột gãy xương cần nhiều thời gian, có thể vài tuần đến vài tháng để hồi phục tổn thương và giúp xương liền lại. Ban đầu, người bệnh có thể cảm thấy tê, ngứa ran, châm chích và đau đớn tại vị trí bó bột. Tuy nhiên, hết đau chưa hẳn là xương đã lành. Do vậy, bệnh nhân chỉ nên tháo bột khi đã được bác sĩ kiểm tra.

Bác sĩ sẽ tiến hành tháo bột bằng một loại cưa đặc biệt khi đã đủ thời gian và xương đã lành. Quá trình tháo bột diễn ra nhanh chóng nhưng người bệnh cần tiến hành vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động của cơ xương ngay sau đó. Phương pháp và thời gian phục hồi chức năng, vật lý trị liệu cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để đảm bảo thời gian hồi phục ngắn nhất nhưng đảm bảo an toàn và không gây tổn thương đến vị trí cơ, xương, khớp mới lành.

Hiện nay, bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 đang áp dụng phương pháp nắn chỉnh, bó bột gãy xương kết hợp vật lý trị liệu trong và sau gãy xương  cho các trường hợp gãy xương không có chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này giúp người bệnh hạn chế các tổn thương và tai biến trong và sau quá trình bó bột, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi vận động cho người bệnh.

Với mỗi trường hợp gãy xương, các bác sĩ sẽ đánh giá chức năng, tầm vận động và cơ lực của các nhóm cơ, khớp tại vị trí tổn thương và đưa ra những bài tập phù hợp. Mỗi bệnh nhân sẽ có một liệu trình điều trị, phục hồi chức năng riêng biệt, phù hợp với vị trí tổn thương và thể trạng của mỗi người. Các bài tập gấp, duỗi, dạng, khép hoặc xoay khớp được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên có kinh nghiệm và đã được đào tạo chuyên sâu.

Bên cạnh đó, hệ thống máy móc như máy kéo dãn, nén ép, trượt khớp, đèn hồng ngoại, máy tập hoạt động bàn tay, bàn chân… được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu sẽ giúp quá trình trị liệu, phục hồi chức năng diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị bó bột gãy xương kết hợp vật lý trị liệu tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Email: lienhe@benhvienxuongkhop102.org 

Facebook: https://fb.com/benhvienxuongkhop102

Hotline: 0888 598 102

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 17h30

Cập nhật: 5:43 PM , 19/06/2023
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm đau tạm thời

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm – Có nên không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có xu hướng nặng dần theo thời gian. Do vậy, sau một thời...
Đau đầu gối do thoái hóa khớp

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

Bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, không co duỗi thẳng được, khó...
Tác dụng của châm cứu trong điều trị các bệnh xương khớp

Tác dụng của phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh xương khớp

Châm cứu là một phương pháp lâu đời, hiện nay vẫn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý...
Đau lưng trên là triệu chứng thường thấy ở người bị viêm khớp

Đau Lưng Trên Là Triệu Chứng Bệnh Gì?

Thống kê cho thấy có tới gần 70% dân số từng gặp phải những cơn đau lưng trên ít nhất...
Các bệnh lý gai cột sống có thể là nguyên nhân dẫn tới những cơn đau lưng

Đau lưng bên phải là bệnh gì ?

Theo các chuyên gia, đau lưng bên phải có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, phổ biến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top