Xoa bóp xương khớp để giảm đau – Nên hay không nên?

Đánh giá bài viết

Xoa bóp xương khớp để giảm đau dựa trên nguyên tắc lưu thông khí huyết nhờ những tác động vật lý lên vị trí tắc nghẽn. Tuy nhiên, nếu xoa bóp không đúng cách, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

1. Tác dụng của xoa bóp trong điều trị các bệnh xương khớp

Trong Đông y, xoa bóp được sử dụng trong nhiều bệnh lý như thần kinh, tiêu hóa, da liễu, xương khớp… dựa trên cơ chế lưu thông khí huyết trong cơ thể. Khi huyết huyết bị tắc nghẽn do bất kỳ yếu tố nào, bao gồm các yếu tố bên trong như tổn thương tạng phủ hay yếu tố bên ngoài như phong, tà, nhiệt độc… đều có thể gây đau. Xoa bóp là biện pháp tác động một lực đạo phù hợp lên vị trí bị tắc nghẽn để tạo ra sự lưu thông mới, giúp khí huyết trao đổi dễ dàng, giảm cảm giác đau.

Xoa bóp xương khớp có tác dụng giảm đau hiệu quả
Xoa bóp xương khớp có tác dụng giảm đau hiệu quả

Cơ chế giảm đau: Xoa bóp tạo thành những tác động vật lý lên các vùng cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh, làm giãn mạch máu dưới da, tăng biên độ và cường độ lưu thông máu. Nhờ đó, giúp tăng cường hấp thu các hoạt chất trung gian gây đau, đào thải chất độc, chất gây viêm, giảm phù nề xương khớp, giảm đau.

Ngoài ra, xoa bóp còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất chất dinh dưỡng, chất thải, giúp cơ, xương khớp hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ chấn thương và bệnh tật.

Xoa bóp xương khớp có rất nhiều dạng kỹ thuật như:

  • Xoa bóp trên cơ: day, đấm, lăn, bóp, vờn…
  • Xoa bóp trên khớp: khớp cổ, khớp vai, khớp cổ tay, khớp háng, thắt lưng,…
  • Xoa bóp trên da: xát, xoa, miết, phân, hợp, véo, phát…

Tùy vào từng nguyên nhân và vị trí các cơn đau, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn áp dụng các kỹ thuật xoa bóp xương khớp phù hợp.

2. Nên hay không nên xoa bóp xương khớp để giảm đau

Do có mang lại hiệu quả giảm đau tốt và không tốn kém chi phí nên nhiều người bệnh khi bị đau xương khớp đã áp dụng phương pháp xoa bóp giảm đau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, không phải bất cứ tình trạng đau nhức, tê mỏi nào cũng có thể tiến hành xoa bóp.

Việc xoa bóp xương khớp không đúng cách có thể khiến tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số trường hợp, người bệnh có thể gặp các biến chứng như mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, chóng mặt… thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng do xoa bóp không đúng kỹ thuật hoặc không đúng trường hợp.

3. Những sai lầm thường gặp khi tiến hành xoa bóp cải thiện đau nhức xương khớp

Rất nhiều người bệnh mắc phải những sai lầm dưới đây trong quá trình xoa bóp xương khớp khiến hiệu quả điều trị giảm sút và gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Người bệnh cần chú ý với một số sai lầm sau:

  • Xoa bóp quá nhẹ hoặc quá mạnh: Tác động lực quá nhẹ lên vị trí tổn thương sẽ không phát huy được hiệu quả lưu thông khí huyết, giảm tắc nghẽn, giảm đau. Tác động lực quá mạnh có thể làm gia tăng các tổn thương phần mềm và cơ xương khớp, khiến người bệnh đau nhức nhiều hơn.
Xoa bóp quá mạnh có thể gây ra hậu quả nặng nề hơn
Xoa bóp quá mạnh có thể gây ra hậu quả nặng nề hơn
  • Xoa bóp sai kỹ thuật: Hậu quả của việc xoa bóp sai kỹ thuật có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó thoát vị đĩa đệm, giãn dây chằng, căng cứng cơ là những hệ quả thường gặp nhất.
  • Xoa bóp sai vị trí: Nếu không xác định đúng các huyệt vị cần xoa bóp, người bệnh có thể không đạt được hiệu quả mong muốn, thậm chí còn gây ra một biến chứng nguy hiểm.
  • Xoa bóp quá nhanh hoặc quá lâu: Thời gian xoa bóp quá nhanh sẽ không đủ để tác động, tạo nên hiệu quả điều trị. Trong khi đó, nếu xoa bóp quá lâu, bạn có thể bị mỏi cơ, giãn cơ, giãn dây chằng….

Trên thực tế, xoa bóp xương khớp thường được áp dụng cho các trường hợp đau do co cứng cơ, đau xương khớp do một số bệnh mãn tính. Với những trường hợp đau khớp do viêm cấp, xuất hiện các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, người bệnh không nên tiến hành xoa bóp trực tiếp.

Để đạt được hiệu quả cải thiện và điều trị đau nhức xương khớp và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra, các chuyên gia khuyên bạn không nên tự xoa bóp xương khớp tại nhà. Các kỹ thuật xoa bóp nên được thực hiện bởi những người có tay nghề, kinh nghiệm và hiểu biết chuyên môn. Đây chính là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất của phương pháp này. Hiện nay, bạn có thể tìm đến Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 để tiến hành xoa bóp trị liệu đau nhức xương khớp.

Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 sở hữu đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và chuyên sâu về những kiến thức sức khỏe, xương khớp và kỹ thuật vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt. Đến với bệnh viện, bạn sẽ được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, thực hiện các kiểm tra lâm sàng, chụp chiếu để đánh giá mức độ và căn nguyên tổn thương. Trên mỗi bệnh án, các bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn để đưa ra giáo án, bài tập và phương pháp trị liệu khoa học, hợp lý, an toàn và hiệu quả. Các kỹ thuật này sẽ được thực hiện bởi những kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tận tình và thân thiện nhất.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp xoa bóp cải thiện đau nhức xương khớp an toàn tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Email: lienhe@benhvienxuongkhop102.org 

Facebook: https://fb.com/benhvienxuongkhop102

Hotline: 0888 598 102

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 17h30

Cập nhật: 5:36 PM , 19/06/2023
Nên di chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được điều trị đúng cách

Sơ cứu, xử lý khi bị gãy xương

Gãy xương là một trong những tai nạn thường gặp, cần được xử lý nhanh chóng và đúng cách. Bài...
Tiêm khớp không có chỉ định có thể khiến người bệnh dễ gặp biến chứng hơn

Sai lầm khi dùng thuốc chữa bệnh xương khớp

Phần lớn các loại thuốc chữa bệnh xương khớp đều được bán rộng rãi và không cần kê đơn. Rất...
Kỹ thuật nắn chỉnh nên được thực hiện tại cơ sở y tế

Nắn xương có vai trò gì trong điều trị gãy xương? Thực hiện như thế...

Nắn xương cùng với bó bột, cố định bất động 2 khớp xương lân cận là phương pháp chỉnh hình...
Đau thắt lưng trái là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau Thắt Lưng Trái Là Dấu Hiệu Của Những Bệnh Lý Nguy Hiểm Nào?

Đau thắt lưng trái là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở vùng cột sống hoặc của một cơ...
Đau đầu gối do thoái hóa khớp

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

Bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, không co duỗi thẳng được, khó...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top