Các Giai Đoạn Thoát Vị Đĩa Đệm [Đừng Để Đến Giai Đoạn Thứ 4]

5/5 - (3 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, đối tượng dễ gặp phải nhất là người già, người làm việc nặng hoặc dân văn phòng. Cùng tìm hiểu các giai đoạn thoát vị đĩa đệm để bạn có thể biết rõ hơn về căn bệnh này và chủ động hơn khi điều trị bệnh.

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm bạn cần biết

Bệnh thoát vị đĩa đệm trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ nặng đến nhẹ. Mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng không giống nhau và mức độ nguy hiểm cũng thay đổi. Các chuyên gia cho biết có 4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm. Nếu không xử lý bệnh ngay ở giai đoạn đầu và để đến giai đoạn cuối, bệnh sẽ khó xử lý và gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe bệnh nhân.

Thoát vị đĩa đệm trải qua 4 giai đoạn từ nặng đến nhẹ
Thoát vị đĩa đệm trải qua 4 giai đoạn từ nặng đến nhẹ

Giai đoạn 1: Đĩa đệm tổn thương và thoái hóa

Ở giai đoạn đầu tiên, triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm chưa rõ ràng nhưng đã bị tổn thương ít nhiều. Các bao xơ quanh đĩa đệm mới bắt đầu tổn thương và có dấu hiệu suy yếu, thoái hóa.

Bệnh nhân cảm nhận cơn đau nhức thoáng qua, không rõ ràng, nhiều người không nhận thấy đau. Sau khi vận động bệnh nhân sẽ thấy đau mỏi nhẹ ở cột sống cổ hoặc đốt sống thắt lưng. Có thể thấy giai đoạn này người bệnh sẽ ít cảm thấy cơn đau và phần nhân nhầy vẫn nằm nguyên trong bao xơ. Các tổn thương còn nhẹ và chưa có gì quá nghiêm trọng.

Cách xử lý: Người bệnh chỉ cần tập vật lý trị liệu kết hợp với lối sống lành mạnh, kiêng làm việc nặng. Bệnh có thể được đẩy lùi và không cần dùng đến thuốc.

Giai đoạn 2: Đĩa đệm vỡ, rạn nứt

Ở giai đoạn thứ 2 đĩa đệm bắt đầu dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Bao xơ phình to và xuất hiện những vết rạn nứt nhỏ, vết rách trên bề mặt bao xơ. Nhân nhầy giai đoạn này vẫn ở trong đĩa đệm, chưa bị vỡ và chưa bị đẩy ra khỏi bao xơ.

Ở giai đoạn thứ 2 đĩa đệm bắt đầu dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu và gây đau
Ở giai đoạn thứ 2 đĩa đệm bắt đầu dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu và gây đau

Tuy nhiên vì đĩa đệm đã phình ra nên có thể gây chèn ép dây thần kinh tủy sống và đè nén nên cấu trúc xương và các cơ xung quanh. Vậy nên người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau nhức, sinh hoạt hàng ngày khó hơn vì những cơn đau thoáng qua ở vùng cổ, gáy hoặc hông, thắt lưng,… Xung quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị cũng có cảm giác tê cứng.

XEM THÊM

Cách điều trị: Giai đoạn này người bệnh cần dùng thuốc giảm đau hoặc áp dụng các mẹo chườm đắp để giảm đau. Ngoài ra, dùng Đông y chữa trị cũng là giải pháp an toàn.

Giai đoạn 3: Nhân đệm tràn ra ngoài

Giai đoạn 3 vết rách ở bao xơ lớn dần và nhân nhầy bên trong bị ép, có thể vỡ ra thành từng mảnh nhỏ. Một phần nhân nhầy lúc này có thể đã bị rơi khỏi bao xơ.

Giai đoạn này người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau rõ rệt khi cử động, vặn mình. Các vị trí như cổ hay thắt lưng xuất hiện những cơn đau nặng hơn, tuần suất nhiều hơn. Cơn đau cũng có thể lan ra xung quanh và gây tê bì chân tay, đau cổ vai gáy, việc làm việc, sinh hoạt trở nên khó khăn hơn.

Cách chữa trị: Giai đoạn này nhiều người vẫn lựa chọn thuốc tân dược để chữa bệnh. Tuy nhiên bác sĩ cũng khuyên người bệnh áp dụng các bài thuốc Nam, thuốc Đông y để bệnh được chữa trị an toàn và không gây ra tác dụng phụ.

Giai đoạn 4: Đĩa đệm tổn thương, nhiễm trùng

Trong các giai đoạn thoát vị đĩa đệm, giai đoạn này là nghiêm trọng nhất. Lúc này bao xơ đĩa đệm đã bị vỡ khá nghiêm trọng, nhân nhầy tràn ra ngoài và khiến cho những thành phần hóa học trong nhân nhầy tràn ra theo. Các dây thần kinh xung quanh vị trí bị thoát vị cũng bị chèn ép thường xuyên gây đau nhức cho người bệnh.

Ở giai đoạn 4, bao xơ đĩa đệm đã bị vỡ khá nghiêm trọng, nhân nhầy tràn ra ngoài
Ở giai đoạn 4, bao xơ đĩa đệm đã bị vỡ khá nghiêm trọng, nhân nhầy tràn ra ngoài

Giai đoạn này khiến bệnh nhân không thể đi đứng, cử động như như bình thường. Nếu bị thoát vị cổ sẽ khó khăn khi cúi cổ, xoay cổ. Cơn đau lan đến bả vai, cánh tay bị teo và không thể cầm nắm hay dơ cao. Nếu bị thoát vị cột sống thắt lưng người bệnh sẽ đau cẳng chân, bàn chân tê liệt, khó khăn trong di chuyển. Một số trường hợp không thể làm gì và phải nằm nguyên một chỗ.

Cách điều trị: Đây là giai đoạn khá nghiêm trọng nên người bệnh sẽ cần phẫu thuật để đẩy lùi bệnh. Người bệnh nên đến bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và chữa trị.

Một số lời khuyên cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Để tránh bệnh tiến triển nghiêm trọng và phòng ngừa bệnh an toàn, các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên đến bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, làm việc nặng trong một thời gian dài để ngăn ngừa đau nhức cũng như ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm.
Người bệnh nên nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức
Người bệnh nên nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức
  • Bổ sung đủ nước, ăn nhiều rau củ quả cũng như các thực phẩm tốt cho xương để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.
  • Với những bệnh nhân bị thoái hóa có thể tập môn bơi lội, kéo xà để giúp kéo giãn cột sống và giải phóng các khối chèn ép, giúp bạn dễ chịu hơn.
  • Nên giảm cân nếu bạn đang béo phì vì đây là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay.
  • Để tránh bệnh diễn tiến đến giai đoạn nặng, người bệnh nên phát hiện bệnh và điều trị ngay ở những giai đoạn đầu. Để làm được như vậy, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện bệnh nếu có.

Trên đây là các giai đoạn thoát vị đĩa đệm người bệnh nên biết. Trong 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm, giai đoạn 4 khá nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nên bạn cần chủ động chữa trị khi bệnh còn nhẹ. Hãy đến những cơ sở uy tín gần nhà để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

ĐỌC NHIỀU

Cập nhật: 4:50 PM , 30/05/2023
Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Tập Gym Được Không? Tư Vấn Từ Bác Sĩ

Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Thực tế quá trình...
Thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng. Nguy hại...
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả và thực hiện như...

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị bệnh được nhiều bệnh nhân lựa chọn...
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? - Chuyên gia nói gì?

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Chuyên Gia Nói Gì?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Là vấn đề mà những người đang gặp phải tình trạng này...
Phồng đĩa đệm L4 - L5

Phồng Đĩa Đệm L4 – L5 Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Phồng đĩa đệm L4 - L5 là một thể bệnh nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Tình trạng sẽ phức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top