Chườm nóng hay chườm lạnh thế nào cho đúng? Khi nào cần dùng?

Đánh giá bài viết

Chườm nóng, chườm lạnh là những phương pháp dùng nhiệt không liên tục để giảm đau và hỗ trợ điều trị hiệu quả trong nhiều trường hợp bệnh lý, trong đó có các bệnh lý Cơ – Xương – Khớp. Tuy nhiên, nếu không hiểu đúng, chườm sai cách thì không những không hỗ trợ điều trị mà còn khiến bệnh nặng hơn.

Theo các chuyên gia, chườm nóng và chườm lạnh là những kỹ thuật trị liệu vật lý khá phổ biến, mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị xương khớp. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc lựa chọn chườm nóng hay chườm lạnh thường chỉ dựa vào cảm tính của người bệnh. Sự cảm tính này thường ảnh hưởng từ những hiểu biết sai làm về y học cổ truyền Trung Quốc.

Chẳng hạn, nhiều người gặp các chấn xương xương khớp gây bầm tím thường lựa chọn chườm nóng thay vì cần chườm lạnh. Hoặc, những trường hợp sưng tấy do viêm khớp, chườm lạnh sẽ có hiệu quả giảm đau, giảm sưng nề tốt hơn nhưng hầu hết bệnh nhân đều chườm nóng. Đây là hai trong những thói quen sai lầm dẫn tới các biến chứng, hệ lụy nguy hiểm hơn.

Khi nào nên chườm nóng, khi nào nên chườm lạnh?
Khi nào nên chườm nóng, khi nào nên chườm lạnh?

Việc hiểu đúng bản chất về các phương pháp chườm nóng, chườm lạnh sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả hơn các phương pháp này trong việc sơ cứu và điều trị các bệnh xương khớp.

Chườm nóng có công dụng gì trong điều trị các bệnh xương khớp? Kiểu đau nào nên chườm nóng?

Chườm nóng là phương pháp trị liệu sử dụng nhiệt nóng không liên tục cho các tổn thương đã xảy ra trên 48 giờ.

Công dụng của chườm nóng:

  • Giãn mao mạch, động mạch nhỏ tại chỗ. Tác dụng này có thể lan rộng ra một vùng bộ phận lớn hơn hay toàn thân.
  • Tăng cường tuần hoàn máu và dinh dưỡng
  • Tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, nhờ đó mang lại hiệu quả giảm đau, đặc biệt là với các trường hợp đau mãn tính
  • Giảm co thắt, đặc biệt là trong các trường hợp co cứng cơ bắp.
  • Điều hòa chức năng thần kinh, điều hòa thần kinh thực vật, giúp thư giãn cơ co thắt.

Cơ chế giảm đau chính của phương pháp trị liệu chườm nóng là do quá trình tăng cường tuần hoàn tại chỗ, đặc biệt là tuần hoàn máu và dinh dưỡng. Từ đó làm tăng quá trình hấp thu các chất trung gian hóa học gây đau.

Kiểu đau nào nên chườm nóng?

Chườm nóng khá hữu ích với những cơn đau mãn tính hoặc những chấn thương đã hết viêm. Với các trường hợp viêm khớp, chườm nóng được khuyến cáo sử dụng cho những tổn thương kéo dài trên 6 tuần, trừ bệnh Gout.

Chườm nóng hữu ích với những cơn đau mãn tính
Chườm nóng hữu ích với những cơn đau mãn tính

Chườm nóng được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Chỉ định giảm đau, giảm co thắt trong các chứng đau mạn tính như: đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, đau thắt lưng,…
  • Viêm khớp, thoái hóa của sụn trong khớp đầu gối, vai, khủy tay, ngón tay,…
  • Viêm gân mãn tính, viêm bao gân gấp – duỗi ngón, viêm cân gan chân…
  • Hội chứng tennis elbow (hội chứng đau khuỷu tay)
  • Làm giãn cơ trước khi thực hiện các chỉ định trị liệu khác như xoa bóp, vận động…

Thông thường, chỉ chườm nóng khi cần tăng dinh dưỡng và tuần hoàn dinh dưỡng, giúp nhanh chóng làm lành vết thương, giảm co thắt. Ngoài ra, các trường hợp đau mãn tính, cứng khớp buổi sáng, đau khi thay đổi thời tiết hoặc cần dưỡng cơ cũng có thể chườm nóng.

Chống chỉ định chườm nóng:

Các trường hợp sau không nên chườm nóng:

  • Các ổ viêm khớp đã có mủ
  • Lao xương, lao khớp
  • Các chấn thương đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu
  • Các khối u ác tính
  • Các chấn thương mới đang sung huyết
  • Các trường hợp viêm cấp

Phần lớn nguyên nhân các cơn đau mãn tính ở khớp và cơ bắp thường là do tình trạng sưng tấy xung quanh khu vực đó. Do vậy, nếu chườm nóng trong các trường hợp này sẽ làm tăng quá trình dẫn lưu nhiệt, làm nóng các mô cơ, dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa sau một thời gian dài.

Chườm lạnh có tác dụng gì? Khi nào nên chườm lạnh?

Chườm lạnh cũng là một phương pháp sử dụng nhiệt lạnh liên tục hoặc không liên tục để làm giảm tốc độ và quá trình tuần hoàn, làm giảm sung huyết tại chỗ. Phương pháp này thích hợp với các trường hợp đau, chấn thương cấp tính.

Công dụng chườm lạnh:

  • Co mạch tại chỗ
  • Giảm dòng máu, giảm tuần hoàn
  • Giảm chuyển hóa
  • Giảm phù nề
  • Giảm độ đàn hồi
  • Tăng độ nhớt
  • Tăng độ cứng
  • Giảm đau

Chườm lạnh có tác dụng gì trong điều trị các bệnh lý xương khớp?

Đối với các trường hợp chườm lạnh liên tục, nhiệt lạnh sẽ tác động lên quá trình vận mạch, ban đầu làm co mạch tại chỗ, sau đó là giãn mạch. Nhờ vậy giúp tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng tầm vận động khớp ở những bệnh nhân bị co cứng khớp, giật cơ.

Chườm lạnh có tác dụng giảm đau, giảm sưng tốt
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau, giảm sưng tốt

Đối với các trường hợp chườm lạnh không liên tục, tác động nhiệt lạnh giúp co mạch máu, làm giảm tốc độ dòng máu, giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm tiêu thụ oxy của mô cơ, giảm chuyển hóa, giảm tính thấm thành mạch. Từ đó, giúp ngăn cản quá trình hóa hướng động bạch cầu, làm giảm phản ứng viêm  và các cơn đau cấp tính. Ngoài ra, chườm lạnh còn hỗ trợ làm giảm phù nề, giảm trương lực cơ trong các trường hợp chấn thương, bầm tím, phù nề hiệu quả.

Ngoài ra, khi bước sang giai đoạn phục hồi chức năng, phương pháp chườm lạnh cũng có thể được áp dụng song song với các phương pháp trị liệu khác để tăng cường độ linh hoạt và giảm nguy cơ tái tổn thương hiệu quả.

Khi nào nên chườm lạnh?

Chỉ định chườm lạnh được dùng trong các trường hợp sưng đau, nóng đỏ do viêm, chấn thương cấp tính, sau khi va đập mạnh. Cụ thể:

  • Các chứng đau cấp như: Đau ngay sau chấn thương, đau do va đập, đau lưng do khuân vác nặng hoặc sai tư thế,…
  • Viêm gân cấp tính: Viêm hoặc kích thích dây chằng ở khớp đầu gối, cổ tay, khủyu tay, gót chân, vai…
  • Bong gân: Căng, rách dây chằng khớp gối, gót chân, bàn chân, khuỷu tay…
  • Sưng tấy do bệnh Gout
  • Căng cơ, cứng cơ
  • Đau do tổn thương dây thần kinh ngoại vi
  • Trật khớp
  • Chấn thương phần mềm
  • Chấn thương thể thao

Chống chỉ định chườm lạnh

Không chườm lạnh với các trường hợp sau:

  • Người có thân nhiệt thấp, sức khỏe yếu
  • Tuần hoàn cục bộ giảm
  • Xuất huyết đường hô hấp

Những lưu ý khi chườm nóng, chườm lạnh trong điều trị xương khớp

Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình chườm nóng, chườm lạnh điều trị xương khớp, người bệnh cần chú ý:

  • Thực hiện chườm nóng hay chườm lạnh đúng đối tượng và đúng kỹ thuật
  • Tư thế bệnh nhân: Đặt bệnh nhân ở tư thế thuận tiện, trải nilon ở dưới vùng chườm
  • Không chườm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, không chườm trực tiếp lên da, không chườm trong thời gian quá lâu vì có thể gây bỏng nhiệt. Các chuyên gia khuyến cáo nên chườm 20 phút và nghỉ 20 phút. Một số trường hợp có thể chườm đến 48 tiếng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Có nhiều cách để chườm nóng, chườm lạnh trị đau nhức xương khớp, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết chấn thương hoặc bệnh lý của mình phù hợp với kiểu chườm nào.
  • Thông thường, chườm nóng nên thực hiện vào buổi sáng, buổi tối chườm lạnh.
  • Khi thay đổi thời tiết, bệnh nhân có thể chườm nóng để giúp điều hòa cơ thể.
  • Với những trường hợp có bệnh thần kinh ngoại biên gây giảm hoặc mất cảm giác các khu vực trên cơ thể, cần chú ý khi chườm để tránh các tổn thương.
Chườm nóng, chườm lạnh cần thực hiện đúng kỹ thuật
Chườm nóng, chườm lạnh cần thực hiện đúng kỹ thuật

Các kỹ thuật chườm nóng, chườm lạnh được sử dụng khá phổ biến trong sơ cứu và hỗ trợ trị liệu các bệnh lý cơ xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi tiến hành áp dụng các kỹ thuật này. Bởi nếu dùng không đúng cách hoặc không đúng đối tượng, bạn có thể khiến bệnh/ chấn thương nặng hơn, gặp phải một số biến chứng nguy hiểm hơn.

Tốt nhất, người bệnh hoặc người thân nên liên hệ với bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn và hướng dẫn phương pháp sơ cứu hoặc trị liệu tại nhà phù hợp. Đưa bệnh nhân đến với Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 để được thăm khám và điều trị hợp lý, đúng phương pháp, hiệu quả và an toàn.

Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 trực thuộc hệ thống CTCP bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102. Bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia YHCT, vật lý trị liệu phục hồi chức năng hàng đầu cả nước. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc hiện đại, phục vụ cho quá trình thăm khám, xác định nguyên nhân, mức độ chấn thương và hỗ trợ trị liệu sẽ giúp quá trình trị liệu của bạn diễn ra an toàn và đạt hiệu quả tối đa.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp chườm nóng, chườm lạnh và các phương pháp trị liệu khác tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Email: lienhe@benhvienxuongkhop102.org 

Facebook: https://fb.com/benhvienxuongkhop102

Hotline: 0888 598 102

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 17h30

Cập nhật: 5:36 PM , 19/06/2023
Đau lưng về đêm là tình trạng phổ biến ở những người bị thoái hóa cột sống

Đau lưng về đêm là dấu hiệu bệnh gì?

Đau lưng về đêm là những cơn đau phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều...
Tiêm khớp không có chỉ định có thể khiến người bệnh dễ gặp biến chứng hơn

Sai lầm khi dùng thuốc chữa bệnh xương khớp

Phần lớn các loại thuốc chữa bệnh xương khớp đều được bán rộng rãi và không cần kê đơn. Rất...
Đau lưng trên là triệu chứng thường thấy ở người bị viêm khớp

Đau Lưng Trên Là Triệu Chứng Bệnh Gì?

Thống kê cho thấy có tới gần 70% dân số từng gặp phải những cơn đau lưng trên ít nhất...
Người bệnh loãng xương có thể bị đau nhức xương khớp thường xuyên

Đau nhức xương khớp vào ban đêm là bệnh gì?

Đau nhức xương khớp vào ban đêm là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy...
Đau thắt lưng trái là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau Thắt Lưng Trái Là Dấu Hiệu Của Những Bệnh Lý Nguy Hiểm Nào?

Đau thắt lưng trái là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở vùng cột sống hoặc của một cơ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top