Gai Cột Sống Chèn Dây Thần Kinh Là Bệnh Gì, Cách Điều Trị?
Gai cột sống chèn dây thần kinh khiến cho bệnh nhân không vận động được như người bình thường, đau nhức, khó đi lại ảnh hướng đến hoạt động hàng ngày. Hiểu biết về nguyên nhân và nguồn gốc của bệnh cũng như nắm rõ cách điều trị sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho người mắc bệnh.
Gai cột sống chèn dây thần kinh là bệnh gì?
Nếu gai cột sống không được phát hiện kịp thời hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Một trong những biến chứng đó là gai cột sống chèn dây thần kinh.
Gai xương cột sống hình thành làm chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh vị trí bị gai khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi vận động. Mỗi đốt sống bị gai sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh tại vị trí đó hoặc trên toàn cơ thể.
Gai cột sống chèn dây thần kinh thường gặp ở vùng thắt lưng, có thể là vị trí L5 – S1. Những vị trí này đặc biệt quan trong do nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ cơ, thần kinh. Từ đó giúp tay chân và hệ cơ thực hiện các hoạt động.
Gai cột sống chèn dây thần kinh có nguy hiểm không? Phân loại
Hệ quả của bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh là vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của người bệnh. Mỗi một vị trí bị gai đều có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể.
Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng cũng khiến người bệnh đi lại khó khăn, khó cử động, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là 3 loại bệnh phổ biến:
Gai cột sống cổ chèn dây thần kinh
Cổ là một bộ phận quan trọng, được xem là cầu nối giữa phần đầu và cơ thể con người, chủ. Đây là bộ phận có vị trí giữa não và tim. Trên cổ có rất nhiều dây thần kinh, mạch máu từ lớn đến nhỏ giúp kết nối tất cả của cơ thể, giúp vận chuyển máu, oxy lên não. Đặc biệt là việc các dây thần kinh cần phải truyền tín hiệu về cho não bộ, giúp cơ thể quản lý và phản ứng với môi trường xung quanh.
Do đó, khi bị gai cột sống chèn lên dây thần kinh ở cổ sẽ làm ảnh hưởng đến não và các vị trí xung quanh như vai, gáy, thậm chí là toàn bộ cơ thể.
Khi các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép, các xung thần kinh truyền tín hiệu bị chậm đi, người bệnh sẽ phản ứng chậm với các tác động bên ngoài, lâu dần có thể gây đau mỏi cánh tay, thâm chí là khó cử động.
Ngoài ra, máu được cung cấp lên não cũng không được như bình thường, dễ gây ra rối loạn tuần hoàn não, ngũ quan có hoạt động kém đi, thậm chí người bệnh có thể tăng/giảm huyết áp. Vùng vai gáy sẽ bị nhức mỏi, người bệnh thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài, khiến cơ thể không đủ sức chống chịu.
Gai cột sống ngực chèn dây thần kinh
Ở vị trí ngực bị chèn dây thần kinh, người bệnh sẽ cảm thấy được vị trí đau là ở sâu bên trong lồng ngực. Điều này khiến người bệnh có thể nhầm lẫn với các cơn đau thắt ngực đe dọa đến các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim.
Người bị gai cột sống chèn dây thần kinh ở ngực xuất hiện những cơn đau ở các vùng ngực hay khu liên sườn. Các cơn đau sẽ kéo dài thường xuyên và đau theo từng đợt. Mỗi khi ho hoặc thay đổi tư thế hoặc thậm chí khi hít thở mạnh cũng sẽ cảm thấy đau nhức hơn.
Gai cột sống lưng chèn dây thần kinh
Gai cột sống chèn lên dây thần kinh ở lưng là trường hợp thường xuyên gặp nhất và cũng ít nguy hiểm nhất. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, đặc biệt là chân, khiến họ đi lại khó khăn, cảm thấy đau nhức.
Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy đau ở các vùng thắt lưng, hông. Nhìn chung, gai cột sống chèn dây thần kinh ở vị trí này không đe dọa tính mạng nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, khó khăn vận động nhất.
XEM THÊM:
Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh
Dựa vào phân loại gai cột sống chèn dây thần kinh thường gặp ở trên, một số triệu chứng phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải là:
- Đau các vùng cổ, vai, gáy do gai cột sống chèn lên dây thần kinh ở cổ
- Chân hoặc tay phản ứng chậm với tác động môi trường
- Tê mỏi chân tay hoặc giảm cảm giác ở chân, tay, đi lại gặp khó khăn
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, huyết áp không ổn định
- Ù tai, nghe không rõ, mắt mờ đi
- Đau thắt ngực theo từng cơn
- Đau ở các khu liên sườn, ở lưng và cơn đau âm ỉ kéo dài từ lưng đến bắp chân
- Có thể rối loạn tiết niệu hoặc rối loạn chức năng cơ quan sinh dục
- Cơ bắp bị suy nhược do tổn thương ống sống, dẫn đến rối loạn chức năng tủy, ảnh hưởng đến cơ và hoạt động cơ thể.
Nguyên nhân gây gai cột sống chèn dây thần kinh
Gai cột sống chèn dây thần kinh bắt nguồn từ nguyên nhân của gai cột sống. Cột sống bị thoái hóa làm xương khớp cột sống bị bào mòn. Từ đó lớp canxi bị lắng đọng lại ở dây chằng cùng sự biến đổi xung quanh đĩa đệm tạo nên gai ở xương cột sống.
Đây có thể coi là biến chứng của gai cột sống. Người bình thường làm việc trong 1 tư thế hoặc ngồi trong một thời gian quá dài, hoạt động sai tư thế cũng có nguy cơ mắc bệnh. Người bị béo phì cũng sẽ khiến cho gai xương dễ chèn dây thần kinh hơn và khiến bệnh càng thêm nặng.
Các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Khi nghi ngờ mắc gai cột sống chèn dây thần kinh thì nên đến ngay các bệnh viện để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Một số xét nghiệm phổ biến như chụp cộng hưởng từ MRI hay X-Quang là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường được dùng.
Từ những chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị gai cột sống phù hợp. Dưới đây là những phương pháp chữa gai cột sống chèn dây thần kinh phổ biến thường được ưu tiên áp dụng:
Sử dụng thuốc Tây y
Để giảm các cơn đau nhức do chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc có chứa các thành phần giúp giảm đau như Aspirin hay Paracetamol, Ibuprofen, Cinnarizin,…
Nếu quá đau thì có thể cân nhắc sử dụng những loại thuốc có tác dụng mạnh hơn. Tuy nhiên, các thuốc tây y là loại thuốc có hoạt tính rất mạnh. Nếu lạm dụng thuốc và uống quá nhiều sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn và lần sử dụng sau sẽ không có tác dụng tốt như lần sử dụng trước.
Chính vì vậy, nếu muốn uống các loại thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có thể giảm các nguy cơ trên.
Sử dụng thuốc Đông y
Tùy vào các triệu chứng của người bệnh mà sẽ có bài thuốc đông y tương ứng điều trị bệnh.
Bài thuốc “Định huyễn thang” :
- Đây là bài thuốc dành cho người gai đốt sống cổ khiến rễ dây thần kinh và tủy bị chèn ép.
- Chuẩn bị: Cương tằm, Thiên ma và Bán hạ mỗi loại 9g, kết hợp với 24g mẫu đơn trắng và 24g dây của hà thủ ô + 30g đan sâm + 20g gai móc câu + 15g bạch phục linh.
- Cách thực hiện: Đem rửa sạch các dược liệu trên, bỏ vào ấm sắc với 1,5 lít nước. Khi sắc cần nhỏ lửa. Chia thuốc làm 3 phần, uống nóng sau khi ăn. Sử dụng trong 10 ngày liên tiếp, mỗi ngày 1 thang thuốc.
Bài thuốc “Độc hoạt tang ký”:
- Giúp cải thiện gai cột sống chèn dây thần kinh ở thắt lưng
- Chuẩn bị: Đỗ trọng và độc hoạt 12g, sinh địa, mẫu đơn trắng, lan căn, tang ký sinh, phục linh cùng lượng, 16g tần quy, 16g đẳng sâm, 8g thanh táo, 8g quế chi và 8g phụ tử chế + 6g trôm lay.
- Cách sắc thuốc và uống như bài thuốc 1.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi áp dụng với tình trạng bệnh của mình.
Massage và vật lý trị liệu
Đây là những phương pháp nhẹ nhàng chỉ hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị. Người bệnh có sự giúp đỡ của máy móc để tập các cơ, tập cột sống dưới hỗ trợ của các bác sĩ để có được chế độ luyện tập hợp lý với triệu chứng gai cột sống.
Hơn nữa, người bệnh còn có thể xoa bóp các vùng bị đau bằng các loại tinh dầu để tạo cảm giác thoải mái, giảm bớt cơn đau. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các liệu pháp như châm cứu hoặc bấm huyệt để có thể giảm đau và xương khớp được cử động linh hoạt hơn.
Phẫu thuật chữa bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh
Nếu gai cột sống chèn dây thần kinh có diễn biến nặng hơn, có thể khiến cho chân hoặc tay của người bệnh bị tê liệt thì phẫu thuật sẽ là biện pháp tốt nhất để điều trị.
Các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khi các biện pháp bảo tồn khác không có chút tác dụng nào với người bệnh. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện từ sau 6 – 12 tuần.
Thực hiện phẫu thuật có tác dụng giảm áp lực dây thần kinh, ngăn ngừa hiện tượng đau nhức. Một số thủ thuật các bác sĩ chỉ định thực hiện với bệnh này như:
- Loại bỏ các gai xương hoặc phần đĩa đệm thoát vị
- Hợp nhất cột sống hoặc một phần cột sống để giúp tạo tính ổn định cột sống, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Một số rủi ro có thể gặp phải khi phẫu thuật là nhiễm trùng, xuất huyết hoặc có những tác dụng phụ của thuốc gây mê nhưng điều này là không quá lo ngại. Tuy nhiên, sau khi cơ thể phục hồi, người bệnh có thể vẫn bị đau nhức vị trí phẫu thuật hoặc gặp các biến chứng về xương khớp khác.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thay đổi tư thế làm việc
Gai cột sống chèn dây thần kinh có thể mắc do người bệnh đã từng hoạt động trong một tư thế quá lâu. Chính vì vậy, cần phải thay đổi tư thế làm việc để giảm các nguy cơ cho bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn cũng khiến cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tốt hơn cả là chúng ta cần phải có kế hoạch hợp lý cho nghỉ ngơi và làm việc, có lối sống khoa học, dành thời gian nghỉ ngơi để có được tinh thần thoải mái giúp cải thiện bệnh.
Bài tập hỗ trợ điều trị
Việc dùng các bài tập hỗ trợ điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh là một phương pháp hiệu quả, giúp tăng khả năng phục hồi. Phương pháp này rất an toàn với người bệnh, tiện lợi, có thể thực hiện ở ngay tại nhà.
Một số các bài tập về cột sống lưng hay bài tập yoga nhẹ nhàng còn giúp người bệnh phấn chấn hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý nếu như tự thực hiện những bài tập này tại nhà:
- Phải tùy vào tình trạng của bệnh mà lựa chọn bài tập phù hợp. Cường độ của bài tập cũng như tần suất tập phải phù hợp với thể trạng, tình trạng sức khỏe bản thân cũng như sức chịu đựng.
- Nếu là người mới tập, không nên chọn các bài có cường độ cao ngay, phải từ từ tăng cấp độ tập luyện.
- Khi tập yoga hoặc các bài tập cường độ cao, nếu gặp các động tác quá khó thì không nên tự ý tập mà phải nhờ người khác hỗ trợ
- Trong quá trình luyện tập, nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để tăng hiệu quả bài tập
- Nếu người tập cảm thấy quá đau, không thể chịu đựng thì nên dừng lại.
Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng lên khu vực bị đau sẽ giúp người bệnh lưu thông máu tốt hơn, giảm những cơn đau, hỗ trợ phục hồi chức năng của dây thần kinh. Người bệnh cũng có thể kết hợp chườm nóng cùng các bài tập hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Mỗi ngày nên chườm nóng 10-15 phút.
Chườm lạnh (sử dụng đá) có thể giúp người bệnh giảm viêm, sưng, thời gian chườm như chườm nóng. Nên sử dụng khăn bọc bên ngoài đá để tránh làm hại cơ thể.
Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Một số biện pháp có thể giúp người đã mắc bệnh hạn chế các cơn đau và giúp người chưa mắc bệnh phòng ngừa là:
- Không ở tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu phải làm việc trong tư thế ngồi quá lâu, cần đứng dậy đi lại hoặc tập một số bài tập về cột sống, vặn mình để hạn chế mắc bệnh
- Không mang vác nặng hoặc vận động quá sức
- Dành thời gian nghỉ ngơi, chế độ ăn uống hợp lý, đủ dưỡng chất, nhất là bổ sung canxi, vitamin và các khoáng chất đầy đủ cho cơ thể
- Tập các bài tập gai cột sống hoặc tập thể thao phù hợp với thể trạng của mình. Ví dụ như chạy bộ, đạp xe, yoga,…
- Khi tập thể dục hay vận động ngoài trời nên lựa chọn đồ tập phù hợp, chọn giày không rộng không chật với chân hoặc đế giày quá cứng.
- Luôn kiểm soát trọng lượng cơ thể, điều chỉnh theo chỉ số BMI để đảm bảo không mắc thừa cân, béo phì gây ảnh hưởng lên khớp xương và khiến tình trạng gai cột sống nặng thêm.
- Hạn chế, giảm các áp lực lên cột sống nhất có thể, ví dụ như khi thực hiện các động tác nhảy, sẽ hạn chế các áp lực lên cột sống nếu chạm đất bằng nửa trước bàn chân.
- Đi khám ở bệnh viện định kỳ để nắm bắt được tình trạng sức khỏe, hỏi ý kiến của bác sĩ ngay nếu gặp những triệu chứng trên
- Tuân thủ những lưu ý khi tập các bài tập, phải phù hợp với sức khỏe của bản thân, không nên tập quá sức chịu đựng.
Gai cột sống chèn dây thần kinh thường gặp ở những trường hợp không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra những khó khăn rất lớn nếu mắc phải. Có thể điều trị hoặc tự phòng ngừa gai cột sống tại nhà để có thể vừa giảm nguy cơ bệnh, vừa giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt.
Biện pháp tốt nhất là thể dục thể thao thường xuyên và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Nếu có bất cứ triệu chứng nào gặp phải như trên, nếu nghi ngờ mắc cần phải đến ngay cơ sở khám bệnh để được điều trị chuyên nghiệp và bài bản nhất.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!