Người Bị Gai Cột Sống Kiêng Ăn Gì Để Cải Thiện Tình Trạng Bệnh?
Gai cột sống kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi là điều được nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế cho thấy, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng có thể giúp người bệnh giảm mức độ đau nhức, hỗ trợ phục hồi và tái tạo tổn thương ở cột sống. Do đó, đây là điều rất cần thiết đối với người bệnh.
Bệnh gai cột sống hay các bệnh xương khớp đều là những bệnh mãn tính, gây cảm giác đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến người bệnh như nguy cơ mắc bệnh tàn phế, mất khả năng lao động và tốn rất nhiều chi phí điều trị.
Để điều trị lâu dài và phòng tránh bệnh tái phát gai cột sống, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt khoa học. Ngược lại, nếu người bệnh không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho xương khớp có thể khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.
Bị gai cột sống kiêng ăn gì? – 7 loại thực phẩm nên tránh
Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh gai cột sống không nên ăn:
Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Trong những loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ có hàm lượng cholesterol cao, gây béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe. Không những ảnh hưởng tới sức khỏe, khi cholesterol cao còn làm cho tình trạng bệnh gai xương khớp phát triển nhanh hơn, gây thừa cân béo phì.
Thừa cân – béo phì gây ra chèn ép dây thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng như nóng rát, châm chích, rối loạn cảm giác, tiểu tiện, giảm khả năng vận động,…
Ăn thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân gây ra các bệnh khác, do đó mọi người nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này.
Các loại thực phẩm cay nóng người bệnh nên kiêng có thể kể đến:
- Xúc xích
- Dăm bông
- Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
- Món ăn cay nóng
- Thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, khoai tây chiên
- Các loại nước sốt nhiều dầu, ớt
Gai cột sống kiêng ăn gì? – Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu chứa hàm lượng cao chất đạm và các axit amin. Tuy nhiên, các chất này chỉ phù hợp để cải thiện cơ bắp, tăng cường sức khỏe và phòng chống suy nhược, người bệnh gai cột sống ăn các loại thịt này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thịt đỏ là nhóm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa làm tăng axit uric trong máu, kích thích phản ứng viêm làm người bệnh bùng phát nên những cơn đau ở phần thắt lưng và cột sống. Trong quá trình chế biến thịt đỏ, sẽ làm sản sinh ra các hydrocacbon khiến vùng da ở vùng khớp và cột sống thêm lở loét.
Ngoài ra, thường xuyên ăn các loại thịt đỏ có thể làm tăng nồng độ phosphate trong máu, thúc đầy quá trình lão hóa của cơ thể nhanh hơn.
Do đó người đang chữa gai cột sống hoặc các bệnh về xương khớp không nên sử dụng các loại thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày.
Nếu sử dụng thịt đỏ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bệnh nên sử dụng với số lượng ít hoặc có thể thay thế bằng các loại thực phẩm tương tự như các loại thịt trắng (ức gà, thịt ếch, thịt thỏ), các loại đậu, cá, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân,…
Đồ uống có cồn và các chất kích thích khác
Để không làm cho bệnh gai cột sống chuyển biến theo chiều hướng xấu đi, người bệnh nên tránh sử dụng những đồ uống sau:
Đồ uống có gas
Nước ngọt có gas là nguyên nhân gây thừa cân – béo phì, giảm khả năng hấp thu các chất như vitamin D, canxi, và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể – mà đây là chất cần thiết cho xương khớp.
Sử dụng thường xuyên đồ uống có gas còn làm tăng nồng độ phosphate nhanh hơn. Các chất tạo ngọt, màu thực phẩm và hương liệu trong nước ngọt có thể gây kích thích phản ứng viêm đau khớp ở cột sống, khớp gối và khớp háng.
Cà phê
Cà phê là một thức uống yêu thích của nhiều người do hương vị thơm ngon, cảm giác thoải mái và giúp cải thiện mức độ tập trung vào công việc. Ngoài ra, các thành phần trong cà phê còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường, ngăn ngừa sỏi mật và một số bệnh khác.
Có nhiều công dụng như vậy nhưng đối với người bệnh gai cột sống nó lại không đem lại hiệu quả mà còn khiến bệnh trầm trọng hơn.
Người bệnh gai cột sống nếu sử dụng cà phê thường xuyên có thể làm tăng lượng canxi đào thải qua đường nước tiểu. Nếu kéo dài sẽ khiến gây xẹp lún đĩa đệm, mô xương dần suy yếu khiến tăng mức độ chèn ép lên dây thần kinh.
Đồ uống có cồn
Rượu bia là đồ uống không tốt đối với người bị mắc bệnh nói chung vì nó không chỉ gây hại cho hệ thần kinh và các cơ quan tiêu hóa mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Người bị gai cột sống và các bệnh xương khớp nếu thường xuyên sử dụng rượu bia có thể làm giảm hấp thu canxi, vitamin D và các khoáng chất khác, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Ngoài ra, ethanol, asen, và các độc tố sau khi lên men có trong rượu có thể gây hại mao mạch, gián đoạn quá trình nuôi dưỡng các khớp xương, cột sống và khiến hệ thống khớp xương dần suy yếu theo thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sử dụng rượu, bia làm tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến xương khớp khác như gout. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, người bệnh gai cột sống không nên sử dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn.
Người bệnh gai cột sống kiêng ăn gì? – Thực phẩm giàu axit oxalic
Axit oxalic là chất khiến cho tình trạng thoái hóa cột sống, gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn, gây những cơn đau dữ dội cho người bệnh ở vị trí tổn thương.
Người bệnh gai cột sống và những người mắc bệnh xương khớp nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa hàm lượng axit oxalic cao như củ cải đường, mận, việt quất, cà chua, khoai tây,…
Thức ăn nhiều chất đạm
Những thực phẩm nhiều chất đạm có thể khiến cho các cơn đau gai cột sống xảy ra thường xuyên hơn, thúc đẩy nhanh quá trình gai xương khớp. Người bệnh có thể nạp vào cơ thể các thực phẩm ít đạm để cung cấp năng lượng hàng ngày nhưng cần phải tìm hiểu thành phần và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
Các thực phẩm dưới đây giàu chất đạm người bệnh gai cột sống cần lưu ý tránh sử dụng:
- Thịt nạc bò
- Tôm
- Thịt gà
- Các loại hạt dinh dưỡng
Gai cột sống kiêng ăn gì? – Thực phẩm nhiều tinh bột
Ngô và các sản phẩm từ gạo nếp bột mì đều chứa nhiều tinh bột. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh gai cột sống hàng ngày không nên hoặc hạn chế sử dụng để tốt cho sức khỏe:
Tinh bột là loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, với người bệnh xương khớp và gai cột sống để chữa khỏi bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng. Có thể kể đến như ngô, trong đó có chứa nhiều chất khiến người bệnh dị ứng và làm cho cơn đau thường xuyên hơn và trầm trọng hơn.
Một số món ăn chế biến từ tinh bột người bệnh nên hạn chế sử dụng như: bánh mì, bánh quy, ngô, gạo nếp, xôi,…
Đồ ăn chứa nhiều đường và muối
Đường và muối và hai loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày và hầu như trong món nào cũng không thể thiếu. Tuy nhiên, đây chính là kẻ thù của người bệnh xương khớp và gai cột sống vì nó khiến cho cơ thể giảm khả năng hấp thụ canxi dẫn đến xương khớp yếu đi. Nếu ăn quá mặn hoặc quá ngọt có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tiểu đường hoặc bệnh thận.
Đường:
Đường là loại gia vị chủ yếu ở trong đồ ngọt như nước ngọt, bánh kẹo. Khi người bệnh ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Các bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị gai cột sống. Người béo phì khi vận động di chuyển sẽ làm tăng áp lực đến các khớp xương và cột sống, từ đó các gai xương phát triển nhiều hơn và chèn ép lên phần mềm, dây chằng gây nguy hiểm cho người bệnh.
Muối:
Trong muối và các đồ ăn chế biến nhiều muối sẽ làm tăng giữ nước trong tế bào, khiến cho các khớp đau nhức, gây sưng viêm các khớp làm sức khỏe của người bị gai cột sống suy giảm đáng kể.
Do đó, để điều trị gai cột sống hiệu quả, trong các bữa ăn hàng ngày người bệnh nên điều chỉnh lượng đường và muối trước khi nạp vào cơ thể. Tuyệt đối không sử dụng các đồ ăn chế biến sẵn vì người bệnh không thể kiểm soát được lượng đường và muối trong đồ ăn.
XEM THÊM: Mổ gai cột sống và những thông tin người bệnh cần biết
Thực phẩm tốt cho người bị gai cột sống
Ngoài việc người bị gai cột sống kiêng ăn gì để bệnh không diễn biến nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm tốt trong các bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ phục hồi tổn thương, tăng cường miễn dịch và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh gai cột sống:
Các loại thực phẩm giàu canxi
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng canxi là khoáng chất quan trọng chiếm đến 99% cấu trúc xương, răng, móng, 1% còn lại nằm ở máu. Đây chính là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hệ cơ xương khớp. Do đó đây chính là chất cần thiết cho cương để làm hồi phục nhanh những tổn thương, giảm tốc độ hình thành các gai xương và làm cho xương khớp thêm khỏe mạnh, rắn chắc.
Thiếu hụt canxi dẫn đến nguy cơ làm các khớp xương suy yếu, đau nhức, xương trở nên giòn hơn, dễ bị tổn thương bởi các va chạm nhẹ.
Nhóm các thực phẩm giàu canxi bao gồm: Sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), các loại rau xanh đậm, ngũ cốc, đậu nành, hải sản (cá hồi, nghêu, mực, hàu,…) đem lại nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.
Hiện nay, một số người bệnh có xu hướng sử dụng các viên uống canxi thay thế cho canxi trong thực phẩm, tuy nhiên điều này có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh gai cột sống, gây lắng đọng canxi. Do đó, tốt nhất người bệnh nên bổ sung canxi trong các bữa ăn hàng ngày.
Thực phẩm giàu vitamin (vitamin D, K)
Vitamin D và K là hai loại vitamin cần thiết cho việc điều trị các bệnh về xương khớp. Vitamin D có tác dụng giúp cho người bệnh tăng cường hấp thụ và chuyển hóa canxi, giúp tăng cường bảo vệ hệ cơ xương khớp.
Người bệnh có thể bổ sung vitamin D thông qua các thực phẩm như cá, đậu nành, trứng, nấm hoặc cách đơn giản hơn thông qua việc tắm nắng. Hằng ngày, người bệnh dành 10 – 20 phút vào sáng sớm trước 8h30 để tắm nắng sẽ cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Vitamin K có khả năng hòa tan trong mỡ, kích thích gan tổng hợp các yếu tố đông máu. Ngoài gia vitamin K còn hỗ trợ thúc đẩy Osteocalcin nhằm tái tạo và phục hồi các mô xương. Thực phẩm giàu vitamin K thường có trong rau xanh, thịt, trứng, phomai,…
Thực phẩm chứa nhiều Omega 3
Trong Omega 3 chứa thành phần tốt cho hệ cơ xương khớp do nó có tính kháng viêm từ đó hỗ trợ giảm đau nhức và làm chậm quá trình lão hóa.
Ngoài ra, Omega 3 còn giúp cải thiện độ dẻo dai của sụn khớp, đĩa đệm, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và điều hòa huyết áp ổn định.
Người bệnh gai cột sống nên ăn các thực phẩm giàu Omega 3 có trong cá hồi, cá thu, dầu oliu, bơ, các loại hạt,…
Một số lưu ý về dinh dưỡng trong điều trị bệnh
Theo các chuyên gia sức khỏe, bên cạnh việc người bệnh chú ý đến việc gai cột sống kiêng ăn gì và nên ăn gì thì người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe và đảm bảo nguyên tắc dinh dưỡng hàng ngày.
Người bệnh cần xây dựng một tháp dinh dưỡng của riêng bản thân theo nguyên tắc sau:
- Nên lựa chọn các thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực phẩm cần chú ý lựa chọn sản phẩm tươi mới, không héo hoặc để lâu ngày để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng được bảo toàn
- Các món ăn phải sơ chế và chế biến đúng cách để tránh làm mất dinh dưỡng trong quá trình nấu ăn.
- Đối với người bệnh xương khớp nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng, người bệnh nên ăn những đồ ăn luộc, hấp, chế biến đơn giản sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Nhờ việc giảm lượng dầu mỡ, muối, đường sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tim mạch và đường huyết.
- Có thể kết hợp sử dụng thêm các thực phẩm chức năng vừa hỗ trợ điều trị bệnh, vừa bảo vệ sức khỏe người bệnh hiệu quả.
- Ăn uống với lượng vừa đủ với cơ thể, tránh để cơ thể ăn quá no hoặc quá đói làm ảnh hưởng đến gai cột sống. Khi người bệnh ăn quá no, phần cột sống chịu áp lực lớn mỗi khi vận động khiến các cơn đau nhức tái phát.
- Kết hợp tập luyện các bài tập chữa gai cột sống đơn giản, có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý nâng cao sức khỏe. Người bệnh gai cột sống có thể tham gia một số bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bài tập tay không.
- Nếu trong quá trình điều trị có dấu hiệu bất thường liên quan đến cột sống cần lập tức theo dõi và thăm khám để được điều trị.
- Thường xuyên tái khám bác sĩ tại các cơ sở y tế 6 tháng/lần để được khám và điều trị bệnh.
Gai cột sống kiêng ăn gì và nên ăn gì luôn là vấn đề được mọi người quan tâm không chỉ là người bệnh gai cột sống. Bệnh có thể thuyên giảm đáng kể nếu như người bệnh có một chế độ dinh dưỡng điều độ khoa học cùng với những bài tập giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
ĐỪNG BỎ QUA:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!