4 Cách Chữa Gai Cột Sống An Toàn, Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Gai cột sống là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến xuất hiện ở nhiều độ tuổi. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa gai cột sống phù hợp nhất để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bệnh gai cột sống có tên khoa học là Spondylosis, xảy ra khi có những phần xương mọc thêm ở phía ngoài hoặc hai bên cột sống (gọi là gai xương). Các mỏm gai này thường tập trung ở trên thân đốt sống, đĩa sụn hoặc dây chằng quanh khớp xương.
Phương pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống
Trước khi tiến hành điều trị bệnh gai cột sống, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh và nguyên nhân gây bệnh để có những phương pháp phù hợp.
Chụp X – quang
Đây là phương pháp chẩn đoán các bệnh về xương khớp thông dụng nhất trong đó có gai cột sống. Dựa vào kết quả hình chụp X – quang các bác sĩ có thể biết được tình trạng bệnh gai cột sống ở mức nào, vị trí gai xương, mức độ gai xương ảnh hưởng đến sự biến đổi khớp và vùng xương xung quanh.
Khi người bệnh bị gai cột sống, kết quả chụp X – quang sẽ cho thấy chiều cao đĩa đệm giảm, xuất hiện mỏm gai trắng, xơ cứng.
Xét nghiệm điện học
Xét nghiệm điện học sẽ xét nghiệm chính xác về mức độ chấn thương dây thần kinh do gai cột sống gây nên. Các tín hiệu sẽ được gửi về thần kinh não hay các cơ quan liên quan như tay, chân để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.
Chụp cộng hưởng từ MRI
Các mỏm gai xương gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Do đó chụp cộng hưởng từ MRI sẽ có thể xác định chính xác xem đĩa sụn có bị tổn thương hay không và dây thần kinh cột sống có bị các gai xương chèn ép hay không
Chụp ST Scan
Phương pháp này chẩn đoán bệnh gai cột sống ở mức độ nào, xác định cấu trúc xương sống bị thay đổi ra sao, mức độ chèn ép dây thần kinh thế nào thông qua hình chụp scan chi tiết thu được.
Phương pháp chữa gai cột sống hiệu quả nhất
Gai cột sống chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm, nó có thể gây ra nhiều phiền toái cho các bệnh nhân, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Chữa gai cột sống bằng thuốc Tây
Điều trị gai cột sống bằng thuốc Tây y được xem là phương pháp điều trị bảo tồn với những người bệnh đang bị gai cột sống. Nếu người bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, có thể điều trị bảo tồn bằng các thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng đau, nhức mỏi, khó chịu, tê bì chân tay.
Tùy thuộc vào tình trạng người bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh các đơn thuốc khác nhau. Một số loại thuốc thông dụng hay được sử dụng là:
- Thuốc Eperisone HCL: Thuốc có tác dụng giãn mạch, giãn cơ vân, tạo sự co giãn dây chằng quanh cột sống, giảm cảm giác đau nhức và khiến người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.
- Thuốc giảm đau Paracetamol: Đây là loại thuốc có tác dụng giảm dẫn truyền cảm giác đau đến não, ức chế các cơn đau nhức do bệnh gai cột sống và các bệnh về xương khớp gây ra. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả.
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Thuốc có tác dụng giảm đau nhức do gai cột sống, người bệnh nên uống sau khi ăn no.
- Thuốc Acetaminophen: Đây là loại thuốc được các nhà khoa học chứng minh là hiệu quả trong cải thiện các đơn đau nhức. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn nhận thức não bộ về cơn đau, khiến người bệnh có cảm giác thoải mái và thư giãn.
- Thuốc chữa gai cột sống ibuprofen: Thuốc này có tác dụng giảm cơn đau, thả lỏng cơ bắp, ngăn ngừa các tình trạng viêm, khớp, cứng khớp do lao động quá sức hoặc do chấn thương thoái hóa. Cơ chế của thuốc sản sinh ra các hoạt chất ngăn ngừa viêm sưng, cảm giác đau và sốt.
- Thuốc naproxen: Thuốc có tác dụng giảm sưng, đau hay cứng khớp do tổn thương niêm mạc khớp, viêm khớp dạng thấp gây ra. Cơ chế hoạt động giúp ngăn chặn cơ thể sản xuất ra hoạt chất tạo cảm giác đau, viêm sưng. Naproxen là một loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs.
- Thuốc điều trị gai cột sống vicodin: Sự kết hợp này điều trị các cơn đau từ vừa đến rất nặng. Trong thuốc có chứa thành phần opioid và non-opioid làm giảm đau, có hiệu ứng gây buồn ngủ.
- Thuốc percocet: Đây là loại thuốc kích thích thần kinh liều khá mạnh, dùng trong các trường hợp cơn đau vượt quá sức chịu của bản thân bệnh nhân. Đây là loại thuốc dùng trong các trường hợp khẩn cấp do đó cần phải được kê bởi bác sĩ điều trị có chuyên môn cao.
- Thuốc chữa gai cột sống diazepam: Thuốc điều trị chứng lo lắng quá độ hoặc tình trạng co giật. Thuốc hoạt động với cơ chế khiến các dây thần kinh và não bộ dịu lại, thả lỏng, ít chịu áp lực hơn.
- Ngoài các thuốc trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc Diclofenac, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B (B1, B2, B6…) theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa gai cột sống:
- Tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ
- Không sử dụng nếu cơ thể dị ứng với các thành phần của thuốc
- Nếu có hiện tượng bất thường của cơ thể, nên dừng lại và tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ điều trị
Chữa gai cột sống qua bài thuốc Đông y
Thuốc Đông y chữa gai cột sống có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay, giảm chèn ép dây thần kinh và phục hồi khả năng vận động.
Bài thuốc chữa gai cột sống thể hàn ngưng huyết ứ
Gai cột sống khiến cho người bệnh khó khăn trong việc đi lại hay cúi người từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động của chi dưới.
Điều trị bệnh gai cột sống thể này cần dùng thuốc có tác dụng chỉ thống, hóa ứ, khu phong, tán hàn, ôn kinh, trừ thấp.
Nguyên liệu:
- Chế phụ tử: 9 gram
- Đương quy: 9 gram
- Tần giao: 9 gram
- Quế chi: 9 gram
- Xích thược: 9 gram
- Kỳ xà: 9 gram
- Uy linh tiên: 15 gram
- Tàm sa: 30 gram
- Sinh địa: 50 gram
Cách thực hiện: Sắc thuốc uống hàng ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc thể phong thấp huyết ứ
Gai cột sống thể phong thấp huyết ứ thường gây ra những con đau tại một điểm cố định, cơn đau dần lan đến đùi hoặc chân. Các cơn đau có tính chất hay tái phát lại hoặc khởi phát theo từng đợt, đau khi đi lại hoặc vận động thường xuyên.
Người bệnh cần sử dụng bài thuốc có tác dụng hóa ứ, tán phong, trừ thấp.
Nguyên liệu:
- Cam thảo:10 gram
- Quế chi:10 gram
- Hồng hoa:10 gram
- Bạch thược:15 gram
- Một dược:15 gram
- Huyền hồ:15 gram
- Ngưu tất:15 gram
- Đương quy:15 gram
- Xương truật:15 gram
- Uy linh tiên: 30 gram
Cách thực hiện: Sắc thuốc uống hàng ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
Chữa gai cột sống bằng bằng mẹo dân gian tại nhà
Từ xưa, ông cha ta đã tìm ra trong tự nhiên vô vàn các loại dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả, dưới đây là một số bài thuốc nam chữa gai cột sống người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa gai cột sống bằng lá lốt
Trong lá lốt có tính kháng khuẩn rất tốt, tinh dầu lá lốt còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, ức chế các cơn đau do bệnh gai cột sống gây ra.
Cách thực hiện:
- Bài thuốc 1: 500 gram lá lốt, 50 – 70 gram lá đinh lăng đem rửa sạch để ráo nước, Sau đó đem tất cả nguyên liệu vào ấm sắc chung với 3 bát nước, đun đến khi trong ấm còn lại ⅔ lượng nước là có thể sử dụng được. Chắt bỏ bã và uống khoảng từ 10 – 15 ngày các triệu chứng sẽ giảm đáng kể.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 30 gram lá lốt, 25 gram ngải cứu, 30 gram hy thiêm hảo. Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch sau đó đem xay nhuyễn cùng với 1 thìa muối và cùng. Sử dụng túi vải sạch bọc hỗn hợp lên và đắp vào vị trí gai cột sống. Đắp hàng ngày vào sáng vào tối trong vòng 15 ngày để thấy được hiệu quả.
Bài thuốc chữa gai cột sống bằng cây đinh lăng
Đinh lăng là một cây thuốc được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp trong đó có gai cột sống. Người bệnh có thể áp dụng theo 2 bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc 1: Sử dụng 20 gram rễ đinh lăng. Đem đinh lăng rửa sạch sau đó đem sao trên chảo nóng cho khô. Đem phần rễ khô sắc cùng với 500ml nước đến khi thuốc còn ⅓ thì tắt bếp. Sử dụng thuốc khi còn ấm nóng và chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: 12 gram rễ cây đinh lăng, 8 gram hà thủ ô, 8 gram cối xay, 8 gram huyết rồng, 8 gram cỏ xước, 8 gram thiên niên kiện, 4 gram quế chi, 4 gram vỏ quýt. Đêm tắt cả các vị thuốc đi sắc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 2 bát nước thì tắt bếp và đem đi sử dụng. Uống từ 2 – 3 lần trong ngày và đều đặn trong vòng 10 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Bài thuốc chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Trong ngải cứu chứa thành phần có tác dụng giảm đau, khứ hàn thích hợp trong điều trị bệnh gai cột sống. Ngải cứu chữa gai cột sống chủ yếu được sử dụng theo 2 bài cách phổ biến đó là đắp và uống nước cốt.
- Đắp ngải cứu: Sử dụng một nắm ngải cứu cùng 3 thìa muối biển sau đó đem ngải cứu đi rửa sạch để ráo nước. Tiếp theo đem ngải cứu và muối đi sao nóng trên lửa nhỏ. Khi hỗn hợp sệt lại để tất cả vào túi chườm để nguội và chườm trực tiếp vào vị trí đốt sống bị đau nhức. Đều đặn thực hiện từ 1 -2 lần/ngày trong 1 tháng để cải thiện tình trạng đau cột sống.
- Bài thuốc uống: Dùng 300 gram ngải cứu cùng 3 thìa mật ong. Ngải cứu đem đi rửa sạch với muối loãng để ráo. Sử dụng cối để giã nát ngải cứu vắt lấy nước uống. Thêm mật ong vào sau đó chia làm 2 lần uống sáng hoặc tối.
XEM THÊM: Người bị gai cột sống kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Vật lý trị liệu gai cột sống và phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả áp dụng trong cách điều trị gai cột sống thắt lưng, gai cột sống nói chúng để giúp nâng cao sức khỏe. Phương pháp này sử dụng chủ yếu bằng nhiệt (siêu âm, điện trị liệu,…), kéo giãn cột sống,..
Vật lý trị liệu cột sống có các tác dụng nổi bật như:
- Hạn chế co cứng khớp
- Giảm đau, phòng tránh những cơn đau cột sống tái phát
- Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ tuần hoàn máu
- Giúp cơ thể người bệnh trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn
- Người bệnh sử dụng phương pháp này sẽ giúp hạn chế sử dụng phẫu thuật điều trị gai cột sống
Ngoài vật lý trị liệu tại các phòng khám bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể tập bài tập vật ký trị liệu tại nhà bằng những bài tập đơn giản.
Lưu ý nên lựa chọn những bài tập tốc độ chậm, nhẹ nhàng nhưng vẫn có tác dụng tốt giúp giảm đau, kéo giãn cột sống, đả thông kinh mạch.
Phẫu thuật chữa gai cột sống
Phẫu thuật chữa gai cột sống là phương pháp cuối cùng cho người bệnh điều trị, giúp loại bỏ các gai xương và phục hồi chức năng cột sống.
Trường hợp phẫu thuật: Thông thường chỉ những trường hợp người bệnh nặng mới được chỉ định phẫu thuật chữa gai cột sống. Khi các gai cột sống đã chèn ép và tủy, dây thần kinh, làm hẹp ống tủy gây nguy hiểm cho người bệnh,…
Phương pháp này được thực hiện chỉ khi người bệnh sử dụng tất cả các phương pháp trên mà không hiệu quả, cần phải tiến hành ngay để không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, phục hồi chức năng vận động.
Trường hợp nên thực hiện mổ gai cột sống:
- Điều trị các phương pháp khác trên 6 tháng không có hiệu quả
- Gai cột sống làm xuất hiện các biến chứng như rối loạn thần kinh thực vật, mất kiểm soát đại tiểu tiện.
- Xương gai cột sống lớn khiến chèn ép các mô mềm, các vùng da bên ngoài sưng viêm gây đau đớn cho người bệnh.
Lưu ý khi phẫu thuật:
- Người bệnh cần hết sức lưu ý sau khi phẫu thuật vì sau khi mổ có thể gây ra các vết nhiễm trùng, tình trạng gai cột sống tái phát lại hay vùng da mổ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng với các tác động bên ngoài.
- Nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, các bác sĩ chuyên khoa giỏi để được khám và điều trị an toàn
Cách phòng tránh bệnh gai cột sống
Chữa gai cột sống và các bệnh liên quan tới cơ xương khớp muốn hiệu quả cần phải được kết hợp trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng chính là phương pháp hữu hiệu để người bệnh có thể phòng tránh gai cột sống và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Gai cột sống thắt lưng và cách điều trị trong sinh hoạt
- Người mắc gai cột sống nên tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh di chuyển hoặc vận động quá sức. Các bài tập nên được thực hiện đều đặn hàng ngày. Một số bài tập có tác dụng tốt lên vùng cột sống cổ và thắt lưng cải thiện tình trạng bệnh như bài tập đạp xe chân không trọng lượng, bài tập ép chân sát ngực, bài tập gập người, bài tập vặn mình,….
- Trong học tập hay làm việc đều phải giữ đúng tư thế: Đối với bệnh xương khớp nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng, người bệnh khi làm việc phải ngồi thẳng lưng, không đưa cổ ra phía trước khiến các đốt sống cổ chịu nhiều áp lực của đầu, gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Sách hay màn hình làm việc phải để vừa tầm mắt, không xa quá cũng không gần quá.
- Không nên kê gối sau lưng hoặc dùng gối để chống đỡ cổ khi làm việc, đọc sách hay xem điện thoại. Đây là một thói quen xấu không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh gai cột sống mà còn những người chưa bị bệnh vì nó có thể khiến các khớp cổ nằm lệch vị trí sinh lý.
- Khi vận động, đi lại nên tránh các tư thế không đúng như gù lưng, khom lưng, mang vác nặng trong thời gian dài.
- Giảm cân nếu đang trong tình trạng béo phì để giảm áp lực cho cột sống
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị theo tình trạng bệnh lý người bệnh
Trong ăn uống
Thường xuyên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày những thực phẩm giàu canxi, vitamin và các khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày và hạn chế những thực phẩm có hại.
Nên ăn:
- Rau xanh đậm như cải xanh, rau ngót
- Hải sản: Tôm, cua, cá
- Trái cây giàu vitamin
- Gia vị tốt như tỏi, nghệ
Không nên ăn:
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt lợn
- Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích, đồ chiên
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường và muối
- Rượu bia, các chất kích thích, đồ uống có cồn
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp những người bệnh tìm được phương pháp chữa gai cột sống hiệu quả bằng nhiều phương pháp nổi bật nhất hiện nay. Ngoài việc tìm hiểu cách điều trị và đều đặn thực hiện hàng ngày để giúp bệnh nhanh khỏi, người bệnh nên thường xuyên cập nhật những thông tin mới về bệnh để có kiến thức bảo vệ sức khỏe cho người thân và gia đình.
ĐỪNG BỎ QUA:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!