Hẹp ống sống – Bệnh lý xương khớp nguy hiểm cần giải đáp

4.7/5 - (8 bình chọn)

Hẹp ống sống là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh lý ở cột sống. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người mắc. Cùng tìm hiểu các kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa hẹp ống sống với bài viết dưới đây.

Hẹp ống sống là bệnh xương khớp nguy hiểm
Hẹp ống sống là bệnh xương khớp nguy hiểm

Hẹp ống sống là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Ống sống là khoang rỗng do các lỗ đốt sống xếp chồng lên nhau tạo thành. Giới hạn trước là thân đốt sống và đĩa đệm. Giới hạn sau là dây chằng vàng và cung đốt sống. Trong ống sống có chứa tủy sống, các rễ thần kinh, màng cứng và tổ chức đệm đỡ (gồm mô liên kết, mô mỡ và đám rối tĩnh mạch).

Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị chít hẹp (thường là một hoặc nhiều lỗ sống), làm giảm không gian, gây chèn ép lên tủy sống hay các rễ thần kinh. Bệnh lý thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Có nhiều yếu tố làm hẹp ống sống, phổ biến nhất là do sự tiến triển của các bệnh:

  • Thoái hóa cột sống: thân đốt sống hình thành các gai xương. Các gai xương này phát triển về phía ống sống rồi gây ra hiện tượng chèn ép.
  • Thoát vị đĩa đệm: bệnh tiến triển nặng khiến khối nhân nhầy thoát vị chèn ép vào ống sống.
  • Thoái hóa dây chằng: dây chằng bị thoái hóa dày lên làm giảm không gian ống sống, đặc biệt là dây chằng dọc sau và dây chằng vàng.
  • Viêm khớp cột sống: làm tăng sinh tại khớp xương gây chèn ép.

Ngoài ra yếu tố bẩm sinh, biến dạng cột sống, cột sống phát triển nang do chấn thương hay bệnh lý cũng là nguyên nhân có thể gây hẹp ống sống.

Triệu chứng hẹp ống sống

Nhận biết các triệu chứng hẹp ống sống từ giai đoạn khởi phát là biện pháp hiệu quả để đưa ra hướng chữa trị phù hợp. Cụ thể, một số triệu chứng phải kể đến như sau:

  • Đau nhức: Đau có tính chất lan rộng xuống dưới. Đau tăng lên khi đứng, đi bộ lâu, khi thực hiện các động tác duỗi quá mức, giảm khi ngồi hoặc nghiêng người về phía trước (do lúc này cột sống được kéo giãn, giảm bớt áp lực và sự chèn ép).
  • Tê bì, ngứa ở các chi: Người bệnh có cảm giác khó chịu, châm chích như kiến bò.
  • Yếu cơ, teo cơ: Tủy sống bị chèn ép làm giảm nuôi dưỡng các cơ. Cơ yếu không đảm bảo khả năng vận động, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người bệnh. 
  • Rối loạn cảm giác, giảm/ mất phản xạ gân xương: Tốc độ phản ứng chậm làm tăng nguy cơ tránh các nguy hiểm cho người bệnh
  • Mất kiểm soát cơ vòng: Cơ tròn bị tác động khiến người bệnh không làm chủ được đại – tiểu tiện.
  • Rối loạn phản xạ thực vật: tăng tiết mồ hôi, xanh tím các đầu chi, da màu đá vân, khó thở, thở lúc nhanh nông, lúc chậm, rối loạn huyết áp, tim mạch, chức năng ruột, bàng quang, sinh dục.

Hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào vị trí hẹp ống sống mà quyết định mức độ nguy hiểm của bệnh lý. Hẹp ống sống thường xảy ra ở hai đoạn:

  • Đoạn cổ: Đây là phần trên của ống sống, do đó, nếu chèn ép xảy ra ở vị trí này sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nó khiến cho mọi bộ phận cơ quan chịu chi phối bởi hệ thống thần kinh phía dưới xảy ra bất thường, thậm chí là mất hoàn toàn khả năng kiểm soát các cơ quan nội tạng, người bệnh có thể bị bại liệt toàn thân.
Hẹp ống sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Hẹp ống sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm
  • Đoạn thắt lưng: Chiếm khoảng 75% tổng số các trường hợp với biến chứng nguy hiểm nhất là rối loạn chùm đuôi ngựa dẫn đến đại – tiểu không tự chủ, rối loạn tình dục, liệt hai chân.

Chẩn đoán tình trạng hẹp ống sống

Đối với các bệnh lý xương khớp, để có phác đồ điều trị hợp lý cần vận dụng các kỹ thuật chẩn đoán một cách phù hợp nhất. Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại để được bác sĩ chuyên về thoát vị đĩa đệm thăm khám và điều trị.

Cụ thể, các chẩn đoán hình ảnh dùng để phát hiện hẹp ống sống bao gồm:

  • X – quang: là phương pháp phổ biến nhất. Hiển thị hình ảnh cấu trúc xương cột sống với 2 tư thế là đứng thẳng đối diện và đứng nghiêng.
  • CT scanner: hiển thị rõ nét hình dạng và kích thước ống sống, cấu trúc xung quanh và cả chi tiết giải phẫu học.
  • MRI: hiển thị hình ảnh rễ thần kinh, tủy sống và vùng xung quanh. Phát hiện được tình trạng phì đại, khối u hay thoái hóa.
  • Tủy đồ: sau khi tiêm thuốc cản quang vào khoang dịch não tủy, hình ảnh của tủy sống và rễ thần kinh hiển thị thông qua X – quang hay CT scanner.

Cách điều trị hẹp ống sống hiệu quả

Tùy vào mức độ và tình trạng cụ thể của người bệnh mà có các phương án điều trị khác nhau. Có thể lựa chọn phương pháp Tây y, Đông y, vật lý trị liệu hoặc mẹo dân gian để cải thiện và ngăn ngừa bệnh diễn tiến.

Vật lý trị liệu trị hẹp ống sống

Vật lý trị liệu được xem là phương pháp hỗ trợ rất tốt cho những người bị hẹp ống sống. Ở giai đoạn sớm còn cho thấy khả năng cải thiện tính linh hoạt cột sống, giải phóng chèn ép hiệu quả. Đồng thời, vật lý trị liệu cũng giúp người bệnh duy trì được trạng thái vận cơ, tránh yếu cơ, teo cơ.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Điều trị bảo tồn bằng nội khoa là liệu pháp quan trọng được chỉ định với mục đích giảm đau và chống viêm dây thần kinh.

Điều trị nội khoa bằng Tây y hiệu quả
Điều trị nội khoa bằng Tây y hiệu quả

Điều trị các cơn đau vừa và nhẹ với thuốc giảm đau – chống viêm nhóm NSAID hoặc Paracetamol (phối hợp với codein để tăng hiệu quả). Các rà soát lâm sàng cho thấy hầu hết bệnh nhân sử dụng NSAID trong thời gian dài có xuất hiện loét dạ dày, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Bên cạnh đó, đáp ứng thuốc cũng giảm dần theo thời gian, hiệu quả giảm đau không còn đảm bảo mục tiêu điều trị.

Điều trị cơn đau cấp bằng steroid tiêm ngoài màng cứng giúp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả nhưng chỉ được áp dụng khi thật sự cần thiết và trong một thời gian ngắn. Ngăn chặn tình trạng viêm, thoái hóa dây thần kinh bằng vitamin 3B cho tác dụng rõ rệt.

XEM THÊM:

Can thiệp ngoại khoa chữa hẹp ống sống dứt điểm

Khi bệnh lý tiến triển nặng, các biện pháp điều trị bảo tồn không còn giải quyết được vấn đề cho người bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật. Các phẫu thuật ở cột sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh nên cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện. 

Các đối tượng bệnh nhân được cân nhắc điều trị phẫu thuật khi:

  • Sức khỏe tổng quát đảm bảo thực hiện được ca phẫu thuật.
  • Người bệnh không cho đáp ứng hiệu quả với việc điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu.
  • Có khiếm khuyết thần kinh nghiêm trọng: yếu chi, mất khả năng vận động, rối loạn đại tiểu tiện.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau áp dụng cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.

  • Cắt bản sống: tạo khoảng mở để giảm chèn ép lên thần kinh.
  • Mở rộng lỗ liên hợp: tạo thêm không gian cho lối ra của rễ thần kinh.
  • Cắt diện khớp trong: loại bỏ phần diện khớp phì đại, tạo khoảng trống cho ống sống.
  • Hàn xương liền thân sống thắt lưng lối trước/lối sau/ lỗ liên hợp: thay thế đĩa đệm thoái hóa bằng cấu trúc hỗ trợ khác như xương, kim loại, sợi carbon. Kết quả thu được là hàn đính đốt sống trên và dưới.
  • Mổ lấy khối thoát vị: áp dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng gây hẹp ống sống và hẹp ống sống thắt lưng.

Phương pháp Đông y điều trị an toàn, dứt điểm

Nhiều người bệnh lựa chọn phương pháp Đông y trong việc điều trị bệnh hẹp ống sống thể nhẹ và trung bình. Với nguyên tắc điều trị từ căn nguyên, phương pháp này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu áp dụng đúng kỹ thuật và đủ liều lượng mỗi ngày. Với bệnh xương khớp, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp Đông y dùng thuốc và không dùng thuốc.

Phương pháp Đông y được nhiều người lựa chọn
Phương pháp Đông y được nhiều người lựa chọn

Một số bài thuốc Đông y có thể tham khảo như sau:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm chích cam thảo, ô đầu thang, hoàng kỳ, ma hoàng, thược dược, xuyên ô. Thêm toàn bộ nguyên liệu vào ấm đun cùng với lượng nước vừa đủ. Pha thêm 1-2 thìa mật ong vào, khuấy đều và uống hàng ngày.
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm đương quy, ngưu tất, xuyên khung, kê huyết đằng, hoa đào, nhũ hương, hương phụ, đương quy, tế tân, quế nhục, toàn yết. Rửa sạch các vị thuốc, cho vào ấm đun cùng với lượng nước vừa đủ đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp và uống hết trong ngày.

Ngoài các bài thuốc Đông y, người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp điều trị không dùng thuốc. Cụ thể như sau:

  • Xoa bóp – bấm huyệt – châm cứu: giúp điều hòa khí huyết, tăng cường khả năng tuần hoàn, đưa máu đi nuôi dưỡng các cơ quan, hạn chế các biến chứng do hẹp ống sống.
  • Chườm nóng: là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện. Việc sử dụng phối hợp với các thảo dược làm tăng kết quả điều trị, tránh được các tác dụng không mong muốn như khi điều trị bằng tân dược.
  • Nắn chỉnh cột sống: giúp giải phóng các rễ thần kinh khỏi chèn ép. Việc nắn chỉnh phải được thực hiện dưới bàn tay của các bác sĩ Đông y lành nghề và chỉ áp dụng trong các trường hợp nhẹ để tránh làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân phải còn đủ sức để chịu được lực tác động lên cột sống.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý xương khớp

Để phòng ngừa hẹp ống sống, cần phải đặc biệt lưu ý các điểm sau:

  • Khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc, phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm. Với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (như là mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…), cần tích cực điều trị, theo dõi diễn tiến bệnh để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng gây hẹp ống sống.
  • Tránh để xuất hiện chấn thương cột sống bằng cách hạn chế tham gia các trò chơi thể thao nguy hiểm, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tránh xô xát, đánh nhau,…
  • Làm việc, nghỉ ngơi một cách khoa học. Tránh làm việc liên tục hàng giờ mà không để cơ thể nghỉ ngơi đúng cách. Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Chăm chỉ vận động, luyện tập thể thao đều đặn giúp tăng cường độ dẻo dai của cột sống. Lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng của bản thân.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm cay nóng hay các chất kích thích.
  • Duy trì cân nặng phù hợp vì thừa cân cũng là một trong những yếu tố gây nên các bệnh lý làm hẹp ống sống.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc sẽ có được kiến thức tổng quan về bệnh lý hẹp ống sống cũng như mức độ nguy hiểm của nó. Áp dụng đúng đắn các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bạn tránh khỏi biến chứng nguy hiểm này.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 11:43 AM , 12/12/2023
hội chứng chùm đuôi ngựa

Hội Chứng Chùm Đuôi Ngựa Là Gì? Nguyên Nhần Và Cách Điều Trị

Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể gây ra những cơn đau nhức dữ dội vùng lưng, ảnh hưởng đến...
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một địa điểm uy tín bạn có thể tham khảo

10 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Hà Nội Uy Tín

Chữa thoát vị đĩa đệm ở Hà Nội địa chỉ nào uy tín là từ khóa được tìm kiếm nhiều...
Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Sản Hay Không?

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản hay không?Là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân không...
Thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng. Nguy hại...
Bài tập thoát vị đĩa đệm

Tổng Hợp 8 Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm Chi Tiết, Mới Nhất

Bài tập thoát vị đĩa đệm có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top