Hẹp ống sống thắt lưng: Bệnh lý xương khớp nguy hiểm cần cảnh giác

4.9/5 - (7 bình chọn)

Hẹp ống sống thắt lưng là bệnh lý về xương khớp đang dần phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và công việc. Vậy nguyên nhân gây bệnh cũng như cách nhận biết, phương pháp điều trị ra sao sẽ được tổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây. 

Hẹp ống sống thắt lưng – bệnh lý xương khớp nguy hiểm
Hẹp ống sống thắt lưng – bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Hẹp ống sống thắt lưng là gì?

Cột sống thắt lưng bao gồm 5 đốt sống ở đoạn thấp của cột sống và là phần nằm giữa các đốt sống ngực và các đốt sống cùng. Bệnh hẹp ống sống thắt lưng hay còn gọi là bệnh hẹp ống sống – là tình trạng các rễ dây thần kinh bị chèn ép, bó nghẹt gây ra các cơn đau đớn kéo dài cho người bệnh.

Bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên một số trường hợp người trẻ tuổi vẫn mắc phải do nhiều nguyên nhân như: di truyền hoặc di chứng sau khi bị chấn thương vùng cột sống.

Bệnh hẹp ống sống thắt lưng thường tiến triển chậm, kéo dài nhiều năm và lâu dần hình thành các gai xương và làm dày hệ thống dây chằng, gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân vẫn phải phẫu thuật để giảm áp lực lên các dây thần kinh cũng như tủy sống.

Nguyên nhân gây bệnh hẹp ống sống thắt lưng

Hẹp ống sống thắt lưng (hẹp ống sống) là tình trạng ống sống bị biến dạng, có kích thước hẹp hơn kích thước bình thường. Bệnh lý bẩm sinh là do từ khi sinh ra, nó đã có cấu trúc ống xương hẹp hơn so với những người bình thường khác. Người bệnh mắc hẹp ống sống thắt lưng bẩm sinh thường do:

  • Loạn dưỡng sụn.
  • Đốt sống dị dạng.
  • Trượt đốt sống.
  • Cột sống bị gai.

Nếu do mắc phải thì hẹp ống sống là do sự biến đổi, thoái hóa (ví dụ như lồi đĩa đệm, giả trượt đốt sống), hẹp ống sống sau phẫu thuật hay các bệnh xương toàn thân (như: bệnh nhiễm độc flo, bệnh paget).

Luyện tập không khởi động kỹ dẫn đến chấn thương cũng là nguy cơ gây bệnh
Luyện tập không khởi động kỹ dẫn đến chấn thương cũng là nguy cơ gây bệnh

Nếu hẹp ống sống thắt lưng mắc phải do di chứng sau khi bị chấn thương vùng cột sống, biến đổi thoái hóa khiến cho:

  • Đĩa đệm có tình trạng bị lồi.
  • Giả trượt đốt sống.
  • Thoát vị đĩa đệm.
  • Đốt sống bị thoái hóa hình thành những gai xương, phát triển dần theo thời gian đi vào ống sống và gây chèn ép tủy sống.
  • Thoái hóa dây chằng cột sống làm hẹp ống sống do các dây chằng ngày càng dày lên .
  • Mắc bệnh xương toàn thân như bệnh paget, nhiễm độc flo.
  • Viêm khớp cột sống khiến các khớp sống lớn lên, chèn ép mạnh vào ống sống.

Vì có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hẹp đốt sống, do dó tình trạng hẹp này có thể xảy ra ở một phần hay toàn bộ ống sống.

Triệu chứng bệnh hẹp ống sống thắt lưng.

Bệnh hẹp đốt sống thắt lưng gây ra cho người bệnh những cơn đau có lúc dữ dội, có khi lại âm ỉ, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.

Cần cảnh giác nếu gặp một số triệu chứng sau đây:

  • Đau lưng, đau vùng thắt lưng.
  • Chân, đùi, vùng mông cũng đau nhức do dây thần kinh tọa bị chèn ép.
  • Tay, chân có tình trạng bị chuột rút.
  • Mông và chân có cảm giác tê, ngứa, nóng ran kéo theo những cơn đau nhức khó chịu.
  • Không tự đi được một đoạn đường dài, vừa đi vừa nghỉ nhiều lần.
  • Đi bộ hoặc đứng càng lâu thì chân càng đau nhiều.
  • Trường hợp nặng, có thể mất khả năng tự di chuyển và khiến người bệnh bị liệt.
  • Khi nghiêng người hoặc khi ngồi có thể xoa dịu những cơn đau.
  • Mất khả năng kiểm soát hành vi: đại tiện hoặc tiểu tiện.

Triệu chứng của bệnh hẹp ống sống thắt lưng còn phụ thuộc vào độ hẹp của ống xương, độ nhạy cảm của dây thần kinh và khả năng chịu đau của mỗi người.

Chẩn đoán tình trạng hẹp ống sống thắt lưng

Chẩn đoán bệnh hẹp ống sống thắt lưng dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, thông qua các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết.

Lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất với tình trạng bệnh
Lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất với tình trạng bệnh

Các chẩn đoán thường được chỉ định bao gồm:

  • Chụp X-quang: đánh giá được cấu trúc xương cột sống qua các tia xạ tập trung xuyên qua cơ thể để ta nhận được hình ảnh cụ thể.
  • CT scanner hoặc CAT scanner: nhiều phim X-quang được kết hợp lại với nhau cho ra hình ảnh hiển thị cho ta thấy được hình dạng kích thước của ống sống, thành phần, cấu trúc bên trong ống sống.
  • Chụp MRI: hình ảnh được tạo thành nhờ năng lượng từ tính kết hợp với công nghệ máy tính. Khi đó hình ảnh tủy sống, các rễ thần kinh, các vùng xung quanh, sự phì đại, thoái hóa hay khối u sẽ được hiển thị rõ ràng. Chụp MRI là kỹ thuật chẩn đoán cho kết quả tương đối chính xác nhưng chi phí thường đắt đỏ.
  • Tủy đồ: thuốc cản quang sẽ được tiêm vào khoang dịch não tủy, từ đó thu được hình ảnh về hình dạng tủy sống cũng như các dây thần kinh. Những hình ảnh chèn ép sẽ được nhìn thấy cụ thể trên X-quang hoặc CT scanner.

Điều trị bệnh hẹp ống sống thắt lưng như thế nào?

Điều trị bệnh hẹp ống sống thắt lưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Nguyên nhân gây bệnh ( bẩm sinh hay tự mắc phải).
  • Mức độ nặng, nhẹ của bệnh lý xương khớp.

Kết hợp các yếu tố cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp chữa bệnh phù hợp. Điều trị bệnh theo các phương pháp dưới đây:

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm giúp giảm sưng và đau ( tùy vào tình trạng đau mà chúng ta sử dụng thuốc không kê toa hoặc kê toa theo chỉ định của bác sĩ).

Để giảm sưng, giảm đau có thể sử dụng cách tiêm cortisone  ngoài màng cứng. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể làm giảm 50% các cơn đau, không có tác dụng điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Vật lý trị liệu và các bài thể dục

Thay đổi tư thế của các hoạt động hằng ngày giúp ổn định và bảo vệ cột sống, tăng độ dẻo dai, linh hoạt, bền bỉ giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn hơn. Cụ thể:

  • Thay đi bộ đứng thẳng lưng bằng tư thế cong lưng về phía trước.
  • Đạp xe: người đổ ra phía trước, tựa tay vào tay lái thay vì đi bộ tập thể dục.
  • Ngồi ghế tựa cong lưng thay vì ngồi thẳng lưng.
Đạp xe cũng là một hình thức tập luyện hiệu quả
Đạp xe cũng là một hình thức tập luyện hiệu quả

Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm những cơn đau cho người bệnh:

  • Phương pháp massage.
  • Phương pháp châm cứu.
  • Phương pháp chườm (chườm nóng hoặc chườm lạnh).
  • Duy trì thực hiện các phương pháp trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần để mang lại hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

THAM KHẢO: 

Can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật

Khi các biện pháp trên không có hiệu quả hoặc đáp ứng không tốt trong quá trình điều trị bệnh, các bác sĩ chuyên khoa xương khớp có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật sẽ có những nguy cơ khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh, khả năng chịu đựng, khả năng phục hồi nên sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng.

Những trường hợp cụ thể được bác sĩ cân nhắc phẫu thuật như sau:

  • Lưng và chân đau nhiều, ảnh hưởng đến khả năng đi lại làm giảm chất lượng cuộc sống..
  • Không kiểm soát được hành vi tiểu tiện hay đại tiện.
  • Chân, tay bị tê cứng, hoạt động kém linh hoạt.
  • Không giữ được thăng bằng, đi đứng khó khăn.
  • Sử dụng thuốc và phương pháp vật lý trị liệu không còn tác dụng.
  • Kết quả kiểm tra sức khỏe không có gì đáng ngại.

Tùy thuộc vào tình trạng cũng như sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng người. Phẫu thuật sẽ làm tăng cường độ chắc khỏe, dẻo dai của cột sống, giữ vững cột sống. Từ đó, giúp giảm tình trạng đau lưng, giúp cơ thể khỏe mạnh, dễ chịu hơn.

Một số phương pháp phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng:

  • Cắt bản sống: Thực hiện bằng cách tạo một khoảng mở trong xương bằng thiết bị y tế chuyên dụng để giảm áp lực lên các rễ thần kinh, giảm sự chèn ép lên cột sống.
  • Cắt diện khớp trong: Thực hiện loại bỏ một phần của diện khớp bị phì đại để tạo ra nhiều hơn khoảng trống cho đốt sống.
  • Mở rộng lỗ liên hợp: Có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật cắt bản sống hoặc mở rộng bản sống. Mục đích để mở rộng lối ra của rễ thần kinh, cải thiện tình trạng chèn ép gây đau nhức.
  • Hàn xương bằng dụng cụ: Sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng (vít, móc,…) để tăng độ vững chắc của xương khớp.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hẹp ống sống thắt lưng

Để đảm bảo sức khỏe tốt và hạn chế khả năng bị tái phát lại bệnh, thì chúng ta cần phải xây dựng một lối sống khoa học. Ngoài ra, phải đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể:

  • Đảm bảo cân nặng ở mức độ phù hợp, tránh tình trạng thừa cân gây nên bệnh béo phì.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn với những bài tập nhẹ nhàng: tập yoga, đi bộ để giúp xương khớp hoạt động dẻo dai, tăng cường sức khỏe.
Tránh mang vác vật nặng ngăn ngừa hẹp ống sống thắt lưng
Tránh mang vác vật nặng ngăn ngừa hẹp ống sống thắt lưng
  • Không làm việc quá sức, không khuân vác đồ nặng.
  • Không ngồi hoặc đứng ở một chỗ quá lâu.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện ra các bệnh lý gây nguy hiểm cho cơ thể.
  • Ăn uống đầy đủ thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng: vitamin D, Canxi, Magie.
  • Hạn chế ăn các đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ sẽ có tác động không tốt đến cơ thể người bệnh.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám đúng lịch và sử dụng thuốc theo chỉ định.

Bệnh hẹp ống sống thắt lưng đã được tổng hợp khá đầy đủ ở bài viết trên, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Nên khám tổng quát định kỳ để biết được tình trạng cơ thể, để có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

THÔNG TIN THAM KHẢO: 

Cập nhật: 11:43 AM , 12/12/2023
Thuốc thoát vị đĩa đệm Nhật Bản

Thuốc Thoát Vị Đĩa Đệm Nhật Bản – Top 7 Loại Phổ Biến Nhất

Thuốc thoát vị đĩa đệm Nhật Bản được nhiều người mắc bệnh xương khớp lựa chọn và ứng dụng trong...
Thuốc thoát vị đĩa đệm Nhật Bản

Thuốc Thoát Vị Đĩa Đệm – Top 10 Loại Tốt Nhất 2022

Thuốc thoát vị đĩa đệm nên sử dụng loại nào? Loại nào cho hiệu quả tốt nhất? Đây luôn là...
Thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng. Nguy hại...
Sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Cần Chăm Sóc Người Bệnh Như Thế Nào?

Sau mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần được chăm sóc như thế nào là vấn đề được nhiều...
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Bao Lâu Thì Hồi Phục – Giải Đáp Chính Xác...

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? là một trong những thắc mắc phổ biến của người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top