Hội Chứng Chùm Đuôi Ngựa Là Gì? Nguyên Nhần Và Cách Điều Trị

5/5 - (5 bình chọn)

Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể gây ra những cơn đau nhức dữ dội vùng lưng, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Không những vậy, nếu không được điều trị sớm, tình trạng này còn có nguy cơ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như mất cảm giác hay bại liệt.

Hội chứng chùm đuôi ngựa là gì?

Hội chứng chùm đuôi ngựa (tên khoa học: Cauda equina syndrome/CES) xảy ra khi chùm dây thần kinh nằm bên dưới tủy sống bị chèn ép và tổn thương. Chùm dây thần kinh này đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hai chi dưới cũng như kiểm soát hệ thống bàng quang và đường ruột. Hội chứng đuôi ngựa là một tình trạng y tế hiếm gặp nhưng có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Hội chứng này thường được xem là kết quả của việc thoát vị đĩa đệm kéo dài không điều trị, với đối tượng bệnh nhân chủ yếu nằm trong độ tuổi ngoài 50 khi cơ thể đã bị lão hóa bào mòn. Nếu không được phát hiện sớm, bệnh lý chùm đuôi ngựa có thể khiến người bệnh mất kiểm soát hoàn toàn bàng quang, đường ruột hay thậm chí là bại liệt.

Bệnh lý này thường xảy ra ở các dây thần kinh đuôi ngựa dưới tủy sống
Bệnh lý này thường xảy ra ở các dây thần kinh đuôi ngựa dưới tủy sống

Dựa theo thống kê từ bệnh án hội chứng đuôi ngựa, các chuyên gia thường phân loại tình trạng này theo ba mức độ:

  • CES – giai đoạn khởi phát: Người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu bất thường liên quan đến vấn đề bài tiết, không buồn đi tiểu và lượng nước thải ra thường nhỏ giọt.
  • CES – giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng bí tiểu nhưng không gây căng tức bàng quang hoặc đi tiểu không kiểm soát. Trường hợp CES – phát triển thường được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp.
  • CES – giai đoạn năng: Đây được xem là mức độ nghiêm trọng nhất, các dây thần kinh chùm đuôi ngựa bị tổn thương và mất cân bằng. Kết quả là người bệnh mất cảm giác vùng chậu, bàng quang và đường ruột tê liệt. 

Nguyên nhân của hội chứng chùm đuôi ngựa

Nguyên nhân của hội chứng đuôi ngựa gồm những vấn đề sau:

  • Đĩa đệm vùng thắt lưng bị thoát vị: Tình trạng thoát vị đĩa đệm ở khu vực lưng dưới được xem như là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh chùm đuôi ngựa. Khi đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu, phân nhân bên trong có thể theo vết rách bao xơ tràn ra ngoài, đè nén lên các dây thần kinh dưới tủy sống. Tỷ lệ bệnh nhân thoát vị tiến triển sang hội chứng CES chiếm khoảng 2% đến 6%.
  • Hẹp ống sống vùng thắt lưng: Trong các đốt xương sống đều có một khoảng rỗng cho các dây thần kinh và tủy sống chạy qua được gọi là ống sống. Tình trạng hẹp ống sống khiến khoảng trống này bị thu nhỏ lại, có thể gây ra các áp lực lên chùm đuôi ngựa nằm dưới tủy sống. 
  • Tình trạng viêm nhiễm: Tình trạng viêm mô xương hoặc nhiễm trùng ống sống cũng có thể gây ra hội chứng đuôi ngựa. Khi các mô xương bị nhiễm trùng và sưng tấy, chúng có thể chèn ép lên các dây thần kinh lân cận, tạo điều kiện cho hội chứng đuôi ngựa phát triển. 
  • Các khối u cột sống: Các khối u có thể hình thành trên cột sống do bệnh ung thư di căn vào xương. Nếu không được phát hiện kịp thời, khối u phát triển lớn dần theo thời gian sẽ đè lên tủy sống cũng như các dây thần kinh xung quanh.
U cột sống có thể gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa
U cột sống có thể gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp, hội chứng đuôi ngựa CES cũng có khả năng là biến chứng của một số vấn đề khác. Ví dụ: Chấn thương cột sống thắt lưng do tai nạn xe, tại nạn lao động, di chứng sau phẫu thuật cột sống thắt lưng (đặc biệt là phẫu thuật thoát vị đĩa đệm), béo phì, làm việc nặng trong thời gian dài,…

Hội chứng chùm đuôi ngựa có những biểu hiện gì?

Người bệnh mắc hội chứng chùm đuôi ngựa thường gặp phải những triệu chứng sau:

  • Cảm giác ngứa ngáy, yếu sức và tê râm ran ở chân, bàn chân: Tình trạng này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai chân. Nó cũng được xem là triệu chứng điển hình của bệnh chùm đuôi ngựa. Hai chi dưới cảm thấy tê ngứa và yếu sức khiến người bệnh di chuyển khó khăn hơn.
  • Cảm giác khó chịu ở vùng yên ngựa: Vừng yên ngựa bao gồm bẹn, mông, bộ phận sinh dục và phái đùi trong. Khi mắc hội chứng đuôi ngựa, người bệnh thường cảm thấy tê như kiến bò và ngứa ran ngứa ran ở các khu vực kể trên.
  • Mất kiểm soát bàng quang và đường ruột: Triệu chứng này được coi là “báo động đỏ” đối với người bệnh. Rối loạn chức năng bàng quang và đường ruột bao gồm những biểu hiện như: Đại tiện và tiểu tiện không tự chủ, đi ngoài ra máu, dòng nước tiểu chảy yếu, không có cảm giác buồn tiểu,… 
  • Các cơn đau nhói, đau buốt như dao đâm ở lòng bàn chân: Triệu chứng này là kết quả của việc dây thần kinh tọa bị chèn ép. Cảm giác khó chịu sẽ càng gia tăng mỗi khi người bệnh bước đi.
  • Đau mỏi thắt lưng: Do hội chứng đuôi ngựa ảnh hưởng chủ yếu đến các dây thần kinh vùng lưng dưới nên người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau nhức khó chịu ở khu vực này. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị cứng khớp hoặc giảm khả năng vận động, nhất là khi xoay lưng hoặc cúi thấp.

Chẩn đoán hội chứng chùm đuôi ngựa

Việc chẩn đoán hội chứng đuôi ngựa thường gồm có hai bước quan trọng: Kiểm tra thể chất và kiểm tra chuyên sâu. Với kiểm tra thể chất, các bác sĩ đầu tiên sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, ví dụ như mức độ và vùng ảnh hưởng.

Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh lý này, bạn cũng nên cung cấp thông tin tới bác sĩ. Sau đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số động tác cơ bản như ngồi, đứng, đi bằng mũi và gót chân, co chân trong khi nằm,…

Việc chẩn đoán bệnh gồm nhiều thủ tục khác nhau
Việc chẩn đoán bệnh gồm nhiều thủ tục khác nhau

Để chắc chắn hơn về nhận định của mình, các bác sĩ có thể khuyến nghị bạn làm các kiểm tra hình ảnh bằng cộng hưởng từ MRI. MRI là một phương pháp chẩn đoán sử dụng sóng vô tuyến và sóng từ trường ghi lại hình ảnh ba chiều về cột sống.

Kết quả chụp MRI giúp các bác sĩ thấy rõ mức độ bị chèn ép của dây thần kinh cũng như tình trạng tổn thương của tủy sống. Bên cạnh MRI, chụp cắt lớp vi tính hoặc X-quang đặc biệt với bột nhuộm cũng có thể được cân nhắc thực hiện thêm.

THAM KHẢO:

Điều trị hội chứng đuôi ngựa như thế nào?

Điều trị hội chứng đuôi ngựa phụ thuộc vào mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số các biện pháp khắc phục thường được sử dụng:

Chữa trị hội chứng đuôi ngựa bằng Tây y

Tây y là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các trường hợp mắc phải hội chứng đuôi ngựa dù ở giai đoạn khởi phát hay phát triển đều được khuyên nên phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn những áp lực lên dây thần kinh. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể kê đơn một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng ở người bệnh.

Hỗ trợ điều trị với thuốc tân dược

  • Các thuốc chống viêm không chứa steroid: Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (ibuprofen, naproxen, acetaminophen,..) được dùng khá phổ biến trong việc cải thiện những triệu chứng đau nhức của hội chứng chùm đuôi ngựa. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên lạm dụng hay quá phụ thuộc vào chúng. Nếu mức độ đau nghiêm trọng hơn, bạn có thể được kê đơn corticosteroid giúp giảm viêm và sưng.
Thuốc giảm đau thường dùng trong điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa
Thuốc giảm đau thường dùng trong điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa
  • Các loại thuốc kiểm soát ruột và bàng quang: Đại tiện và tiểu tiện mất tự chủ là một trong những vấn đề rất hay gặp ở hội chứng đuôi ngựa. Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ thường thêm vào các loại thuốc kiểm soát ở phác đồ điều trị. Các loại thuốc oxybutynin, tolterodine hay hyoscyamine đều có khả năng làm rỗng bàng quang và ruột nhanh chóng.

Phẫu thuật điều trị hội chứng đuôi ngựa

Như đã nói ở trên, can thiệp ngoại khoa là phương pháp điều trị hội chứng đuôi ngựa hiệu quả nhất, đặc biệt là với các trường hợp có nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm. Phẫu thuật có thể giúp bạn tránh được nguy cơ tổn thương tủy sống vĩnh viễn, bại liệt và đại tiểu tiện không tự chủ. Loại hình phẫu thuật được áp dụng là phẫu thuật vùng lưng hoặc giải phẫu vị mô vùng thắt lưng.

Can thiệp ngoại khoa nên được thực hiện trong vòng 24 – 48 tiếng kể từ khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như đau dữ dội vùng thắt lưng, đột ngột mất cảm giác chi dưới và đi tiểu không tự chủ. Sau phẫu thuật, người bệnh nên sử dụng kèm thêm thuốc giảm đau theo toa, ví dụ như oxycodone.

Hỗ trợ cải thiện triệu chứng chùm đuôi ngựa với Đông y

Các bài thuốc Đông y không thể điều trị dứt điểm tình trạng rối loạn này mà chỉ có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như đau lưng và tê bì hai chi dưới. Dưới đây là một số bài thuốc thường được áp dụng:

  • Bài thuốc cải thiện chứng tiểu không thông: Các vị thuốc gồm có bạch linh, trạch tả, sơn phù, lộc giác, nhục quế, đan bì, dâm dương hoắc, xa tiền tử, hoài sơn, thục địa, ngưu tất, tiên mao, phụ tử và hồng sâm.
  • Bài thuốc cải thiện chứng đau nhức, tê buốt chi dưới: Các vị thuốc gồm có hải phong đằng, hoàng kỳ, khương hoạt, một dược, đương quy, độc hoạt, cam thảo, phòng phong, nhũ hương, tang chi và xuyên khung.

Cả hai bài thuốc trên đều được chế biến bằng cách đem sắc với nước lạnh trong 15 – 20 phút, chia làm hai lần uống trong ngày sau khi ăn.

Mẹo vặt tại gia hỗ trợ điều trị hội chứng đuôi ngựa

Người bệnh có thể làm giảm các cơn đau nhức khó chịu bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Ngâm chân trong nước ấm: Nước ấm là một phương pháp cải thiện tình trạng đau mỏi, tê râm ran ở hai chân và bàn chân rất hiệu quả. Bạn nên dùng nước ấm ở nhiệt độ 40 – 50 độ C, pha thêm một chút muối epsom rồi ngâm chân trong khoảng thời gian 5 – 10 phút. Thực hiện đều đặn 3 đến 4 lần một tuần để nâng cao tác dụng của phương pháp.
Ngâm chân giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả
Ngâm chân giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả
  • Massage với đệm gai: Dùng đệm gai massage lòng bàn chân có thể giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu, giảm đau và cải thiện chứng tê buốt hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp bạn hạn chế tình trạng mất cảm giác ở bàn chân. Thời gian cho một liệu trình massage thoát vị đĩa đệm nên kéo dài khoảng 15 – 20 phút hàng ngày.
  • Luyện tập yoga: Yoga là một bộ môn thể thao sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Bên cạnh tác dụng thư giãn và thả lỏng các cơ bắp căng cứng, yoga còn giúp người bệnh cải thiện chứng đau lưng, tê mỏi và gia tăng lưu thông khí huyết cho cơ thể. Bạn nên lựa chọn các động tác yoga tác động nhiều vào cột sống như tư thế con bò, tư thế em bé,….  
  • Chườm nóng lên vùng bị đau: Phương pháp chườm nóng có hiệu quả tương tự như phương pháp ngâm chân. Chườm nóng cũng thích hợp để áp dụng hàng ngày vì nó dễ chuẩn bị và không mất quá nhiều thời gian. Để gia tăng hiệu quả, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược thiên nhiên như lá ngải cứu, muối trắng, rượu cao độ, quế, gừng,…

Phòng tránh hội chứng chùm đuôi ngựa

Để phòng tránh hội chứng đuôi ngựa, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Đi khám định kỳ: Việc kiểm tra tổng quát cơ thể định kỳ giúp bạn phát hiện sớm những nguy cơ bệnh lý có thể ảnh hưởng đến cơ xương khớp, ví dụ như thoát vị hoặc hẹp ống sống. 
  • Tăng cường vận động thể chất: Rèn luyện sức khỏe thông qua các hoạt động thể chất đóng vai trò rất quan trọng. Chúng không chỉ giúp bạn thư giãn và giãn mềm cột sống sau những giờ làm việc vất vả mà còn nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp: Một số bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể được ngăn ngừa thông qua việc xây dựng một chế độ ăn cho người thoát vị phù hợp. Các chuyên gia khuyến khích bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường rau xanh đậm, nhóm động vật giáp xác, cá biển và sữa tươi.
  • Không sử dụng rượu bia và chất kích thích: Các thức uống có cồn và thuốc lá đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm, khiến chúng cứng hơn và dễ rạn nứt. Chính vì thế, để đảm bảo bản thân không gặp phải các vấn đề liên quan đến cột sống, bạn nên xây dựng một thói quen sống lành mạnh, không hút thuốc và lạm dụng rượu bia.

Bài viết trên đây hy vọng đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến chủ đề hội chứng chùm đuôi ngựa. Đây được xem là tình trạng y tế báo động đỏ, có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở thắt lưng hoặc hai chi dưới, bạn nên dành thời gian đi thăm khám tại bệnh viện sớm nhất.

XEM NGAY:

Cập nhật: 9:52 PM , 19/06/2023
Thuốc thoát vị đĩa đệm Nhật Bản

Thuốc Thoát Vị Đĩa Đệm – Top 10 Loại Tốt Nhất 2022

Thuốc thoát vị đĩa đệm nên sử dụng loại nào? Loại nào cho hiệu quả tốt nhất? Đây luôn là...
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Với tính...
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì?

Thoát Vị Đĩa Đệm Thể Trung Tâm – Bệnh Lý Xương Khớp Cần Chú Ý

Trong xã hội hiện nay, thoát vị đĩa đệm đã không còn là khái niệm xa lạ với chúng ta...
Lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất với tình trạng bệnh

Hẹp ống sống thắt lưng: Bệnh lý xương khớp nguy hiểm cần cảnh giác

Hẹp ống sống thắt lưng là bệnh lý về xương khớp đang dần phổ biến trong cuộc sống của chúng...
Cốt thoái vương

Cốt Thoái Vương Có Tốt Hay Không? Giá Bán Bao nhiêu?

Cốt Thoái Vương là sản phẩm chăm sóc sức khỏe được nhiều bệnh nhân tìm hiểu thời gian gần đây....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top