Sai lầm khi dùng thuốc chữa bệnh xương khớp

Đánh giá bài viết

Phần lớn các loại thuốc chữa bệnh xương khớp đều được bán rộng rãi và không cần kê đơn. Rất nhiều trong số đó chỉ mang lại tác dụng giảm đau theo các cơ chế khác nhau và khiến người bệnh gặp nhiều hệ lụy, biến chứng nguy hiểm nếu dùng không đúng cách. 

Hiện nay có khoảng hơn 100 bệnh cơ xương khớp có thể xảy ra ở các lứa tuổi như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương… Những bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Mặc dù hầu hết ai cũng ít nhiều gặp các vấn đề liên quan đến hệ xương khớp – vận động, tuy nhiên, người bệnh lại ngại đi khám ở các phòng khám chuyên khoa, bệnh viện uy tín mà chỉ tìm đến các phòng khám tư không uy tín, thầy lang hoặc tự mua thuốc giảm đau. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các bệnh lý xương khớp ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nặng.

Dưới đây là một số sai lầm khi dùng thuốc chữa bệnh xương khớp khiến người bệnh gặp phải các tác hại khôn lường:

1. Lạm dụng “thuốc tiên” / “thần dược”

“Thuốc tiên” hay “thần dược” là những từ chỉ các loại thuốc giảm đau Corticoid như medrol, dexamethason (người dân hay gọi là đề-xa), prednisolone…  Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh, giúp người bệnh dễ chịu thoải mái, hơn nữa lại rất dễ mua bán. Do vậy, nhiều người thường lạm dụng các loại thuốc tiên này khi bị đau nhức xương khớp.

Corticoid có thể mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng sai cách
Corticoid có thể mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng sai cách

Đây là một sai lầm rất nguy hiểm bởi bản thân corticoid có thể giúp giảm đau tạm thời nhưng lại để lại rất nhiều hậu quả đi kèm. Bệnh nhân lạm dụng corticoid trong một thời gian có thể bị viêm loét dạ dày, tích nước phù mặt, tích mỡ ở thận trên, xuất huyết dưới da, mọc lông tơ khắp mặt… Lâu ngày có thể dẫn tới suy teo tuyến thượng thận, suy giảm hệ miễn dịch, loãng xương, đái tháo đường, tăng huyết áp…

Bên cạnh đó, khi dùng các loại thuốc chữa bệnh xương khớp này, người bệnh dễ bị phụ thuộc, bị nghiện thuốc và không dứt ra được. Khi dùng những loại thuốc giảm đau khác, bệnh nhân sẽ cảm thấy không có hiệu quả. Do vậy, tình trạng lạm dụng thuốc này càng gia tăng.

2. Chỉ dùng một đơn thuốc chữa bệnh xương khớp duy nhất

Đây là sai lầm thường gặp ở những người bệnh ngại đi khám. Người bệnh thường cho rằng bệnh lý xương khớp của mình tái phát. Họ sẽ lấy lại đơn thuốc cũ ở những lần thăm khám trước để mua thuốc mới điều trị.

Theo các chuyên gia, các bệnh cơ xương khớp thường có khả năng tiến triển nặng hơn hoặc phức tạp hơn. Việc mua và sử dụng lại đơn thuốc của lần khám đầu tiên có thể không giúp bạn điều trị dứt điểm bệnh, thậm chí còn khiến bệnh nặng hơn. Nhiều người sử dụng lại đơn thuốc cũ có thể nhận thấy hiệu quả giảm đau, cải thiện triệu chứng không còn như lúc đầu. Lúc này, bạn nên đi khám để được đánh giá lại mức độ tiến triển của bệnh và điều trị hợp lý hơn.

3. Tự ý dừng điều trị khi bệnh thuyên giảm

Phần lớn những bệnh lý cơ xương khớp là bệnh mãn tính, cần duy trì điều trị. Việc dừng điều trị hoặc thay đổi điều trị cần dựa trên đánh giá của bác sĩ. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình giảm liều, dừng thuốc trong bao lâu hoặc đổi thuốc như thế nào. Trường hợp này gọi là dừng thuốc có kiểm soát.

Trong trường hợp bệnh nhân tự ý dừng điều trị khi bệnh thuyên giảm vì một nguyên nhân nào đó (như lo sợ tác dụng phụ của thuốc, quên thuốc…) đều có thể khiến bệnh tái phát nhanh hơn, nặng hơn hoặc dẫn tới những biến chứng không lường trước được.

4. Dùng đơn thuốc chữa bệnh xương khớp của người khác

Khi thấy một người có các triệu chứng bệnh giống mình và đã giảm sau khi dùng thuốc một đơn thuốc nào đó để điều trị, họ có thể mượn đơn thuốc của người đó và mua thuốc về uống. Đây là tâm lý của rất nhiều bệnh nhân vì ngại đi khám bệnh.

Người bệnh không nên dùng đơn thuốc chữa bệnh xương khớp của người khác để điều trị
Người bệnh không nên dùng đơn thuốc chữa bệnh xương khớp của người khác để điều trị

Điều này rất nguy hiểm vì rất nhiều bệnh lý cơ xương khớp có triệu chứng giống nhau. Cũng có những bệnh lý không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Chưa kể cơ địa và bệnh lý nền ở mỗi người là khác nhau. Khi đi khám bác sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể để kê đơn thuốc phù hợp. Vì vậy, đơn thuốc của người khác có thể không phù hợp với bạn. Vậy nên, nếu bạn sử dụng đơn thuốc chữa bệnh xương khớp của người khác không những không khỏi bệnh mà còn khiến bạn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

5. Dùng các bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng

Nhiều người đôi khi lo ngại tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài nên bắt đầu lựa chọn các bài thuốc dân gian được truyền miệng hoặc lan truyền trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rừng, việc sử dụng những bài thuốc này có thể gây ra một số hậu quả khôn lường. Nguyên nhân bởi chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cơ chế hay tác dụng điều trị của các bài thuốc chữa bệnh xương khớp này. Hơn nữa, bạn không thể biết rõ thành phần hoạt chất, dược tính, độc tính của các nguyên liệu này. Nếu chẳng may gặp tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn hay dị ứng, rất khó để xác định nguyên nhân để xử lý. Điều này có thể khiến bạn gặp nguy hiểm đến tính mạng.

6. Cứ đau khớp là tiêm

Có rất nhiều bệnh nhân cứ đau khớp là tiêm khớp. Các loại thuốc thường được sử dụng để tiêm vào khớp là Diprospan (betamethasone – corticoid) và hyalgan (Acid hyaluronic) với mục đích bổ sung chất nhầy và giảm đau. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp tiêm nội khớp không theo chỉ định của bác sĩ mà theo ý muốn của bệnh nhân. Điều này dẫn tới nhiều biến chứng, hệ lụy nguy hiểm.

Tiêm khớp không có chỉ định có thể khiến người bệnh dễ gặp biến chứng hơn
Tiêm khớp không có chỉ định có thể khiến người bệnh dễ gặp biến chứng hơn

Những nguy cơ có thể gặp khi tiêm nội khớp là:

  • Nhiễm khuẩn ổ khớp
  • Chảy máu nội khớp
  • Tăng nhanh quá trình thoái hóa, loãng xương

Hậu quả của các trường hợp này có thể dẫn tới hỏng khớp, khiến tổn thương nặng hơn, bệnh nhân cũng đau hơn. Các trường hợp nhiễm trùng tạo mủ ở khớp thường có tiên lượng nặng, khó điều trị. Chưa kể những trường hợp tiêm sai vị trí do kỹ thuật kém có thể làm tổn thương mạch máu và thần kinh lân cận.

Lời khuyên của bác sĩ

Khi một bệnh nhân có biểu hiện sưng đau khớp, xương hoặc có dấu hiệu tổn thương xương, khớp, dây chằng, việc đầu tiên cần làm là đến các cơ sở y tế uy tín, gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xét nghiệm, chụp chiếu tìm nguyên nhân gây bệnh. Chỉ khi xác định được nguyên nhân và điều trị đúng phác đồ, bệnh mới thuyên giảm hoặc dứt điểm hoàn toàn.

Hiện nay có rất nhiều phác đồ điều trị bệnh lý xương khớp hiệu quả, phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Tại bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, chúng tôi đang áp dụng phương pháp ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG để điều trị bệnh lý xương khớp với mức độ từ nhẹ đến nặng. Phương pháp này ứng dụng tính khoa học của các xét nghiệm, cận lâm sàng trong việc chẩn đoán nguyên nhân. Qua đó, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá mức độ bệnh để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp bằng các phương pháp: Dùng thuốc chữa bệnh xương khớp, xoa bóp, bấm huyệt, nắn chỉnh cột sống, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng…

Các phương pháp điều trị tại bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp tác dụng phụ do dùng thuốc Tây y mà vẫn đáp ứng được tính hiệu quả, lâu dài. Với những bệnh lý cấp tính, các liệu pháp điều trị bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu giúp giảm đau nhanh, không tích lũy độc tố và tăng tỷ lệ khỏi dứt điểm.

Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 trực thuộc CTCP bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102, là đơn vị đi đầu trong điều trị bằng YHCT kết hợp y học hiện đại. Bệnh viện quy tụ hàng trăm bác sĩ, chuyên gia xương khớp và chuyên gia trị liệu hàng đầu cả nước, nhằm mang lại hiệu quả điều trị an toàn và tốt nhất cho người bệnh.

Để được tư vấn chi tiết về các phương pháp điều trị bệnh lý xương khớp an toàn, hiệu quả tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Email: lienhe@benhvienxuongkhop102.org 

Facebook: https://fb.com/benhvienxuongkhop102

Hotline: 0888 598 102

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 17h30

Cập nhật: 5:36 PM , 19/06/2023
Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị đau đầu gối

Đau đầu gối nhưng không sưng là bệnh gì?

Phần lớn các trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng là do các vấn đề về lão hóa, chấn...
Hướng dẫn đặt lịch khám

Hướng dẫn đặt lịch khám

Để đảm bảo Quý khách được đón tiếp và phục vụ tốt nhất, Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân...
Chỉ xoa dầu, cao nóng trong các trường hợp đau mãn tính

Đau cổ, cứng cổ, tê tay, yếu tay là dấu hiệu bệnh gì?

Các triệu chứng đau cổ, cứng cổ, tê tay, yếu tay có thể là dấu hiệu của các bệnh lý...
Đau cổ tay, tê bì bàn tay do Hội chứng ống cổ tay

Đau cổ tay, mỏi, tê bì bàn tay là triệu chứng bệnh gì?

Đau cổ tay, mỏi, tê bì bàn tay có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp mãn...
Đau nhức xương khớp là triệu chứng của bệnh gì?

Đau Nhức Xương Khớp Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?

Đau nhức xương khớp thường bị hiểu lầm là bệnh đau xương khớp. Tuy nhiên, đây chỉ là một triệu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top