Khô khớp Ăn Gì? Những Điều Phải Biết Khi Trị Khô Khớp (Chi Tiết)
Trong quá trình điều trị khô khớp, chế độ tập luyện và dinh dưỡng là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Vậy, khô khớp ăn gì? Cần áp dụng chế độ dinh dưỡng như thế nào là tốt cho bệnh nhân? Cùng đi tìm lời giải đáp về chế độ dinh dưỡng cho người khô khớp qua bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người khô khớp
Nguyên nhân gây tình trạng khô khớp do một số yếu tố như: lười vận động, sai tư thế, thừa cân, tác dụng phụ của thuốc Tây,… Đặc biệt, khô khớp cổ chân còn là bệnh thường gặp ở phụ nữ khi thường xuyên phải mang giày cao gót.
Trong đó, một chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các dưỡng chất tốt cho xương khớp cũng là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về xương khớp, bao gồm cả khô khớp.
Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp như: canxi, collagen, vitamin, sắt,… giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo chất nhờn, hạn chế những cơn đau nhức do khô khớp. Đồng thời, đây cũng là cách hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị đối với bệnh nhân bị khô khớp.
Ngược lại, một chế độ ăn uống không khoa học không những gây cản trở cho quá trình hồi phục. Mà việc ăn uống không kiểm soát còn làm tăng trọng lượng cơ thể, gây sức ép lên các khớp xương. Do đó, bệnh nhân cần phải nắm được khô xương khớp nên ăn gì.
ĐỌC NGAY:
Khô khớp ăn gì? TOP thực phẩm tốt cho sức khỏe
Xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh, người bị khô khớp cần bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng tiết dịch ở các khớp, thúc đẩy quá trình phục hồi sụn khớp và chống viêm các khớp. Vậy, bị khô khớp ăn gì?
Nhóm thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3
Theo một kết quả nghiên cứu, việc bổ sung omega 3 vào cơ thể đều đặn mỗi tuần làm giảm 29% nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, cột sống, viêm đau,…
Đối với xương khớp, omega 3 đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm triệu chứng cứng khớp, khô khớp, cải thiện chức năng vận động, hạn chế viêm xương khớp,…
Bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm chứa Omega 3 như:
- Cá nước mặn: Cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá hồi, cá trích,…là thực phẩm chứa nhiều omega 3 – dạng chất béo không no có trong cá biển hạn chế tối đa tình trạng cứng và khô khớp, chống viêm và ngăn ngừa thoái hóa xương khớp.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Chứa lượng lớn hàm lượng canxi dễ hấp thu.
- Ngũ cốc: Có tác dụng tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, ức chế quá trình oxy hóa, kháng viêm khớp. Đặc biệt, ngũ cốc yến mạch còn có khả năng kích thích tế bào sụn khớp sản sinh chất nhờn chống khô khớp.
Nhóm thực phẩm tăng tiết dịch khớp
Nhóm thực phẩm có chức năng tăng tiết dịch khớp là những thực phẩm chứa protein, vitamin và khoáng chất lành mạnh nhưng lại không chứa chất béo, axit,… những chất gây hại cho xương khớp mới đạt hiệu quả tốt.
Tham khảo một số thực phẩm như:
- Cà chua: Chứa lượng lớn collagen, vitamin và lycopene – chất chống oxy hóa. Đồng thời, trong cà chua còn có chất tương tự với aspirin giúp chống viêm khớp, khô khớp vô cùng hiệu quả.
- Rau mồng tơi: Là thực phẩm chứa chất nhờn tự nhiên tham gia vào quá trình bổ sung chất nhờn cho khớp.
- Đậu bắp: Tương tự rau mồng tơi, trong đậu bắp cũng chứa dịch nhờn tự nhiên lành tính giúp tăng cường dịch khớp.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm tốt cho việc chữa khô khớp và bệnh xương khớp khác:
- Các loại rau xanh đậm màu như: Cải thìa, cải xoăn, súp lơ xanh,… là các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, K, collagen. Đây cũng là thực phẩm xuất hiện nhiều trên bàn ăn của người bị khô khớp.
- Trái cây: Gồm quả bơ, cam, đu đủ, chuối,… Trong đó, quả bơ rất giàu vitamin E, axit béo omega 3,… cùng tham gia vào quá trình tái tạo dịch nhầy cho khớp sụn.
- Các loại thịt cá và nước hầm xương ống: Chứa các chất tự nhiên cấu tạo nên sụn, gồm: chondroitin, canxi, glucosamin,…
Khô khớp kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc chú trọng khô khớp ăn gì tốt, bệnh nhân cũng nên cẩn trọng với những thực phẩm gây cản trở quá trình sản sinh chất nhầy khớp. Dưới đây là những thực phẩm người khô khớp không nên ăn:
Thực phẩm lên men
Dưa muối, cà muối, hành muối, kim chi, củ cải ngâm,… là những món ăn người bị xương khớp, khô khớp phải kiêng trong thời gian bị bệnh. Bởi đây là những thực phẩm chứa lượng axit và muối rất cao, khiến cho khớp bị mất nước. Điều này khiến dịch khớp kém sản sinh và quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ
Thông thường, người béo phì, thừa cân có tỉ lệ mắc bệnh khô khớp cao hơn người bình thường. Những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và các thức ăn nhanh, chế biến sẵn sẽ khiến người bệnh tăng cân, cản trở quá trình trao đổi chất và các dinh dưỡng có lợi cho xương khớp, gây gánh nặng lên chúng.
Bệnh nhân nên tránh ăn một số thực phẩm như: Đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ nướng, chiên, xào,…
Sử dụng bia, rượu, cafe và các chất kích thích
Đối với cấu trúc xương, đồ uống có cồn và chất kích thích tác động trực tiếp gây ức chế quá trình tái tạo và phục hồi sụn khớp, lâu dần sẽ phá hủy cấu trúc xương. Đặc biệt, trong quá trình điều trị, bệnh nhân tuyệt đối kiêng những thực phẩm này.
Nội tạng động vật
Lòng, dồi, tiết canh,…chứa một hàm lượng lớn cholesterol và chất độc tiềm ẩn khác. Bản thân chúng đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là tác động xấu đến quá trình phục hồi của xương khớp.
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người khô khớp
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm chữa khô khớp là điều qua trọng trong quá trình điều trị khô khớp. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Uống đủ nước mỗi ngày tương đương 2 – 3 lít nước
Nước đóng vai trò như một chất cân bằng điện giải và giảm mệt mỏi. Đối với người bị bệnh về khớp, nước còn cải thiện đáng kể tình trạng khô khớp và tăng sản sinh chất nhờn, giúp xương khớp cử động một cách trơn tru và dễ dàng, tránh sưng viêm và đau nhức các khớp.
Bên cạnh đó, thói quen uống nước còn giúp cơ thể được bổ sung các nguyên tố giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và ổn định cấu trúc xương như: canxi, magie, natri, kali,…
Mỗi ngày, bạn nên uống từ 8 – 12 cốc, chia nhỏ ra từng thời điểm trong ngày để quá trình hấp thu nước trong cơ thể hiệu quả hơn. Thói quen này sẽ giúp mô sụn dẻo dai, đàn hồi và làm chậm quá trình lão hóa.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân đối
Việc đa dạng các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn sẽ khiến bệnh nhân thích thú, ăn ngon miệng hơn. Thay vì phải phụ thuộc, ăn đi ăn lại một vài loại thực phẩm cố định.
Bệnh nhân cũng không nhất thiết phải kiêng khem quá mức. Thay vào đó, nên điều chỉnh lượng thực phẩm và loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn sao cho cơ thể vừa nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng. Cùng với đó, bệnh nhân có thể kiểm soát cân nặng của mình thông qua từng bữa ăn.
Chế độ tập luyện đều đặn và đúng cách
Để các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể hấp thu tốt hơn, bệnh nhân khô khớp cần vận động và tập thể dục đúng cách. Hoạt động thể chất một cách khoa học sẽ làm tăng khả năng hấp thu canxi, mô xương bị hại từ đó được tái tạo và phục hồi nhanh chóng hơn.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp là lời khuyên hữu ích dành cho bệnh nhân bị khô khớp. Bạn cũng nên từ bỏ thói quen xấu như: sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, thức khuya,… Đây là những thói quen khiến chứng khô khớp trầm trọng hơn, đẩy nhanh quá trình thoái hóa,…
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc khô khớp ăn gì, kiêng gì và cần lưu ý những gì trong chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh liệu pháp điều trị khô khớp thì một chế độ dinh dưỡng kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học có thể giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể chức năng vận động cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khô khớp và các bệnh lý về xương khớp.
XEM NGAY:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!