Khô Khớp Tay Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Biểu hiện ban đầu của khô khớp tay là những tiếng kêu răng rắc tại các khớp, tưởng chừng là vô hại. Nhưng nó kèm theo hiện tượng đau nhức là báo hiệu xương khớp đang bị tổn thương. Vậy, khô khớp tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh bệnh khô khớp tay thế nào?
Khô khớp tay là gì? Nguyên nhân gây khô khớp tay
Tay có cấu tạo bởi ba phần là xương cánh tay, cẳng tay và bàn tay. Khớp tay là một trong những khớp phức tạp nhất trên cơ thể. Bao gồm:
- Khớp khuỷu tay: Phần nối liền giữa xương cánh tay và cẳng tay. Có cấu trúc đặc biệt với ba xương tham gia cử động là xương quay, xương trụ và xương cánh tay.
- Khớp cổ tay: Nằm giữa cẳng tay và bàn tay.
- Khớp bàn tay: Phần nối tiền giữa các đốt ngón tay
Khô khớp tay là tình trạng các sụn khớp ở bộ phận tay suy giảm tiết nhờn, lớp sụn bị bào mòn dần, khó có thể tái tạo trở lại khiến xương tay không còn lớp màng bảo vệ.
Căn bệnh này thường khởi phát từ những tiếng răng rắc, lục khục khi cử động khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, đó có thể là báo hiệu cho một cơ thể đang bị mắc bệnh lý về xương khớp.
Từ cấu tạo đặc biệt của tay, bệnh khô khớp tay được chia làm ba dạng là: khô khớp khuỷu tay, khô khớp ngón tay và khô khớp cổ tay. Có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến bệnh khô khớp tay như sau:
Khô khớp tay nguyên phát
Khô khớp nói chung và khô khớp tay nói riêng là dạng bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do lão hóa. Khi người qua tuổi già, các sụn khớp dần bị thoái hóa, bào mòn và khó phục hồi.
Lớp sụn dần yếu đi, không còn thực hiện tốt chức năng bảo vệ đầu xương, khiến các khớp xương cọ sát trực tiếp vào nhau gây nên hiện tượng khô khớp.
Khô khớp tay thứ phát
Khác với khô khớp tay nguyên phát, dạng thứ phát do nhiều nguyên nhân chủ quan từ người bệnh, có thể kể đến như:
- Chấn thương vùng tay: Các chấn thương như gãy xương, trật khớp, bong gân, chấn thương cơ và các tổn thương khớp tay khác là nguyên nhân tác động đến hoạt động của sụn khớp. Sau khi chấn thương, các khớp chuyển động khó khăn hơn, gây sức ép lên bề mặt sụn khớp.
- Vận động hoặc chơi thể thao quá mạnh: Sai kỹ thuật, sai tư thế ảnh hưởng đến các khớp tay.
- Vận động nhiều: Người thực hiện các công việc yêu cầu khớp tay phải vận động nhiều, lặp đi lặp lại thời gian dài một động tác tay như thợ sửa ống nước, thợ mộc, thợ may,…
- Các bệnh lý làm ảnh hưởng đến khuỷu tay, ngón tay, cổ tay: Nhiễm khuẩn các khớp, hội chứng ống cổ tay, bệnh gout,…
- Các bệnh lý khác: Bệnh viêm khớp, bệnh thống phong,…
- Yếu tố khác: Căng thẳng kéo dài, lối sinh hoạt không khoa học, chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp,…
Hơn thế, theo một nghiên cứu về xương khớp cho thấy, phụ nữ có nguy cơ bị khô khớp tay cao hơn nam giới từ 1,5 – 2 lần. Nguyên nhân là do tổ độ thoái hóa xương khớp ở nữ giới nhanh hơn đàn ông.
Trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ, cơ thể người bị thiếu hụt canxi khiến các sụn khớp bị suy yếu, bào mòn. Đặc biệt, từ sau thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, nội tiết tố estrogen giảm mạnh, kéo theo sự sụt giảm lượng xương từ 1-5% mỗi năm.
Triệu chứng bệnh khô khớp tay
Khô khớp ngón tay, khô khớp khuỷu tay hay khô khớp cổ tay có diễn biến từ từ, tăng dần mức độ khiến người bệnh chủ quan, không kịp thời phát hiện và điều trị.
Ban đầu, khô khớp tay biểu hiện bằng những cơn đau nhẹ khi co duỗi tay, cầm nắm, dang tay,… Kèm theo đó là tiếng kêu bất thường ở các khớp. Dần dần, những cơn đau thoáng quá này sẽ xuất hiện với tần suất nhiều và trầm trọng hơn. Khiến bạn phải nắm bóp tay hoặc dừng lại một lúc mới có thể tiếp tục vận động.
Thời gian sau đó, khô khớp sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng hiện tượng sưng, nóng, đỏ và đau tại khớp bị tổn thương. Bệnh nhân cũng có thể bị sốt nhẹ. Nếu không được chữa trị kịp thời, nó sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm hơn về xương khớp như: thoái hóa khớp tay, sưng viêm khớp tay,…
Cách điều trị bệnh khô khớp tay an toàn, hiệu quả
Thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp tay, tăng tiết dịch và giảm đau là mục đích chung của các phương pháp điều trị khô khớp. Hiện nay, có ba phương pháp điều trị khô khớp tay chủ yếu bạn có thể tham khảo như sau:
Dùng thuốc Tây y trị khô khớp
Tùy từng trường hợp, mức độ và vị trí khô khớp tay thì bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Theo đó, có ba nhóm thuốc điều trị khô khớp cơ bản:
- Thuốc chống viêm nhẹ: Ibuprofen hoặc Aspirin
- Thuốc chứa thành phần Corticoid: Kháng viêm mạnh như Methylprednisolon và Prednisolon. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định tiêm để kháng viêm và giảm đau tạm thời.
- Thuốc điều trị cơ bản: Dùng liều thấp, thời gian điều trị dài ngày như Cyclophosphamin, Chloroquin, Methotrexate,… cùng một số thuốc giảm đau được chỉ định kèm.
- Thuốc tiêm Platelet Rich Plasma: Kích thích tái tạo các sụn khớp và phần mô bị tổn thương, giúp chúng hồi phục nhanh chóng hơn. Đồng thời, nó còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ vận động các khớp tay hiệu quả.
Tuy nhiên phương pháp điều trị bằng Tây y cũng gây một vài tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc và lạm dụng thuốc.
XEM THÊM: Bị khô khớp gối nên uống thuốc gì, uống như thế nào đúng cách?
Chữa khô khớp tay bằng Đông y
Thuốc Đông y được dùng nhiều trong điều trị bệnh lý khô khớp. Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng nhất được nhiều người tin tưởng, lựa chọn:
Bài thuốc số 1: Độc hoạt tang ký sinh
Bài thuốc dùng cho thể phong thấp hàn với các triệu chứng như khớp tay sưng đỏ, đau nhói và đau nhức về đêm.
Các vị thuốc: Độc hoạt 8g, Tang ký sinh 12g, Đương quy 12g, Tần giao 12g, Phòng phong 8g, Sinh địa 12g, Bạch thược 12g, Đỗ trọng 12g, Tế tân 4g, Xuyên khung 6g, Ngưu tất 6g, Nhục quế 4g, Phục linh 12g, Cam thảo 4g, Nhân sâm 4g.
Cách sử dụng: Cho các vị thuốc vào nồi, sắc với 1 lít nước cho đến khi còn khoảng 350ml thì tắt bếp. Mỗi thang uống 1 ngày, chia làm 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc số 2: Bạch hổ quế chi thang
Bài thuốc dùng cho thể phong thấp nhiệt, các triệu chứng là nhức mỏi xương khớp tay, sưng đau và sốt cao.
Các vị thuốc: Ngạch mễ 12g, Thương truật 8g, Kim ngân 20g, Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g, Hạch cao 40g, Quế chi 6g, Phòng kỷ 12g, Tang chi 12g.
Cách sử dụng: Cho thuốc vào sắc với 1 lít nước lạnh cho trong 30 – 45 phút. Khi thấy còn khoảng 350ml nước trong nồi thì tắt bếp. Dùng để uống 3 lần mỗi ngày.
Chữa khô khớp tay bằng mẹo dân gian
Chữa khô khớp tay bằng mẹo dân gian được biết đến là phương pháp lành tính, giúp giảm tình trạng đau nhức các khớp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải kiên trì thực hiện một thời gian mới thấy được hiệu quả rõ rệt.
Chữa khô khớp tay với muối và ngải cứu
Ngải cứu là nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm, lại có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh lý về xương khớp. Để chữa khô khớp bằng ngải cứu, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc dưới đây:
Cách làm:
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu (cả thân), lá không quá non cũng không quá già.
- Thái nhỏ ngải cứu, phơi khô trong bóng mát khoảng vài tiếng cho đến khi hơi héo.
- Cho phần ngải cứu đã phơi vào chảo nóng, cho một nắm muối hột vào sao vàng cho đến khi hỗn hợp nóng lên thì dừng tay.
- Bọc muối và ngải cứu vào chiếc khăn mỏng rồi chườm lên vùng khớp tay bị khô khớp và đau.
- Thấy hỗn hợp nguội, bạn có thể đem sao tiếp cho nóng rồi chườm. Kiên trì chườm vùng khô khớp 1-2 lần mỗi ngày bạn sẽ thấy phát huy hiệu quả rõ rệt.
Chữa khô khớp tay bằng gừng tươi
Gừng tươi là nguyên liệu quen thuộc dùng để chữa các bệnh về xương khớp, giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một vài củ gừng tươi, rửa sạch và để ráo nước.
- Củ gừng đem đập dập rồi bỏ vào nồi, nấu cùng với một ít muối hạt và 500ml nước cho đến khi sôi.
- Đợi nước ấm một chút, cho tay vào ngâm khoảng 15 – 20 phút bạn sẽ thấy cơn đau ở khớp tay thuyên giảm phần nào.
Phòng ngừa và hạn chế bệnh khô khớp tay
Tay là bộ phận vận động khá thường xuyên và linh hoạt. Do đó, bạn nên biết cách phòng ngừa và hạn chế bệnh bằng những cách như sau:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với xương khớp nói chung hay điều trị khô khớp gối, khô khớp háng,… Do đó, bạn cần bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm có chứa dưỡng chất tốt cho xương như: canxi, vitamin D, collage, omega3,…
Trong đó, có một số thực phẩm đặc biệt tốt cho quá trình tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, cung cấp dịch nhờn tự nhiên cho cơ thể như: rau mồng tơi, đậu bắp, súp lơ, quả bơ, cá biển, sữa, chuối,…
Các bài tập tại nhà cho tay
Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng cho tay mỗi ngày như tập yoga, tập thể dục nhịp điệu hoặc bơi lội để tăng vận động khớp tay là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, không tham gia vào các bộ môn thể thao yêu cầu vận động tay quá mạnh như: đánh tennis, đánh cầu lông, bóng rổ,…
Uống đủ nước và các loại thực phẩm chức năng bổ khớp
Nước cung cấp chất nhờn tự nhiên tuyệt vời cho sụn khớp nhưng ít ai biết đến. Uống đủ nước mỗi ngày giúp các sụn khớp tăng độ đàn hồi và bôi trơn hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tham khảo một số thực phẩm chức năng tốt cho sụn khớp, ví dụ như các sản phẩm chứa chất peptan, glucosamine sulphate tinh thể,…
Tóm lại, bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ cho quý độc giả các thông tin liên quan đến bệnh khô khớp tay. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa này.
ĐỌC NGAY:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!