Phòng Bệnh Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả Nhờ 10 Biện Pháp Này

5/5 - (6 bình chọn)

Không khó hiểu khi mà vấn đề phòng bệnh thoái hóa khớp được rất nhiều người quan tâm. Bởi “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn được đề cao và đặt lên hàng đầu trong y học. Điều này hỗ trợ người bệnh bảo vệ sức khỏe, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. Bài viết này sẽ tổng hợp 10 cách phòng tránh thoái hóa khớp hiệu quả dựa trên những nguyên nhân gây bệnh dưới đây. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này qua thông tin sau đây.

Phòng bệnh thoái hóa khớp bằng cách kiểm soát tốt cân nặng

Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp. Theo những số liệu thống kê, người bị bệnh béo phì có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao gấp 4 – 5 lần so với người bình thường.

Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp rất cao
Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp rất cao

Nguyên nhân của vấn đề này là do khi bị thừa cân, sức nặng cơ thể tạo sức ép lên vùng xương khớp. Nếu chịu áp lực trong thời gian dài, khớp sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra tình trạng thoái hóa. Ngoài ra, một hệ quả đi kèm khi bị béo phì đó chính là bệnh tiểu đường, mỡ máu. Khi đó, tình trạng viêm khớp cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, hãy xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Điều này đảm bảo duy trì mức cân nặng cho phép và phòng bệnh thoái hóa khớp hiệu quả, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Hạn chế tối đa các chấn thương

Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra thoái hóa khớp là tình trạng chấn thương. Tuy đây là điều không mong muốn, thường xảy ra ngẫu nhiên nhưng nếu đề cao cảnh giác vẫn có thể hạn chế được.

Bạn có thể giảm chấn thương bằng cách chú ý thực hiện động tác đúng kỹ thuật khi thực hiện tập thể dục. Hãy tránh gập đầu gối quá 90 độ, luôn giữ bàn chân phẳng, khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, mang giày phù hợp… Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ phần khớp để đề phòng sự cố không may xảy ra.

Bên cạnh đó, hãy lựa chọn bề mặt tập luyện bằng phẳng, ví dụ như sân cỏ mềm. Trong quá trình làm việc, sinh hoạt cần chú ý về độ an toàn. Nếu bị chấn thương, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến sang thoái hóa. Việc điều trị bệnh thoái hóa khớp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Tránh làm việc quá sức và mang vác vật nặng

Một trong những điều kiêng kỵ với người bị bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng là làm việc quá sức, mang vác vật nặng trong thời gian kéo dài. Bởi vì điều này gây áp lực lớn khiến các ổ khớp bị tổn thương, sụn nhanh chóng bị bào mòn. Bạn nên dùng những khớp có khả năng chịu lực tốt như khớp vai, gối… để mang vác khi cần thiết.

Không giữ nguyên tư thế quá lâu – Cách phòng bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Việc ngồi, nằm hoặc đứng quá lâu khiến máu không lưu thông và gây cứng khớp. Do đó, những người có công việc đặc thù như dân văn phòng sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao. Do đó, sau 1 – 2 giờ làm việc, hãy giải lao, đứng dậy vận động để thay đổi tư thế.

Nghỉ ngơi hợp lý

Tất cả mọi cơ quan, bao gồm cả khớp đều cần phải nghỉ ngơi. Điều này giúp phục hồi sức khỏe, tái tạo năng lượng cho khớp. Đây cũng là một cách phòng bệnh thoái hóa khớp mà bất cứ ai cũng nên thực hiện.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý sau khi hoạt động giúp xương khớp hoạt động tốt hơn
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý sau khi hoạt động giúp xương khớp hoạt động tốt hơn

Sau thời gian làm việc, tập luyện và chơi thể thao, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Khi có dấu hiệu tổn thương khớp, bạn cần tránh hoạt động trong vòng 12-24 giờ để làm giảm nguy cơ thoái hóa.

Một số tư thế gây thoái hóa khớp cần hạn chế

Để phòng bệnh thoái hóa khớp, khi làm việc, hoạt động hay nghỉ ngơi, bạn cũng cần chú ý tránh một số tư thế xấu. Chú ý giữ cơ thể ở tư thế thẳng, những tư thế cân bằng và giảm tối đa áp lực lên khớp. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp cân bằng lực dây chằng, cơ bắp, giảm đè ép lên mặt sụn khớp.

Thường xuyên tập thể dục và hoạt động thể thao

Thể dục, thể thao luôn được khuyến khích bởi nó nâng cao sức khỏe, tinh thần thoải mái, khí huyết lưu thông. Bên cạnh đó còn giúp xương khớp linh hoạt, dẻo dai hơn. Mỗi người nên dành 20 – 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, chơi thể thao.

Bạn nên lựa chọn những bài tập, môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, yoga, đi bộ… Chú ý không thực hiện quá sức. Nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, cơ khớp bị đau thì cần giảm cường độ và nghỉ ngơi nhiều hơn. Đặc biệt, tuyệt đối không được bỏ qua bước khởi động. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để tránh rủi ro chấn thương. Hãy bắt đầu thật chậm, nhẹ nhàng rồi từ từ tăng dần cường độ lên.

XEM THÊM:

Chế độ ăn uống hợp lý

Dù chế độ ăn uống không thể ngăn ngừa được bệnh thoái hóa khớp nhưng nó cũng có những ảnh hưởng nhất định. Chú ý cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết đồng thời hạn chế chất độc hại. Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ thấp hơn rất nhiều.

Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp và có tác dụng tái tạo sụn khớp như:

  • Vitamin C: theo nghiên cứu, nếu cung cấp đủ 120 – 200 mg vitamin C có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp xuống 3 lần. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, ớt chuông, cà chua….
  • Vitamin D: có tác dụng ngăn ngừa tổn thương sụn khớp. Bạn có thể hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời hoặc ăn nhiều cá hồi, cá thu, trứng, ngũ cốc…
  • Vitamin K: bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau bina, cải xanh, diếp cá… vào bữa ăn hàng ngày.
  • Vitamin E: nên thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành… và các loại hạt để bổ sung vitamin E cho cơ thể.
  • Beta Carotene: để phòng bệnh thoái hóa khớp, bạn cần thêm các thực phẩm chứa beta carotene như cà chua, dưa lưới, củ cải…
  • Omega – 3: có tác dụng ngăn chặn tổn thương sụn và xương khớp. Hãy thêm cá hồi, cá thu, cá cơm… vào bữa ăn hàng ngày.
  • Curcumin: hoạt chất này có nhiều trong nghệ giúp cải thiện chức năng khớp rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, đừng quên loại bỏ một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe cũng như hoạt động của xương khớp như sau:

  • Thực phẩm nhiều đường: như bánh quy, kẹo… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, cũng như khiến khớp xương suy yếu. Bạn có thể thay thế bằng thực phẩm có vị ngọt tự nhiên để đảm bảo sức khỏe.
  • Ăn mặn: nấu ăn quá mặn, ăn nhiều đồ muối chua… gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp.
  • Đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ: có thể gây ra béo phì và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nó còn làm tăng lượng cholesterol. Đây là chất bào mòn mô cử động ở xương khớp.
  • Đồ ăn đóng hộp: chứa nhiều chất bảo quản, ảnh hưởng đến sức khỏe và phần nào tác động đến xương khớp
  • Thuốc lá và bia rượu: bất cứ ai cũng nên hạn chế bởi nó gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng sụn khớp

Ngoài những cách phòng bệnh thoái hóa khớp trên, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm có tác dụng tăng cường chức năng sụn khớp. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin cũng như phản hồi của khách hàng. Sau đó mới lựa chọn địa chỉ uy tín để mua, tránh “tiền mất, tật mang”.

Bạn có thể phòng bệnh thoái hóa khớp bằng cách dùng các thực phẩm chức năng tốt cho sụn, xương khớp
Bạn có thể phòng bệnh thoái hóa khớp bằng cách dùng các thực phẩm chức năng tốt cho sụn, xương khớp

Thăm khám định kỳ

Một trong những biện pháp phòng bệnh thoái hóa khớp nhất định không được bỏ qua là thăm khám định kỳ. Bác sĩ sẽ theo dõi tình hình sức khỏe xương khớp. Từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất đối với từng trường hợp. Bạn nên duy trì thăm khám 1 – 2 lần/năm.

Trên đây là top 10 biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp hiệu quả nhất. Bạn nên tham khảo và áp dụng ngay vào thực tế cuộc sống. Những biện pháp trên không chỉ bảo vệ xương khớp và còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

TÌM HIỂU THÔNG TIN:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

8 Bài Tập Yoga Cho Người Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Cao Nhất

Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối sẽ mang đến hiệu quả giảm đau và vận động rõ...
Thoái hóa khớp gối là gì? Cách nhận biết và điều trị

Thoái hóa khớp gối là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và làm ảnh hưởng đến cuộc sống,...
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì? - Lời khuyên từ chuyên gi

Thoái Hóa Khớp Gối Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? – Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Nhiều nghiên cứu...
Điều trị thoái hóa khớp tại Bệnh viện Xương khớp Quân dân 102

Giải Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Tại Bệnh Viện Xương Khớp Quân Dân 102

Bằng sự kết hợp giữa các vị thuốc nam dược dựa trên nguyên tắc điều trị của y học cổ...
Diện chẩn chữa đau khớp gối là gì và có hiệu quả không?

Diện Chẩn Chữa Đau Khớp Gối Là Gì Và Có Hiệu Quả Không?

Diện chẩn chữa đau khớp gối đã được sử dụng lâu đời nhưng không phải ai cũng biết. Vậy, phương...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top