Mổ Gai Cột Sống Và Những Thông Tin Bạn Nên Biết
Mổ gai cột sống là can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng thuốc. Phương pháp này loại bỏ phần xương gai cột sống, hỗ trợ phục hồi các chức năng đã bị tổn thương. Tuy vậy phương pháp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy nên hay không nên thực hiện phương pháp này?
Nên hay không nên mổ gai cột sống? Có nguy hiểm không?
Bệnh gai cột sống có số lượng bệnh nhân tăng lên đáng kể gần đây. Đây là bệnh lý xương khớp mãn tính và thường xảy ra nhiều nhất ở người cao tuổi. Nguyên nhân gây bệnh do canxi tích tụ quá nhiều dưới cột sống dẫn tới hình thành nhiều gai xương.
Khi khởi phát căn bệnh không có hiện tượng đau nhức dữ dội và thường chỉ phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn nặng. Ở giai đoạn sau bệnh nhân sẽ bị các xương gai chèn ép lên đốt sống.
Các mô xung quanh cột sống và đĩa đệm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây ra hiện tượng đau nhức dữ dội cho bệnh nhân. Việc điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị căn bệnh gai cột sống này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc tây và các bài vật lý trị liệu. Triệu chứng đau nhức xuất hiện nhiều hơn thì bệnh nhân sẽ phải thực hiện phẫu thuật. Phương pháp giúp ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra cho bệnh nhân.
Việc chỉ định mổ gai cột sống chỉ được thực hiện khi đã được thăm khám và cân nhắc kỹ. Đối tượng chỉ định phương pháp này thường bao gồm:
- Bệnh nhân không đáp ứng việc điều trị bằng thuốc, sử dụng vật lý trị liệu không hiệu quả trong khoảng thời gian nửa năm.
- Kết quả chẩn đoán bằng hình ảnh cho thấy gai xương có kích thước lớn. Phần gai xương này có thể chèn ép tới các bộ phận xung quanh dẫn tới tình trạng đau nhức và sưng viêm.
- Bệnh nhân bị gai cột sống kèm theo các triệu chứng không kiểm soát được đại tiện, tiểu tiện, rối loạn dây thần kinh thực vật.
Tuy nhiên phẫu thuật gai cột sống cũng là phương pháp còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nguyên nhân là bởi đây là can thiệp y khoa còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng, bao gồm:
- Xuất huyết: Nếu tình trạng chảy máu chỉ xảy ra trong vòng 1 vài giờ sau mổ thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu như tình trạng này kéo dài có thể gây ra những nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
- Nhiễm trùng: Xảy ra khi vết thương không được chăm sóc đúng cách, vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
- Tái phát bệnh: Thống kê có khoảng 10% bệnh nhân bị tái phát hình thành gai xương sau mổ.
- Tổn thương dây thần kinh: Xảy ra khi trong quá trình phẫu thuật khiến vùng cột sống tập trung nhiều dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên thực tế hiện nay các biện pháp phẫu thuật tương đối hiện đại. Chính vì thế người bệnh sẽ được hạn chế rất nhiều rủi ro khi thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở điều trị uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
GÓC CHỮA BỆNH KHÔNG CẦN THUỐC:
Phương pháp mổ gai cột sống hiệu quả hiện nay
Gai cột sống có khỏi không và có phải mổ không? Bệnh nhân sẽ phải thực hiện việc can thiệp ngoại khoa khi các phương pháp không hiệu quả. Căn cứ vào tình trạng và mức độ của bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp.
Mổ nội soi
Mổ gai cột sống bằng nội soi là thủ thuật hiện đại được nhiều người bệnh lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, tính an toàn cao hơn so với các phương pháp khác. Đồng thời đây cũng là thủ thuật ít gây đau nhất nhờ vậy quá trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó bệnh nhân lựa chọn phương pháp này sẽ có tỷ lệ biến chứng thấp hơn. Nhờ vậy quá trình hồi phục các chức năng vận động của cột sống cũng nhanh chóng hơn cả.
Để thực hiện phương pháp, bác sĩ sẽ tạo ra vết cắt nhỏ tại lưng, sau đó dụng cụ nội soi đặc biệt sẽ được đưa vào. Thông qua những hình ảnh được camera ghi lại, quá trình xử lý xương gai sẽ được thực hiện.
Phẫu thuật truyền thống
Phương pháp mổ gai cột sống theo cách truyền thống thường được chỉ định với các bệnh nhân nặng. Trường hợp này các gai xương thường đã phát triển với kích thước khá lớn. Thậm chí chúng có thể gây áp lực và chèn ép lên nhiều cơ quan xung quanh.
Phẫu thuật mổ xương gai có phạm vi xâm lấn nhiều hơn so với mổ nội soi. Sử dụng phương pháp người bệnh sẽ cần thời gian hồi phục nhiều hơn. Các biến chứng như chảy máu hoặc nhiễm trùng cũng có nguy cơ cao hơn.
Tuy vậy đây là phương pháp giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ các gai xương. Nhờ đó có thể loại bỏ gai xương hiệu quả đồng thời có khả năng định hình lại cấu trúc của cột sống.
Mổ cắt lá đốt sống
Mổ cắt lá đốt sống là phương pháp được tiến hành bằng việc cắt bỏ 1 lát mỏng ở vùng cột sống đang hình thành gai. Nhờ đó khoảng không gian giữa 2 đốt sống sẽ được tạo ra.
Phương pháp này sẽ giúp giảm các sức ép đang gây ra cho các bộ phận xung quanh và đĩa đệm. Tuy vậy phương pháp này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó mức chi phí để thực hiện phương pháp này cũng khá tốn kém.
Cấy đệm gan mỏm gai
Phương pháp được chỉ định sử dụng với những người bệnh có mỏm gai với kích thước nhỏ. Thực hiện phương pháp bác sĩ sẽ cấy một số miếng đệm vào vị trí giữa đốt sống. Nhờ vậy triệu chứng đau nhức sẽ được thuyên giảm.
Cấy đệm là phương pháp có tính hiệu quả cao, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện phương pháp này. Bác sĩ chuyên khoa sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra chỉ định cho bệnh nhân. Bên cạnh đó đây cũng là phương pháp có mức chi phí cao hơn so với các phương pháp khác.
Bên cạnh đó người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp mổ gai cột sống khác. Bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp tạo hình cột sống qua da hoặc phẫu thuật đĩa đệm. Tuy vậy các phương pháp này thường không phổ biến.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ như thế nào?
Chăm sóc người bệnh sau mổ gai cột sống là vấn đề quan trọng. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Việc chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng, bài tập phục hồi và các vấn đề liên quan khác.
- Bệnh nhân cần được nằm viện sau khi mổ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Việc nằm viện sẽ giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi quá trình hồi phục và xử lý những biến chứng nhanh nhất.
- Người bệnh có thể phải sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng và không tự ý thay đổi để ảnh hưởng tới hiệu quả.
- Người bệnh cần được vệ sinh vết mổ và thay băng thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng.
- Sau mổ, bệnh nhân cần sử dụng các đồ ăn mềm và dễ nuốt như cháo, súp, canh. Món ăn có độ mềm sẽ giúp quá trình tiêu hóa của người bệnh dễ dàng hơn. Người bệnh cũng cần hạn chế các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp. Bệnh nhân không nên sử dụng đồ uống có chứa cồn, chất kích thích để quá trình hồi phục nhanh hơn.
- Quá trình hồi phục sau đó, bệnh nhân cần được chăm sóc để tránh vận động mang vác hoặc vận động mạnh. Bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giấc, đủ giấc và đúng giờ.
- Người bệnh cũng cần quay trở lại bệnh viện để được thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
- Thực hiện biện pháp phục hồi chức năng là biện pháp giúp người bệnh có thể mau chóng hồi phục.
- Khi đã hồi phục gần như hoàn toàn, người bệnh nên thực hiện bài tập thể dục để tăng cường sự dẻo dai cho hệ xương khớp. Bệnh nhân nên chọn động tác của môn yoga, gym, đi bộ hoặc đạp xe. Rèn luyện thường xuyên là cách để có hệ xương khớp khỏe mạnh.
Chi phí mổ gai cột sống là bao nhiêu và nên mổ ở đâu là tốt nhất?
Vấn đề chi phí khi thực hiện mổ gai cột sống được nhiều người bệnh quan tâm hơn cả. Thực tế đây là phương pháp phức tạp đòi hỏi phải sử dụng hệ thống thiết bị y khoa hiện đại và đội ngũ bác sĩ thực hiện cần có trình độ, kinh nghiệm cao. Bệnh viện tuyến trên sẽ đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hơn khi thực hiện thủ thuật này.
Vì thế mức chi phí cho việc thực hiện mổ gai cột sống cao hơn so với phương pháp khác. Mức chi phí này còn phụ thuộc vào các kỹ thuật thực hiện trong phẫu thuật.
- Mổ nội soi: Mức chi phí dao động từ 20 triệu đồng tới khoảng 40 triệu đồng.
- Mổ truyền thống: Chi phí từ khoảng 15 triệu đồng tới 20 triệu đồng.
- Phẫu thuật phức tạp: Chi phí khoảng trên 50 triệu đồng.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải chuẩn bị các khoản chi phí khác như thuốc men, giường nằm và các chi phí để phục hồi chức năng.
Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về trang thiết bị và trình độ đội ngũ bác sĩ. Do vậy bệnh nhân cần lựa chọn những bệnh viện chuyên khoa uy tín để khám và điều trị. Điều này đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao nhất cho sức khỏe của bệnh nhân.
Mổ gai cột sống là phương pháp được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với những cách điều trị khác. Đây là phương pháp có tính hiệu quả tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Để đảm bảo an toàn người bệnh nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở uy tín.
ĐỪNG BỎ QUA:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!