Đau khớp cổ tay do đâu? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

5/5 - (6 bình chọn)

Đau khớp cổ tay là triệu chứng thường gặp trong vận động mà người bệnh dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức cổ tay kéo dài là biểu hiện của một số bệnh xương khớp mãn tính nguy hiểm. 

Đau khớp cổ tay là gì? Đối tượng mắc bệnh

Đau khớp cổ tay là tình trạng thường xảy ra khi cổ tay bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này có thể phát sinh từ phần khớp cổ tay hoặc các mô mềm xung quanh khớp cổ tay như gân, dây chằng, dây thần kinh, bao gân,… 

Đau khớp cổ tay trái hoặc đau khớp cổ tay phải là triệu chứng thường gặp ở các đối tượng có hoạt động vận động bàn tay nhiều. Cổ tay cũng là vị trí rất dễ tổn thương do cấu tạo từ nhiều khớp nhỏ chịu trách nhiệm định hình và hỗ trợ hoạt động của tay.

Cổ tay là vị trí dễ tổn thương do có cấu tạo từ nhiều khớp nhỏ chịu trách nhiệm định hình và hỗ trợ hoạt động tay.
Cổ tay là vị trí dễ tổn thương do có cấu tạo từ nhiều khớp nhỏ chịu trách nhiệm định hình và hỗ trợ hoạt động tay.

Bệnh đau khớp cổ tay có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là: 

  • Nhân viên văn phòng: Đối tượng thường xuyên sử dụng tay để làm việc, bao gồm các hoạt động như đánh máy vi tính, cầm điện thoại, viết lách,… Việc vận động quá nhiều và liên tục khiến khớp cổ tay dễ bị đau nhức. 
  • Vận động viên: Người chơi tennis, cầu lông, đánh golf, bóng rổ, bóng bàn,… thường xuyên thao tác tay với cường độ mạnh và liên tục gây ra những tác động bất thường vùng cổ tay. 
  • Người già: Là đối tượng có nguy cơ lão hóa các chức năng cơ thể, trong đó có chức năng xương khớp. Tuổi càng cao thì lượng máu nuôi dưỡng khớp càng suy giảm. Từ đó dẫn đến tổ chức sụn khớp ở cổ tay bị thiếu dưỡng chất và gây đau khi vận động. 
  • Phụ nữ sau sinh và tiền mãn kinh: Là đối tượng có nguy cơ bị sụt giảm lượng canxi và nội tiết tố nữ trong cơ thể khiến sức khỏe xương khớp cũng bị giảm sút. 

Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không và do nguyên nhân nào gây ra? Một số nguyên nhân được xem là yếu tố gây bệnh cụ thể như sau:

  • Hội chứng ống cổ tay: Là tình trạng diện tích cổ tay bị thu hẹp do dây chằng dày lên và chèn ép lên dây thần kinh. Tình trạng này gây ra cảm giác đau nhức, tê bì và ngứa ran ở cổ tay.
  • Viêm khớp, thoái hóa khớp cổ tay: Tình trạng lớp sụn ở đầu xương cổ tay bị bào mòn, va chạm vào nhau gây cảm giác đau và giảm khả năng vận động cổ tay. 
  • Hội chứng De Quervain: Hay còn gọi là hội chứng viêm bao gân, là hiện tượng phần gân nối giữa ngón cái và cổ tay bị sưng viêm, gây cảm giác đau rát. 
  • Bệnh gout: Là hệ quả của việc cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric, lượng axit uric dư thừa đọng lại trong khớp dẫn đến hiện tượng sưng đau. Bệnh thường gặp ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân và cổ tay. 
  • Do chấn thương: Các chấn thương như bong gân, trật khớp, gãy xương, nứt xương,… làm tổn thương mô mềm gây đau khớp cổ tay. Bệnh cạnh đó, chấn thương còn khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào trong ổ khớp gây bệnh viêm khớp cổ tay. 
  • Do viêm khớp dạng thấp: Là một dạng bệnh tự miễn được hình thành khi các tế bào bạch cầu tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể. Cổ tay chính là một trong những bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất của viêm khớp dạng thấp. 
  • Do lạm dụng hoạt động cổ tay: Các hoạt động như đánh máy vi tính, kéo đàn cello, lái xe đường dài, chơi quần vợt, may quần áo,… có thể gây sức ép lên khớp cổ tay.
Chấn thương, hoạt động lạm dụng cổ tay hay các bệnh lý nền xương khớp là nguyên nhân gây đau khớp cổ tay.
Chấn thương, hoạt động lạm dụng cổ tay hay các bệnh lý nền xương khớp là nguyên nhân gây đau khớp cổ tay.

Triệu chứng đi kèm đau khớp cổ tay

Các cơn đau khớp cổ tay có thể diễn ra đột ngột do chấn thương, cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp. Để giải đáp cho câu hỏi đau khớp cổ tay có nguy hiểm không, bệnh nhân có thể nhận biết mức độ nguy hiểm thông qua một số triệu chứng đi kèm sau:

  • Cứng khớp cổ tay, có thể lan xuống các ngón tay. Hiện tượng này thường xảy ra vào buổi sáng khi thức dậy hoặc lâu không vận động. 
  • Đau khớp tay, hoạt động cầm nắm đồ vật gặp khó khăn, đặc biệt là các vật trong lượng nặng hoặc quá nhỏ, mỏng. 
  • Khi vận động, cổ tay phát ra tiếng kêu lạo xạo, răng rắc. 
  • Các ngón tay bị tê, ngứa ran như kiến bò và mất dần cảm giác. 
  • Hơi sưng, tấy đỏ vùng cổ tay: Là triệu chứng khởi phát của bệnh viêm khớp cổ tay. 

Chẩn đoán đau khớp cổ tay

Bằng các chẩn đoán y khoa, bệnh nhân có thể xác định nguyên nhân, mức độ và các biến chứng có thể gặp phải khi bị đau khớp cổ tay hoặc sưng khớp cổ tay. Một số kỹ thuật chẩn đoán y khoa để phát hiện biến chứng của đau khớp cổ tay như:

  • Xét nghiệm hình ảnh: Bằng chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI và siêu âm thu được hình ảnh xương cổ tay một cách chi tiết. Từ đó bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương và mức độ tổn thương trên khớp cổ tay một cách chính xác.
  • Nội soi khớp cổ tay: Là một dạng xét nghiệm hình ảnh chi tiết hơn bằng camera nhỏ tiếp cận khớp cổ tay, giúp bác sĩ xác định tổn thương bằng hình ảnh rõ nét nhất.
  • Xét nghiệm thần kinh: Là kỹ thuật điện cơ đồ được chỉ định cho người bệnh có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.
Xét nghiệm hình ảnh là phương pháp chẩn đoán y khoa phát hiện biến chứng của bệnh.
Xét nghiệm hình ảnh là phương pháp chẩn đoán y khoa phát hiện biến chứng của bệnh.

Điều trị đau khớp cổ tay

Đau khớp cổ tay được điều trị với nhiều phương pháp khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí đau, mức độ tổn thương, tuổi tác cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Nhìn chung, có một số phương pháp điều trị căn bệnh này được áp dụng phổ biến như sau: 

Chữa bằng thuốc Tây y

Phần lớn bệnh nhân bị đau, viêm khớp cổ tay và sưng khớp cổ tay thường được chỉ định dùng thuốc Tây y để đẩy lùi cơn đau, trong đó có một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau khớp cổ tay thông thường như ibuprofen, acetaminophen, paracetamol, diclofenac, naproxen,… 
  • Đau khớp cổ tay do viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, bệnh nhân được chỉ định các loại thuốc trị viêm như cycloporine, methotrexate, sulfasalazine, azathioprine, leflunomide,…
  • Đau khớp cổ tay do bệnh gout được chỉ định các loại thuốc giảm nồng độ axit uric như probenecid, allopurinol, febuxostat, pegloticase,…
  • Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa và phục hồi mô sụn ở khớp cổ tay như glucosamine, chondroitin,…
  • Một số loại thuốc chống viêm không chứa nhân steroid, colchicine, corticosteroid là các thuốc có dược tính cao dùng để điều trị đau khớp tay mức độ nặng. 
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được chỉ định bổ sung các loại vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp như vitamin D, vitamin K,… 
Sử dụng thuốc Tây giúp bệnh nhân đẩy lùi cơn đau cấp tính và phát huy hiệu quả trong thời gian ngắn.
Sử dụng thuốc Tây giúp bệnh nhân đẩy lùi cơn đau cấp tính và phát huy hiệu quả trong thời gian ngắn.

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định về liều lượng, thời gian dùng, cách dùng của bác sĩ nhằm hạn chế các rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe do tác dụng phụ của thuốc. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chữa bằng phương pháp phẫu thuật

Bệnh nhân bị đau khớp cổ tay được chỉ định phẫu thuật khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và các phương pháp khác không phát huy hiệu quả. Có một số kỹ thuật phẫu thuật dùng cho bệnh nhân đau khớp tay như sau:

  • Phẫu thuật cố định khớp cổ tay: Hỗ trợ cố định khớp cổ tay liền với nhau, khôi phục cử động cổ tay và giảm đau nhức khớp. 
  • Phẫu thuật thay khớp cổ tay: Loại bị hoặc thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp cổ tay bị tổn thương do viêm bằng khớp nhân tạo.
  • Phẫu thuật mở rộng ống cổ tay: Giải phóng sự chèn ép ở dây thần kinh giữa cổ tay. 
  • Phẫu thuật nối xương, nối gân, nối dây chằng: Dành cho bệnh nhân bị đau khớp cổ tay do chấn thương nghiêm trọng. 

Chữa bằng Đông y

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y, bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ. Thuốc Đông y chữa đau nhức xương khớp có ưu điểm lớn đó là hạn chế tác dụng phụ, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bài thuốc số 1

  • Tác dụng: Khứ phong, giảm đau khi di chuyển, mạch phù, rêu lưỡi trắng. 
  • Các vị thuốc: Thổ phục linh, rễ vòi voi, kế đầu ngựa mỗi loại 16g. Kết hợp với uy linh tiên, tỳ giải, cam thảo nam và ý dĩ mỗi loại 12g. Thêm quế chi và bạch chỉ đồng lượng 8g. 
  • Cách dùng: Cho tất cả vị thuốc vào nồi sắc với 2 lít nước, đun lửa nhỏ trong 50 phút cho đến khi thuốc cô lại khoảng 350ml. Để nguội thuốc rồi chia làm 2 lần uống hết trong ngày, dùng sau bữa ăn. 
Các bài thuốc Đông y tận dụng vị thuốc quý có dược tính mạnh mẽ giúp tăng cướng sức khỏe, sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Các bài thuốc Đông y tận dụng vị thuốc quý có dược tính mạnh mẽ giúp tăng cướng sức khỏe, sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Bài thuốc số 2

  • Tác dụng: Giảm đau, hoạt huyết thông mạch, ôn trung tán hàn. 
  • Các vị thuốc: Rễ cúc tần và nam tục đoạn mỗi loại 16g. Thêm cẩu tích, kinh giới, đương quy, cam thảo nam, rễ tất bát mỗi loại 12g. Phong phòng, đỗ trọng bắc và tần giao mỗi loại 10g cùng sinh khương 3 lát. 
  • Cách dùng: Cho các vị thuốc vào ấm sắc thuốc, đổ khoảng 2,5 lít nước sạch vào sắc cùng trong khoảng 40 phút. Gạn nước thuốc, để cho nguội rồi chia làm 2 bát uống hết trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc số 3 

  • Tác dụng: Giảm đau khớp cổ tay kèm triệu chứng mỏi và sưng, có thể bị sốt do sưng viêm. 
  • Các vị thuốc: Hoàng bá, tri mẫu, phòng kỷ, ngạnh mễ, đan bì và tang chi mỗi loại 12g. Thêm hạch cao 40g, quế chi 6g. Kết hợp cùng thương truật và xích thược mỗi loại 8g, sinh địa 20g. 
  • Cách dùng: Sắc thang thuốc này với khoảng 2 lít nước sạch trong 50 phút. Thuốc sau khi thu được thì để nguội, chia làm 2 lần uống sau bữa ăn. Dùng thang thuốc này liên tục trong 30 ngày để thấy được hiệu quả. 

Chữa bằng mẹo dân gian

Bài thuốc dân gian trị bệnh xương khớp được nhiều người biết đến với ưu điểm sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên quen thuộc.

Cà tím và hy thiêm là một trong những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ giảm đau các khớp.
Cà tím và hy thiêm là một trong những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ giảm đau các khớp.

Theo đó, bệnh nhân bị đau khớp cổ tay do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể tham khảo một số cách sau: 

  • Đắp rượu ngải cứu: Ngải cứu tươi đem sao vàng, thêm chút rượu trắng. Sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên vùng cổ tay bị đau, viêm và sưng. 
  • Uống nước lá lốt: Lá lốt đem phơi héo rồi nấu với nước và chút muối hột. Dùng nước lá lốt để uống sau bữa ăn có thể giảm đau khớp. Bệnh nhân có thể sử dụng lá lốt vào các món ăn. 
  • Cây hy thiêm và thiên niên kiện khô: Cho hai vị thuốc này nấu với chút đường và rượu trắng, đun thật kỹ, cô đặc thành cao. Mỗi ngày dùng cao hy thiêm pha với một ly nước ấm rồi uống đều đặn sau bữa ăn trưa và ăn tối. 
  • Đắp cà tím: Cho cà tím vào nấu với nước, thu nước và bỏ xác cà tím đi rồi chia làm 4 phần. Dùng 3 phần nước cà tím hòa với 50ml dầu oliu dùng để uống trước bữa ăn. Phần còn lại dùng để thoa lên vùng cổ tay để giảm chứng đau nhức. 
  • Ngâm nước gừng: Gừng tươi đem nấu với nước và ít muối hột. Dùng nước này ở nhiệt độ ấm, ngâm cổ tay khoảng 15 phút để giảm các cơn đau. 

Những lưu ý dành cho người bị đau khớp cổ tay

 Khi bị đau khớp cổ tay, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến cổ tay: Khi cổ tay bị tổn thương, bệnh nhân nên hạn chế các hoạt động chơi thể thao, mang vác nặng, đánh máy tính thường xuyên, leo trèo,… Như vậy có thể ngăn các tổn thương ở khớp cổ tay trở nên trầm trọng hơn. 
  • Từ bỏ thói quen xấu tác động lên cổ tay: Bẻ khớp, rút khớp, xoay hoặc bẻ cổ tay,… là những động tác tác động làm cho quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn. 
  • Bổ sung dưỡng chất tốt cho khớp cổ tay và sức khỏe xương khớp: Rau xanh có màu đậm, khoai củ, trái cây, cá hồi, bơ hạnh nhân, sữa đậu nành, hạt óc chó, nước cam, trái cây sấy khô,…là những thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho những bệnh nhân bị đau khớp cổ tay cũng như gặp vấn đề về xương khớp. 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Là thói quen tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị gout cổ tay. Nước giúp ngăn chặn sự sản sinh của axit uric, đồng thời giúp tăng tiết dịch giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn. 

Có thể thấy, đau khớp cổ tay là triệu chứng rất dễ bị người bệnh bỏ qua, nhưng đây lại là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Do đó, khi bị đau khớp cổ tay vì bất cứ nguyên nhân gì, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời.

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Cập nhật: 11:43 AM , 12/12/2023
viêm khớp tay

Viêm Khớp Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị An Toàn

Viêm khớp tay là bệnh lý phổ biến mà mọi đối tượng từ trẻ tuổi đến trung niên và người...
Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Viêm Bao Hoạt Dịch Khớp Cổ Tay: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên phải hoạt động...
đau khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị 

Đau khớp ngón tay là triệu chứng thông thường người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, đây lại...
Đau khớp cổ tay sau sinh có sao không? Cách điều trị

Đau Khớp Cổ Tay Sau Sinh Có Sao Không? Cách Điều Trị

Sau khi sinh xong, chị em phụ nữ phải đối mặt với khá nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó,...
Điều trị đau khớp khuỷu tay bằng thuốc tân dược

Cách Điều Trị Đau Khớp Khuỷu Tay Hiệu Quả Nhất Năm 2020

Có rất nhiều cách điều trị đau khớp khuỷu tay để cải thiện triệu chứng, chấm dứt tình trạng đau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top