Viêm Quanh Khớp Vai Thể Đông Cứng: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

4.9/5 - (7 bình chọn)

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng khiến người bệnh bị đau vai, gây trở ngại cho việc vận động và sinh hoạt hàng ngày. Nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng bệnh giúp mỗi người chủ động hơn trong việc điều trị và ngăn ngừa viêm khớp tái phát. 

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì?

Viêm khớp vai thể đông cứng (Frozen shoulder) hay còn được gọi là viêm dính bao khớp vai rất hay gặp phải ở độ tuổi trung niên. Khi bị mắc bệnh, bao khớp và các ổ viêm khớp của bao dịch sẽ kết dính các nếp gấp của khớp lại với nhau. Từ đó làm cho bao khớp trở nên dày hơn dần dần bó cứng chỏm khớp vai khiến vai không thể hoạt động được.

Bệnh phát triển theo 3 giai đoạn là đau khớp vai, đông cứng khớp và tan đông. Các triệu chứng đau nhức nghiêm trọng nhất là giai đoạn đông cứng, người bệnh có cảm giác đau dữ dội, không vận động được nhiều. Sau giai đoạn này bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu được điều trị đúng phương pháp có thể mất khoảng 2 – 3 năm mới có thể phục hồi hoàn toàn được khớp vai.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng khiến khớp vai bị hạn chế vận động
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng khiến khớp vai bị hạn chế vận động

Nhóm đối tượng bị tiểu đường và người ở độ tuổi 40 – 60 có nguy cơ mắc bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng cao hơn nên cần hết sức lưu ý. Nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, nhận biết và điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của cánh tay.

Nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Hiện nay y học hiện đại vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân cụ thể gây nên viêm quanh khớp vai thể đông cứng. Tuy nhiên, có một số yếu tố được dự đoán làm tăng khả năng phát bệnh như:

  • Xương khớp bị lão hóa theo độ tuổi: Những người thuộc nhóm tuổi trung niên từ 40 – 60 xương khớp bị lão hóa nên có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
  • Tiền sử chấn thương vùng bả vai: Có đến 40% số người bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng đã từng bị chấn thương xương khớp vùng vai.
  • Do thói quen vận động: Một số đối tượng vận động cánh tay liên tục như chơi tennis, cầu lông có nguy cơ mắc bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng cao hơn.
  • Đặc thù ngành nghề có tác động trực tiếp đến khớp vai: Theo kết quả một số nghiên cứu gần đây, người thường xuyên làm việc có rung lắc khớp vai như lái xe ủi, xe đầm hoặc vận hành máy có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.
  • Bị viêm khớp do bệnh lý nền khác: Nhóm người bị đột quỵ não, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, phổi mãn tính có tỉ lệ mắc bệnh viêm quanh khớp đông đặc cao hơn người bình thường 3 – 6 lần.
Chơi các môn thể thao như tennis, cầu lông có thể khiến khớp vai bị tổn thương
Chơi các môn thể thao như tennis, cầu lông có thể khiến khớp vai bị tổn thương

Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình khởi phát viêm quanh khớp. Khi đi thăm khám người bệnh nên phối hợp với bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân chính xác. Từ đó có phương án điều trị phù hợp, loại bỏ tình trạng viêm quanh khớp đông cứng nhanh nhất có thể.

Triệu chứng viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Biểu hiện viêm quanh khớp vai thể đông đặc có sự khác nhau qua từng giai đoạn. Cụ thể:

  • Giai đoạn đau khớp vai: Người bệnh chỉ có cảm giác đau nhức vùng bả vai, đặc biệt là khi vận động. Cường độ cơn đau tăng dần về sau, đau nhiều về đêm và sáng sớm. Tình trạng này sẽ kéo dài từ 6 – 8 tháng.
  • Giai đoạn đông cứng: Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn đông cứng, cơn đau nhức có phần suy giảm nhưng khả năng vận động của cánh tay bị hạn chế. Một số trường hợp bị liệt vận động tạm thời do khớp vai bị bó cứng lại. Giai đoạn đông cứng sẽ kéo dài 1 – 2 tháng tùy vào thể trạng của bệnh nhân.
  • Giai đoạn tan đông: Khả năng vận động của khớp vai dần trở lại bình thường nhưng chậm chạp hơn so với ban đầu. Các cơn đau vẫn xuất hiện dai dẳng và kéo dài một vài tháng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Chẩn đoán bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc

Sau khi xác định tiền sử bệnh lý và một số triệu chứng đau khớp vai cơ bản, bệnh nhân được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang vùng vai: Kết quả chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ xác định vùng khớp bị viêm cứng hay tổn thương nằm ở đâu.
  • Chụp cộng hưởng từ và siêu âm: Trường hợp hình ảnh X-quang không rõ ràng và chưa đưa ra được kết luận chính xác, bác sĩ sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ. Phương pháp này còn giúp kiểm tra tổng thể toàn bộ xương khớp vùng bả vai.
Chụp X-quang là một phương pháp giúp xác định tổn thương quanh khớp vai
Chụp X-quang là một phương pháp giúp xác định tổn thương quanh khớp vai

Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai thể đông đặc tốt nhất

Bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng về sau sẽ có chuyển biến tích cực, sau 9 – 12 tháng người bệnh có thể hoạt động lại bình thường. Tuy nhiên, như vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tốt nhất khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh thì nên đi thăm khám và điều trị sớm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đang được áp dụng.

Điều trị viêm quanh khớp bằng mẹo dân gian tại nhà

Nếu trường hợp viêm khớp vai ở giai đoạn đầu thì người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Nguyên liệu an toàn, dễ kiếm, dễ thực hiện giúp tiết kiệm chi phí. Tham khảo một số mẹo dưới đây để áp dụng khi bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng.

Bài thuốc từ cây cỏ xước

Cỏ xước là loài cỏ dại, mọc rất nhiều trong tự nhiên, là mẹo dân gian chữa bệnh viêm khớp. Người bị bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc cũng có thể sử dụng bài thuốc này trong 7 – 10 ngày sẽ nhận thấy chuyển biến tích cực.

Cỏ xước có chứa thành phần giảm đau, kháng viêm rất tốt cho người bị đau xương khớp
Cỏ xước có chứa thành phần giảm đau, kháng viêm rất tốt cho người bị đau xương khớp

Chuẩn bị: Một bó cỏ xước lớn (chuẩn bị cho nhiều lần sử dụng).

Cách thực hiện: 

  • Cỏ xước loại bỏ hết lá sâu, rửa sạch, chặt khúc tầm 5cm rồi phơi khô.
  • Mỗi lần sử dụng 1 nắm đun với nước sôi trong khoảng 20 phút, chắt lấy nước cốt uống trong ngày.

Bài thuốc trị viêm khớp bằng tỏi ngâm

Tỏi có rất nhiều công dụng, ngoài sử dụng làm gia vị cho các món ăn thì tỏi còn được dùng như một vị thuốc chữa nhiều bệnh lý. Những người bị viêm quanh khớp vai cũng có thể sử dụng tỏi ngâm để điều trị. Cách làm cụ thể như sau:

Chuẩn bị: Tỏi khô, rượu trắng >40 độ, bình thủy tinh.

Thực hiện: 

  • Tỏi bóc sạch vỏ thái lát mỏng hoặc để nguyên củ rồi cho vào bình thủy đã rửa sạch, để ráo nước.
  • Đổ rượu ngập tỏi sau đó đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo đến khi tỏi chuyển sang màu vàng là có thể sử dụng được.
  • Sử dụng nước rượu tỏi xoa bóp vùng vai bị đau mỏi hàng ngày.

Chữa viêm quanh khớp thể đông cứng bằng Tây y

Y học hiện đại có thể điều trị chứng bệnh viêm quanh khớp vai bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể:

  • Điều trị bằng thuốc: Ở giai đoạn đầu của bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm dạng uống hoặc tiêm trực tiếp.
  • Vật lý trị liệu: Phương pháp này giúp giải phóng các bao khớp bị dính, cứng và phục hồi khả năng vận động cho cánh tay và khớp vai. Trong trị liệu vật lý có nhiều nhóm khác nhau như trị liệu vận động bằng các bài tập, quang trị liệu bằng bước sóng ánh sáng, điện trị liệu… Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp phù hợp.
  • Điều trị ngoại khoa: Một số trường hợp khớp vai bị đông cứng nặng có thể dẫn đến liệt chi cần có sự can thiệp ngoại khoa để bóc tách các bao khớp đang bị dính chặt vào với nhau. Ngoại khoa điều trị bằng cách mổ nội soi hoặc kéo dãn khớp vai dưới gây tê bì thần kinh trên vai. Sau khi điều trị ngoại khoa, người bệnh cần kết hợp vật lý trị liệu để phục hồi vận động.

Để nhanh chóng loại bỏ triệu chứng bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ cơ xương khớp giỏi. Qua thăm khám và chẩn đoán, họ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích nhất dành cho bạn.

Chữa viêm quanh khớp vai thể đông cứng bằng Đông y

Theo quan điểm Đông y các giai đoạn phát triển của bệnh viêm quanh khớp vai dạng đông đặc có 3 giai đoạn gần tương tự với y học hiện đại. Mỗi giai đoạn áp dụng điều trị bằng các bài thuốc khác nhau.

  • Thể Kiên thống (giai đoạn đau khớp): Nguyên liệu cho bài thuốc này gồm có khương hoạt, phòng phong, xích thược, trần bì, quế chi… mỗi ngày sắc uống 1 thang.
  • Thể Kiên ngưng (giai đoạn đông đặc): Gồm các dược liệu như khương hoạt, xích thược, đại táo, đào nhân… Bài thuốc này giúp hoạt huyết tiêu ứ và thư cân hoạt lạc, mỗi ngày sắc một thang, uống 2 lần vào sáng và tối.
  • Thể Hậu kiên phong (thể hội chứng tay vai rối loạn phản xạ): Bài thuốc này sử dụng các dược liệu quý trong tự nhiên như đương quy, đào nhân, đẳng sâm, hoàng kỳ… mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần.
  • Bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp Đỗ Minh: Tác dụng chính là trừ thấp, tán hàn, thông kinh lạc, giảm đau với các dược liệu gối hạc, phòng phong, tơ hồng xanh, dây đau xương, ngưu tất, đỗ trọng, hy thiêm, vương cốt đằng, độc hoạt, chi mẫu,… Mỗi ngày sắc 1 thang uống hết, không để qua đêm. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc kết hợp với cao bôi để đem lại hiệu quả cao nhất.
Người bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng điều trị lâu dài băng Đông y sẽ an toàn hơn
Người bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng điều trị lâu dài băng Đông y sẽ an toàn hơn

Ngoài ra, người bị viêm quanh khớp vai thể đông đặc có thể kết hợp uống thuốc với châm cứu, bấm huyệt để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.

Biện pháp phòng ngừa viêm quanh khớp vai thể đông đặc

Khi đã biết được những nhân tố thúc đẩy quá trình khởi phát viêm quanh khớp vai thể đông cứng thì chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh. Các chuyên gia xương khớp đưa ra một số lời khuyên bổ ích cho mọi người như sau:

  • Làm việc khoa học, không nên khuân vác quá nặng, thay đổi tư thế tay vai đột ngột làm tổn thương đến khớp vai.
  • Hạn chế tối đa mọi tình huống có thể gây chấn thương vùng vai khi chơi thể thao, di chuyển…
  • Trước khi vận động mạnh như tập gym, chơi các môn thể thao mạnh cần khởi động tay vai thật kỹ.
  • Đối với những người có bệnh lý nền tiểu đường, viêm khớp dạng thấp… cần kiểm soát tốt bệnh, tránh để biến chứng sang viêm quanh khớp dạng đông đặc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khi bị đau xương khớp, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, hoa quả, cá, các loại hạt… Bên cạnh đó mọi người cùng nên hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích…
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh.

Chữa viêm quanh khớp vai thể đông cứng ở đâu?

Viêm quanh khớp vai thể đông đặc không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng người bệnh nên sớm đi thăm khám và điều trị để không làm gián đoạn công việc và sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp bị viêm nặng mọi người có thể đến các bệnh viện uy tín sau đây để khám chữa:

  • Bệnh viện Việt Đức: Người bị viêm quanh khớp vai có thể đến khoa khám xương và điều trị ngoại trú của bệnh viện Việt Đức để điều trị. Trưởng khoa là BSCKII Võ Quốc Hưng cùng nhiều bác sĩ có trình độ chuyên môn cao khác. Khoa bắt đầu làm việc từ 6.30 sáng tại  Tầng 1 – Tòa C2 – Bệnh viện Việt Đức. Hotline (024)38.253.531 (số máy lẻ 227).
  • Bệnh viện YHCT Xương Khớp Quân dân 102: Bệnh viện khám chữa và điều trị bệnh lý xương khớp kết hợp Đông y với Tây y giúp chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả. Rất nhiều bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai thể đông đặc đã đến khám và điều trị khỏi tại đây. Địa chỉ bệnh viện tại số 7 ngõ 8/11 đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, HN. Liên hệ hotline 0888 598 102 để đặt lịch khám, tư vấn miễn phí.
  • Bệnh viện Đại học Y: Có trụ sở tại số 1, đường Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, HN Bệnh viện Đại học Y là điểm đến tin cậy cho nhiều bệnh nhân ở khu vực phía Bắc. Viện áp dụng nhiều phương pháp điều trị xương khớp mang lại hiệu quả tích cực như trị liệu vật lý, phẫu thuật ngoại khoa… loại bỏ đông cứng khớp nhanh chóng.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Đơn vị nổi tiếng với các bài thuốc xương khớp gia truyền hơn 150 năm của dòng họ Đỗ Minh. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân và được đông đảo người dân tin tưởng lựa chọn. Để đặt lịch khám trước người bệnh có thể liên hệ trực tiếp hotline 024 6253 6649 hoặc đến trực tiếp số 37A ngõ 97 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội – Số 100 Đường D1, phường 25, thuộc quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là một bệnh lý xương khớp không quá nguy hiểm và có thể loại bỏ nhanh chóng nếu chữa trị đúng cách. Để không làm gián đoạn công việc, sinh hoạt cũng như ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe mọi người nên chủ động thăm khám và xử lý sớm khi bệnh mới khởi phát.

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Đau vai gáy mất ngủ: Nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh bệnh hiệu quả

Đau Vai Gáy Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Và Phòng Bệnh

Đau vai gáy mất ngủ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người trẻ đến người già. Tình...
Đau vai gáy khó thở

Đau Vai Gáy Khó Thở Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau vai gáy khó thở là tình trạng đau nhức vai gáy có kèm hiện tượng thở dốc, thở khó....
Bị đau vai gáy có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh bệnh?

Bị đau vai gáy có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh bệnh?

Đau vai gáy là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay và có thể xuất hiện ở nhiều đối...
Đau vai gáy nên ăn gì

Đau Vai Gáy Nên Ăn Gì? Top 8 Thực Phẩm Có Lợi Nhất

Đau vai gáy nên ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ ăn phù hợp...
Đau cổ vai gáy khám ở đâu

Đau Cổ Vai Gáy Khám Ở Đâu Tốt Nhất? Thông Tin Chi Tiết Các Bệnh...

Đau cổ vai gáy khám ở đâu để đảm bảo an toàn và hiệu quả là thắc mắc của nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top