Đau Khớp Hàm Khi Há Miệng Hoặc Nhai Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý

4.8/5 - (6 bình chọn)

Đau khớp hàm khi há miệng, khi nhai nuốt có thể làm phiền bất cứ bệnh nhân nào. Cơn đau xuất hiện có thể do tác nhân vật lý hoặc bệnh lý. Nhiều người khi gặp phải tình trạng này rất hoang mang không biết bệnh có gây nguy hiểm gì không và làm thế nào để xử lý dứt điểm.

Nguyên nhân gây đau khớp hàm khi há miệng, nhai nuốt

Đau khớp hàm khi há miệng, nhai nuốt khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nguyên nhân gây nên đau khớp hàm khi nhai hoặc há miệng có thể do các tác nhân vật lý, sinh lý hoặc do biểu hiện của bệnh lý. Cụ thể:

Đau khớp hàm do sinh lý hoặc tác nhân vật lý

Khi có sự thay đổi về mật độ răng có thể gây ảnh hưởng tới chức năng và hoạt động của khớp hàm, đặc biệt là khi mọc răng khôn. Vị trí răng số 8 khá nhạy cảm, thường mọc ở độ tuổi trưởng thành. Đa số răng số 8 đều mọc lệch, không đúng vị trí kéo theo đó là tình trạng đau khớp hàm khi há miệng hoặc nhai nuốt đồ ăn. Mọc răng khôn có thể khiến người bệnh bị sưng, viêm khớp quai hàm rất nguy hiểm.

Đau khớp hàm khi há miệng, nhai nuốt thức ăn có thể do tác nhân vật lý hoặc dấu hiệu một số bệnh lý
Đau khớp hàm khi há miệng, nhai nuốt thức ăn có thể do tác nhân vật lý hoặc dấu hiệu một số bệnh lý

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau khớp hàm do há miệng, ngáp quá lớn khiến quai hàm bị lệch và kéo dãn. Bên cạnh đó, một số tác nhân vật lý như và đập cơ học hoặc người bệnh nhai đồ ăn quá dai, quá cứng cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ hàm bị đau mỏi.

Đau khớp hàm do dấu hiệu bệnh lý

Sau khi đã loại trừ các nguyên nhân do tác động vật lý hoặc sinh lý thì rất có thể đau khớp hàm khi há miệng là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh liên quan đến khớp hàm. Các đầu bệnh có biểu hiện đau khớp hàm gồm có:

  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Là tình trạng sụn khớp thái dương bị tổn thương, đĩa đệm lệch hoặc dây chằng bị dãn. Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm người bệnh có một số biểu hiện như đau khớp hàm khi há miệng, ngáp, đau đầu…
  • Viêm tủy xương hàm: Là tình trạng viêm tủy răng và các mô mềm xung quanh chân răng. Khi bị viêm tủy, người bệnh có xuất hiện các triệu chứng đau khớp hàm khi nhai, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn…
  • Thoái hóa khớp xương hàm: Khớp bị thoái hóa làm giảm khả năng vận động của cơ hàm, làm mất đi sự linh hoạt của các khớp. Người bệnh sẽ bị đau, mỏi khi ngáp, nhai hoặc há miệng.
  • Viêm màng hoạt dịch: Màng hoạt dịch có chứa dịch giúp bôi trơn và kết nối các khớp. Khi màng hoạt dịch vùng khớp hàm bị viêm, dịch tiết ít, các khớp dễ bị va chạm vào nhau gây đau đặc biệt là khi há miệng.
  • Một số bệnh lý răng miệng: Khớp hàm còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các vấn đề về răng như viêm chân răng, viêm nướu, sâu răng.
  • Viêm xoang hàm: Người bị viêm xoang hàm có thể bị đau ở nhiều vị trí khác nhau đặc biệt là 2 bên má và xương hàm. Cùng với đó là tình trạng chóng mặt, buồn nôn thường xuyên.

Người bệnh cần theo dõi sát sao để xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến đau khớp hàm khi há miệng. Từ đó biết cách điều chỉnh thói quen và sớm phát hiện những bệnh lý liên quan để điều trị kịp thời.

Đau khớp hàm khi há miệng có nguy hiểm không?

Đau khớp hàm khi nhai hay há miệng có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, nếu bị đau khớp hàm do tác nhân vật lý hoặc sinh lý sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Những cơn đau tuy không quá nguy hiểm nhưng có tác động đến sinh hoạt hàng ngày, ăn uống gặp khó khăn…

Riêng đối với những trường hợp đau khớp hàm do biểu hiện của bệnh thì mọi người cần hết sức lưu ý và không nên chủ quan. Biểu hiện cụ thể nhất là cơn đau kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi đó người bệnh nên đi thăm khám để biết được nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị các bệnh lý liên quan đến đau khớp hàm khi há miệng, nhai nuốt.

Khi đau khớp hàm do bệnh lý gây nên có thể gây nguy hiểm
Khi đau khớp hàm do bệnh lý gây nên có thể gây nguy hiểm

Một số biến chứng nguy hiểm của đau khớp hàm:

  • Thoái hóa khớp thái dương hàm, thủng đĩa khớp, xơ cứng khớp và phá hủy đầu xương.
  • Làm gia tăng nguy cơ rụng răng sớm, viêm xương, viêm cuống răng.
  • Phá hủy màng hoạt dịch dẫn đến các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn khớp, u nang bào hoạt dịch, thoái hóa khớp hàm.
  • Ngoài ra, một số trường hợp gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác như viêm đa xoang, viêm thanh quản, viêm dây thần kinh thị giác…

Đa phần các biến  chứng của đau khớp hàm khi há miệng đều nguy hiểm và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Vì thế, dù là nguyên nhân gì thì người bệnh cũng không nên chủ quan.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cách chữa trị đau khớp hàm khi há miệng, nhai nuốt tốt nhất

Có nhiều cách để xử lý đau khớp hàm khi há miệng, tùy vào nguyên nhân và mức độ người bệnh có thể tham khảo một số phương án sau:

Cải thiện cơn đau tại nhà

Nếu bị chấn thương cơ hàm do tác nhân vật lý mọi người có thể áp dụng một số bài tập trị liệu tại nhà.

Bài tập cho các cơ nhai

Bài tập này giúp cải thiện chức năng nhai nuốt thức ăn, tăng sự linh hoạt cho khớp hàm, làm giảm các cơn đau nhức. Cách thực hiện bài tập cho cơ nhai như sau:

  • Bước 1: Đặt ngón tay trỏ bên má phải sao cho mặt trên của ngón tay trỏ ngang với cạnh các răng hàm.
  • Bước 2: Nghiến răng thật chặt để các cơ nhai và ngón tay trỏ chạm vào nhau. Thực hiện 5 lần rồi chuyển sang làm tương tự với bên má trái.

Bài tập cho xương hàm dưới

Bài tập xương hàm dưới có tác động trực tiếp đến cơ dưới cằm, cơ hàm vừa giúp loại bỏ cơn đau khớp hàm khi há miệng, vừa làm căng da vùng cổ và dưới cằm. Cách thực hiện bài tập cho xương hàm dưới như sau:

Bài tập chữa đau khớp hàm khi nhai, há miệng
Bài tập chữa đau khớp hàm khi nhai, há miệng
  • Bước 1: Chống ngón tay cái ở chính giữa cằm (điểm giữa xương hàm).
  • Bước 2: Há miệng đẩy xương hàm di chuyển xuống rồi ngậm miệng lại, ngón tay di chuyển theo vòng tròn đồng thời đẩy chóp lưỡi chạm vòm miệng để rút các cơ cằm.
  • Bước 3: Thả tay trở về tư thế ban đầu, thực hiện lặp lại 10 lần mỗi ngày.

Bài tập sư tử hống

Sư tử hống hay còn được gọi là Simhafarjasana là một bài tập có tác động đồng thời tới toàn bộ 53 nhóm cơ trên khuôn mặt trong đó có cơ hàm. Động tác sư tử hống giúp hàm chống lại trọng lực, nhanh chóng loại bỏ các cơn đau. Cách chữa đau khớp hàm bằng bài tập sư tử hống như sau:

  • Bước 1: Ngồi thẳng trên ghế, bàn tay đặt phía trong đùi.
  • Bước 2: Hít sâu, ngẩng mặt lên mắt nhìn trợn lên giống con sư tử đang gầm rống. Giữ nguyên tư thế trong 4 – 10  giây tùy theo khả năng.
  • Bước 3: Thở ra cuộn lưỡi lại, cằm hướng xuống dưới, thực hiện lặp lại động tác 10 lần mỗi ngày.

Chữa đau khớp hàm do há miệng hoặc nhai nuốt bằng Tây y

Khi cường độ cơn đau vượt quá sức chịu đựng, người bệnh không thể nhai nuốt bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và kháng viêm tạm thời để xoa dịu. Một số loại thuốc chỉ định như Paracetamol, Meloxicam, Diclofenac, thuốc giãn cơ Eperisone,… Nếu tình trạng không được cải thiện, bệnh nhân sẽ được tư vấn một số giải pháp cụ thể.

  • Điều trị không xâm lấn: Mang máng nhai, thư giãn cơ, massage cơ vùng cổ, quai hàm.
  • Điều trị xâm lấn: Trường hợp bị đau do mọc răng khôn hay răng lệch hàm gây nên thì người bệnh nên nhổ bỏ răng khôn hoặc niềng răng, chỉnh khớp cắn hoặc phẫu thuật xương ổ răng.
Người bệnh dùng máng nhai để hỗ trợ điều trị
Người bệnh dùng máng nhai để hỗ trợ điều trị

Chữa đau khớp hàm bằng thuốc Đông y

Nếu không muốn sử dụng các loại thuốc Tây gây nguy hại cho gan và dạ dày, người bệnh có thể điều trị đau khớp hàm bằng Đông y. Các bài thuốc Đông y gia truyền với nguyên liệu từ thảo dược tự nhiên lành tính vừa điều trị bệnh lý, vừa cải thiện sức khỏe.

  • Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh: Đây là bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh với các vị thuốc quý như tơ hồng, gối hạc, phòng phong, dây đau xương cùng với vương cốt đằng, ngưu tất… Bài thuốc này đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành với công dụng chủ trị là tiêu phong, tán hàn, giảm đau, sơ thông kinh lạc.
  • Bài thuốc khu phong trừ thấp: Sử dụng một số nguyên liệu như dây đau xương, hy thiêm, độc hoạt cùng phòng phong và quế chi. Đây là bài thuốc của Bệnh viện xương khớp Quân Dân 102 có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức khớp hàm.
  • Bài thuốc bổ chính khu tà: Tác động trực tiếp vào căn nguyên gây đau khớp hàm kết hợp với khu trừ phong thấp loại bỏ các triệu chứng đau nhức. Một số dược liệu được sử dụng trong bài thuốc này gồm có đương quy, ngưu tất, đỗ trọng và bạch truật, kỷ tử.

Bị đau khớp hàm khi há miệng nên làm gì?

Đau viêm khớp hàm khỏi nhanh hay chậm đôi khi còn tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Tình trạng có thể diễn tiến nặng hơn nếu như người bệnh không chú ý kiêng kỵ những yếu tố có tác động trực tiếp đến khớp hàm. Vì vậy, các chuyên gia trong ngành có đưa ra một số lời khuyên cho người bị đau khớp hàm khi há miệng.

  • Nên chế biến món ăn thật kỹ, kho mục, hầm nhừ để hạn chế hoạt động của khớp hàm.
  • Thực hiện các bài tập trị liệu tại nhà hàng ngày kết hợp với các phương pháp điều trị khác để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
  • Không tự ý điều trị tại nhà, cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi thực hiện chữa trị.
  • Không nên ăn các món ăn quá cứng, quá dai, hạn chế cười há miệng quá lớn khiến cơ hàm hoạt động quá sức.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng các món ăn gây kích ứng viêm khớp, chất kích thích, rượu, bia…
Khi bị đau khớp hàm người bệnh nên ăn các món chế biến mềm
Khi bị đau khớp hàm người bệnh nên ăn các món chế biến mềm

Biện pháp ngăn ngừa đau khớp hàm khi nhai nuốt, há miệng

Đau khớp hàm khi há miệng, nhai nuốt có thể hình thành từ những chấn thương nhẹ, gần như ai cũng bị gặp phải tình trạng này. Không có cách nào để phòng tránh hoàn toàn nhưng mọi người có thể chủ động thực hiện một số giải pháp để hạn chế tối đa bị đau khớp hàm. Cụ thể:

  • Trong thực đơn hàng ngày nên chọn các món ăn mềm, hoặc chế biến kỹ để hạn chế dùng lực khớp hàm quá mạnh.
  • Cải thiện các thói quen không tốt cho cơ hàm như nghiến răng, chống tay dưới cằm hay nằm ngủ chỉ nghiêng 1 bên.
  • Vệ sinh răng miệng thật sạch, tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây viêm nhiễm khớp hàm.
  • Nên đi khám nha khoa thường xuyên để sớm phải hiện và xử lý các vấn đề về răng miệng, tránh để ảnh hưởng đến cơ và khớp hàm.
  • Khi vận động thể thao nên mang theo đồ bảo vệ hàm mặc như mũ bảo hiểm hay các dụng cụ chuyên dụng cho từng bộ môn.
  • chế độ ăn uống tốt cho xương khớp, nên bổ sung nhiều canxi và khoáng chất. Giữ tinh thần thoải mái, tránh làm việc quá sức, thức quá khuya.

Đau khớp hàm khi há miệng, nhai nuốt chữa ở đâu tốt nhất?

Việc tìm địa chỉ khám chữa và điều trị đau khớp hàm khi há miệng cũng rất quan trọng. Mọi người nên chọn các trung tâm uy tín hoặc bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Khớp hàm có ảnh hưởng trực tiếp tới khuôn mặt và sinh hoạt ăn uống hàng ngày nên cần hết sức lưu ý.

Gợi ý một số địa chỉ chữa đau khớp hàm khi nhai nuốt:

  • Bệnh viện YHCT xương khớp Quân Dân 102: Là một bệnh viện hàng đầu trong điều trị bệnh lý xương khớp kết hợp Đông y và Tây Y. Trong những năm qua, viện đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn và đông đảo bệnh nhân tin tưởng đến khám và điều trị. Địa chỉ Hà Nội: Số 7/8/11 đường Lê Quang đạo, thuộc phường Phú Đô, Nam Từ Liêm – Điện thoại  0888 598 102 Hoặc Hồ Chí Minh số 179, Nguyễn Văn Thương, phường 25, thuộc Quận Bình Thạnh – Điện thoại 0888 698 102.
  • Bệnh viện Thể dục Thể thao Hà Nội: Nằm ở phố Đỗ Xuân Hợp, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Bệnh viện Thể dục Thể thao Hà Nội là địa chỉ chuyên khám chữa xương khớp cho các vận động viên thể thao quốc gia. Chuyên khoa xương khớp, răng hàm mặt của viện có nhiều thiết bị y khoa hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn, tay nghề cao. Bệnh nhân có thể liên hệ bệnh viện theo số điện thoại 024 3785 5188.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường nổi tiếng với bài thuốc gia truyền dòng họ Đỗ Minh được Bộ Y tế chứng nhận cho phép lưu hành. Bài thuốc có sử dụng các thảo dược tự nhiên quý hiếm, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Địa chỉ tại Hà Nội số 37A ngõ 97 Văn Cao, thuộc phường Liễu Giai, Ba Đình – Điện thoại 0963 302 349 hoặc Hồ Chí Minh số 100 Đường D1, thuộc phường 25, Q.Bình Thạnh – Điện thoại 0932 088 186.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Là bệnh viện tuyến đầu ở Hà Nội được đông đảo người bệnh lựa chọn. Người bị đai khớp hàm có thể đến thăm khám tại khoa Cơ xương khớp của bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ Tầng 7, Toà nhà 21 tầng, số 78 Giải Phóng, thuộc phường Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội – Điện thoại 0869 587 728.

Đau khớp hàm khi há miệng dù do nguyên nhân nào cũng sẽ gây cho người bệnh không ít khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể đến những biến chứng và nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn ở phía sau. Do vậy, mỗi người nên chủ động ngăn ngừa và đi khám khi có triệu chứng để sớm có giải pháp điều trị phù hợp nhất.

CLICK ĐỌC NGAY:

Cập nhật: 6:50 PM , 31/05/2023
Điều trị đau khớp ngón tay

Điều Trị Đau Khớp Ngón Tay Bằng Phương Pháp Nào? Thông Tin Chi Tiết

Điều trị đau khớp ngón tay bằng phương pháp Tây y, Đông y hay bài thuốc dân gian đều có...
Top 9+ loại thuốc xương khớp Malaysia an toàn, hiệu quả điều trị cao

9+ Loại Thuốc Xương Khớp Malaysia An Toàn, Hiệu Quả Nhất 2022

Thuốc xương khớp Malaysia được nhiều người truyền tai nhau rất tốt, có thể giúp người bệnh giảm đau nhức,...
Viêm màng hoạt dịch khớp gối: Thông tin người bệnh cần nắm rõ

Viêm Màng Hoạt Dịch Khớp Gối Do Đâu? Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Viêm màng hoạt dịch khớp gối tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sinh hoạt và công việc....
Viêm bao khớp cổ chân là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm bao khớp cổ chân là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm bao khớp cổ chân là một trong những căn bệnh về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh...
Viêm khớp ức sườn do đâu? Triệu chứng và Cách điều trị bệnh

Viêm Khớp Ức Sườn Do Đâu? Dấu Hiệu Bệnh Và Cách Điều Trị

Viêm khớp ức sườn là bệnh lý thường gây cảm giác đau nhói, căng tức phần trước ngực. Bệnh nhân...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top