Châm Cứu Thoái Hóa Khớp Gối: Quy Trình Và Một Số Lưu Ý Cần Thiết
Châm cứu thoái hóa khớp gối là biện pháp điều trị mà không cần dùng thuốc. Đây là một trong những phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả cho người mắc các căn bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng. Nếu bạn đang thắc mắc về cách thức hoạt động cũng như tính hiệu quả của liệu pháp châm cứu này thì dành 5 phút để đọc các thông tin dưới đây, tất cả sẽ được giải đáp.
Châm cứu thoái hóa khớp gối là gì?
Người bệnh ở giai đoạn đầu của thoái hóa thì khớp gối chưa bị tổn thương hiêu do phần dịch ở bao khớp không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi bước sang các giai đoạn sau như khớp gối cấp độ 2, 3, 4 thì dịch của khớp gối bị thay đổi, dẫn tới độ ma sát tăng lên. Đó chính là nguyên nhân xảy ra các cơn đau bất thường trong quá trình di chuyển của người bệnh.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân được bác sĩ khuyên sử dụng thuốc để giảm đau. Khi bệnh tình có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn thì bắt buộc phải áp dụng biện các biện pháp vật lý trị liệu kết hợp. Một trong số đó chính là châm cứu.
Châm cứu được biết tới là một trong những bộ phận rất quan trọng trong hệ thống y học cổ truyền của phương Đông. Trên thực tế, liệu pháp này được chỉ định rộng rãi trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp và thoái hóa đau khớp gối.
Tác dụng chính của liệu pháp châm cứu là giúp loại bỏ tà khí, hành khí hoạt huyết giúp thông kinh lạc để giảm sưng đau khớp và hạn chế vận động một cách hiệu quả. Ngoài ra, châm cứu còn giúp bổ can thận hư, bồi bổ gân xương để điều trị ngăn ngừa bệnh tái phát.
Châm cứu thoái hóa khớp gối có hiệu quả không?
Châm cứu là biện pháp dùng các cây kim châm chuyên dụng để tác động vào trong các huyệt đạo nhằm kích thích dòng năng lượng để lưu thông đều trong cơ thể. Tác dụng chính của châm cứu là đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết nhằm điều trị tận gốc các bệnh lý. Không chỉ vậy, châm cứu còn giúp cơ thể sản sinh ra hormon endorphin – một chất giảm đau nhức tự nhiên khiến cho người bệnh có cảm giác dễ chịu ngay tức thì.
Tuy nền y học Tây phương hiện nay đã có rất nhiều phương pháp trị liệu vượt bậc nhưng vẫn chưa thể chữa dứt điểm hoàn toàn các bệnh lý liên quan tới xương khớp. Hầu hết các phương pháp trị liệu Tây Y là một biện pháp điều trị tạm thời, mang tới hiệu quả giảm đau trong thời gian nhất định, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Cùng với nhiều nghiên cứu cũng như thử nghiệm lâm sàng, WHO đã xác định viêm khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng là bệnh lý có thể chữa trị an toàn và hiệu quả bằng liệu pháp châm cứu.
Các huyệt đạo cần quan tâm khi áp dụng phương pháp châm cứu
Như đã trình bày ở trên, biện pháp châm cứu sử dụng các cây kim chuyên dụng tác động vào huyệt đạo nhằm giảm đau, thúc đẩy sự chuyển hóa dòng năng lượng tích cực trong cơ thể. Do đó, để hiểu về cách châm cứu thoái hóa khớp gối thì bạn chắc chắn không thể không nói đến các huyệt đạo.
XEM THÊM
Cụ thể, châm cứu cho người bệnh sẽ tác động chính vào các huyệt dưới đây:
- Huyệt Tất nhãn: Nằm ở vị trí lõm 2 bên đầu gối. Châm cứu vào huyệt này để giúp giảm đau gối đồng thời giúp giảm đau bắp chân. Những người bị liệt chi dưới thường phải châm cứu huyệt Tất nhãn.
- Huyệt Huyết hải: Nằm ở giữa ở phần khe của cơ may và cơ rộng trong. Tác dụng châm cứu huyệt Huyết hải là thanh huyết, điều huyết hiệu quả.
- Huyệt Âm lăng tuyền: Nằm ở vị trí hõm dưới đầu xương chày, mặt trong của chân. Châm cứu vào huyệt này để giảm đau, ngăn ngừa xương gai hình thành ở người bệnh thoái hóa khớp gối.
- Huyệt Lương khâu: Nằm ở phía trên gối 2 tấc và phần giữa 2 đường gân. Ngoài chữa đau khớp gối, bác sĩ châm cứu vào huyệt này còn giúp cho người bệnh giảm cơn đau dạ dày (nếu có).
- Huyệt Thận du: Châm cứu để nhằm điều trị người bị đau khớp gối mắc vấn đề về thận, đau thắt lưng,…
- Huyệt Tuyệt cốt: Nằm ở phần xương ống chân nhỏ. Tác dụng châm cứu thoái hóa khớp gối ở vị trí huyệt đạo này để trị và ngừa viêm các tổ chức mềm ở vùng khớp gối.
- Huyệt Độc tỵ: Nằm ở vị trí lõm, góc dưới và phần ngoài xương bánh chè. Châm cứu ở huyệt này vừa giúp giảm đau khớp gối, vừa giúp giảm viêm hiệu quả.
Cách thực hiện
Tùy từng phác đồ điều trị của người bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện châm cứu thoái hóa khớp gối khác nhau. Dưới đây là quy trình phổ biến khi châm cứu chữa đau khớp gối:
- Bước 1: Bác sĩ xem bệnh án để biết rõ bệnh sử của người bị thoái hóa khớp gối. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ thị chụp X – quang, chụp MRI,… trong trường hợp cần thiết.
- Bước 2: Bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị, liệu trình châm cứu cho người bệnh bị viêm khớp.
- Bước 3: Tiến hành châm cứu cho bệnh nhân. Ở bước này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm và ngồi ở tư thế thuận lợi nhất cho công việc châm cứu.
Sau khi đã xác định đúng các huyệt đạo cần châm cứu, bác sĩ tiến hành sát trùng vùng da quanh huyệt đạo và dùng kỹ thuật châm cứu để đưa các cây kim nhanh vào da. Hiện nay, ở các cơ sở châm cứu uy tín sẽ dùng thêm máy điện châm nhằm kích thích lên huyệt đạo. Chờ cho đến khi hết thời gian châm cứu, bác sĩ sẽ rút kim châm khỏi huyệt đạo và sát khuẩn lại lần nữa.
- Bước 4: Người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường để bác sĩ thăm khám, theo dõi phản ứng sau khi châm cứu.
- Bước 5: Hẹn lịch tái khám và châm cứu lần tiếp theo.
Những lưu ý cần thiết khi châm cứu chữa thoái hóa khớp gối
Để có được kết quả châm cứu chữa thoái hóa khớp gối tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số điểm như sau:
- Cần chờ đợi thời gian để châm cứu phát huy hiệu quả. Do đó, điều trị thoái hóa khớp bằng châm cứu không thể thấy ngay hiệu quả sau 1 – 2 liệu trình.
- Cần kết hợp châm cứu với các biện pháp trị liệu như massage, xoa bóp, bấm huyệt và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
- Nếu đã thực hiện điều trị bằng châm cứu mà người bệnh thoái hóa khớp gối không thấy có dấu hiệu chuyển biến tốt thì nên tìm tới bệnh viện để kiểm tra.
- Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân không nên vận động mạnh như tham gia các bộ môn thể thao tác động nhiều tới khớp gối (cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,…) hoặc mang vác vật nặng,…
- Ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là bổ sung thực phẩm chức nhiều canxi, có thể dùng thêm thực phẩm chức năng,… Từ đó tăng sức đề kháng để cơ thể khỏe mạnh, bệnh thoái hóa khớp vì thế cũng được suy giảm đáng kể.
- Người trung niên, cao tuổi bị thoái hóa khớp nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp phát hiện những dấu hiệu tiến triển xấu của bệnh để tìm cách chữa trị càng sớm càng tốt. Nếu không, bệnh tình nặng thêm rất tốn kém chi phí.
Tóm lại, châm cứu thoái hóa khớp gối là một biện pháp an toàn và hiệu quả đối với người mắc bệnh lý này. Quá trình điều trị mất khá nhiều thời gian nhưng chi phí tương đối rẻ, phù hợp với điều kiện tài chính của đa số bệnh nhân. Cùng với việc kiên trì trị liệu bằng châm cứu, người bị thoái hóa khớp gối nên có kế hoạch ăn uống hợp lý và sinh hoạt điều độ để bệnh thuyên giảm trong thời gian ngắn.
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!